Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập

I. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS:

-Nhận biết các thành phần biệt lập

-Nắm được công dụng của các thành phần biệt lập trong câu.

-Biết đặt câu có chứa các thành phần tình thái, cảm thán.

II. Tiến trình lên lớp:

1. On định:

2. KTBC:Khởi ngữ là gì? Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ trong câu?cho ví dụ minh họa?

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 TIẾT 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: -Nhận biết các thành phần biệt lập -Nắm được công dụng của các thành phần biệt lập trong câu. -Biết đặt câu có chứa các thành phần tình thái, cảm thán. II. Tiến trình lên lớp: Oån định: KTBC:Khởi ngữ là gì? Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ trong câu?cho ví dụ minh họa? Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Gọi h/s đọc ví dụ Skg ?Các từ in đậm trong câu thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? ?Nếu không có từ in đâm đó thì nghĩa của sự việc của câu chứa chúng có khác đi không?Vì sao? ?Qua phân tích những ví dụ trên, em hiểu thế nào là t/p tình thái ?Đặt câu có chứa t/p tình thái? Hoạt động 2: Gọi h/s đọc ví dụ. Các từ in đậm trong các ví dụ trên có chỉ sự vật không?Có tham gia vào nòng cốt câu không?Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người ta kêu lên “ô” hoặc “trời ơi”? ?Các từ in đậm có vai trò gì trong câu? ?Có thể tách ra thành câu đặc biệt không? ?Các từ :Ồ, trời ơi là những thành phần cảm thán, vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán? Hoạt động 3: Gọi h/s đọc bài tập Gọi 2 em làm bài tập1,2 trên bảng. Gv cùng cả lớp sửa chữa bổ sung. Yêu cầu h/s thảo luận nhóm. -Đọc, suy nghĩa câu hỏi, trả lời. -Hai từ chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.Chắc thể hiện thái độ tin cậy hơn có lẽ. -Nếu không có từ ngữ in đậm trên đây, sự việc được nói đến trong câu vẫn không thay đổi.Nguyên nhân là các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc mà chỉ thể hiện thái độ của người nói -T/p tình thái: +là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến +chúng không tham gia vào việc diễn đạt(không tham gia vào nòng cốt câu) +nếu không có những từ này thì sự việc diễn đạt trong câu không hề thay đổi. -Những từ “ồ”, “trời ơi”không chỉ sự vật, sự việc mà chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói.Chúng không tham gia vào nòng cốt câu. + Ồ tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ đến khoảng thời gian đã qua. + Trời ơi :thái độ tiếc rẻ của người nói(anh thanh niên)thời gian còn lại là quá ít với các từ “chỉ, còn, có” -Có thể tách thành câu đặc biệt(gọi là câu cảm thán) -H/s nêu phần ghi nhớ. Bài tập 1: a.có lẽ b.chao ôi c.hình như d.chả nhẽ Bài tập 2: Dường như- hình như-có vẻ như-có lẽ-chắc là-chắc hẳn-chắc chắn. Bài tập 3: -Từ “chắc chắn”người ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc mình nói ra. -Từ “hình như” trách nhiệm thấp nhất -t/g dùng từ “chắc” nhằm thể hiện thái độ của ông Ba(người kể)với sự việc người cha đang bồn chồn mọng được gặp con với tình cảm yêu thương dồn nén chất chứa trong lòng, ở mức độ cao nhưng chưa phải tuyệt đối:rằng con ông Sáu sẽ chạy xô đến với ông Sáu =>cách kể này còn tạo nên những sự việc bất ngờ(khi bé Thu không nhận ông Sáu là cha) Bài tập 4:Viết đoạn văn I.Thành phần tình thái. II.Thành phần cảm thán. III.Luyện tập: Củng cố:Thành phần tình thái?Thành phần cảm thán? Dặn dò: Học ghi nhớ. Hoàn thành bài tập Chuẩn bị bài:nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

File đính kèm:

  • docTIET 98.doc