Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Bài 30 - tiết 151,152: Bố của xi-mông

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

 Hiểu được Mô-Pa-Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục học sinh lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giới thiệu ảnh của Mô-Pa-xăng; hệ thống câu hỏi.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

C.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” đã hiện lên trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào?

 - Thông qua miêu tả, em thấy những phẩm chất, tính cách gì của nhân vật?

 III. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Bài 30 - tiết 151,152: Bố của xi-mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tuần 31 Bài 30 Tiết 151,152 BỐ CỦA XI-MÔNG. ( Trích) G. ĐƠ-MÔ-PA-XĂNG š & b A.. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Hiểu được Mô-Pa-Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục học sinh lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người. B.. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Giới thiệu ảnh của Mô-Pa-xăng; hệ thống câu hỏi. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” đã hiện lên trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào? - Thông qua miêu tả, em thấy những phẩm chất, tính cách gì của nhân vật? III. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi A. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc dấu sao SGK/142,143 để tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét về tác giả? * Mô-pa-xăng (1850-1893) nhà văn Pháp, là nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp thế kỷ XIX. * Nổi tiếng với thể loại truyện ngắn: trong khoảng 10 năm viết tới trên 300 truyện và 6 tiểu thuyết. Mở đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn “Viên mở bò” nổi tiếng. Ngoài truyện Bố của Xi-mông còn có: Mụ Xô-va, lão Mi-lông, món gia tài, bà Éc-mê. * Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. * Cuối đời bị bệnh thần kinh: có ý định tự sát bằng dao nhưng không chết. Sau đó phát điên hẳn và chết tại bệnh viện. - Nêu vài nét về tác phẩm? * Văn bản trích từ truyện ngắn cùng tên. B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu từ khó, tóm tắt. - GV hướng dẫn HS thực hiện các phần trên. * Đọc: Chú ý phân biệt lời kể chuyện tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của Xi-mông, bác Phi-líp và chị Blang-sốt. * Tìm hiểu từ khó: 11 từ SGK/143. * Kể tóm tắt: HS tự kể tóm tắt.(Lấy phần in nghiêng kể tóm tắt) C. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành phần bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện? (Tìm bố cục) * Văn bản trích chia làm bốn phần: ú “Trời ấm áp …… khóc hoài” Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông. ú “ Bỗng một bàn tay …… một ông bố” Xi-mông gặp bác Phi-líp và lời hứa làm bố. ú “Hai bác cháu …… rất nhanh” Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà. ú “Ngày hôm sau …… về nhà” Câu chuyện ở trường. - Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? Theo trình tự nào? Nhân vật chính? * Chuyện kể ở ngôi thứ ba, kể theo trình tự thời gian, có ba nhân vật chính: Xi-mông, Blang-sốt, Phi-líp. - GV gọi HS đọc đoạn 1 và gợi ý: Xi-mông là chú bé độ 7,8 tuổi con chị Blang-sốt. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại. Nó không biết bố mình là ai. Mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này. Bạn bè trong trường thường hay trêu chọc nó vì nó là đứa trẻ không có bố. Nó đau khổ lắm. - Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì, cảnh gì? Xi-mông ra bờ sông làm gì?Vì sao em bỏ ý định ra bờ sông tự tử? * Đoạn văn kể tả chuyện Xi-mông đang suy nghĩ và nghĩ đến nhà, đến mẹ qua đồ chơi. Đoạn văn tả cảnh đẹp, trời ấm dễ chịu, nước lấp lánh như gương, chú nháy con làm em nghĩ tới thứ đồ chơi … * Xi-mông ra bờ sông với ý định nhảy xuống sông tự tử vì đau khổ tuyệt vọng do bạn bè trêu chọc nó không có bố. Em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử vì cảnh thiên nhiên, trò chơi từ nhái đã cuốn hút em, khiến em quên đi chuyện đau khổ về tinh thần. - Nỗi đau đớn được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em? * Nỗi đau đớn bộc lộ qua nghĩ và hành động của em: bỏ nhà ra bờ sông với ý định tự tử. * Nỗi đau đớn thể hiện ở những giọt nước mắt: em khóc “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc”, “… và thấy buồn vô cùng, em lại khóc”, “người em run lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “em trả lời mắt đẫm lệ, nghẹn ngào”, “tiếng nấc buồn tủi”, “ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc”. * Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em: nói không nên lời hoặc lặp đi lặp lại. ð Diễn biến tâm trạng của Xi-mông trong hoàn cảnh đáng thương, cảnh miêu tả phù hợp tâm lý trẻ thơ và cá tính của Xi-mông. - GV gọi HS đọc đoạn 2,3,4 và gợi ý: Tình cờ gặp bác thợ rèn cao lớn và nhân hậu. Xi-mông được dịp trút nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình. Hình ảnh em bé xanh xao, mắt đẫm lệ vừa trả lời bác thợ giọng nghẹn ngào, trong tiếng nấc tủi buồn, xấu hổ. Câu nói: “Cháu không có bố” chính là lời khẳng định tuyệt vọng bất lực của chú bé. Sau lời dỗ dành của Phi-líp, Xi-mông nghe lời và chịu để Phi-líp đưa về nhà. Blang-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”. - Qua ngôi nhà của chị Blang-sốt cho thấy bản chất của chị như thế nào? * “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” ð Chị tuy nghèo nhưng sống đứng đắn, nghiêm túc. - Bản chất đó bộc lộ qua thái độ như thế nào đối với khách (Phi-líp)? * Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Khi Phi-líp nhìn thấy chị “bỗng tắt nụ cười vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà …” ð Tư thế nghiêm trang khiến Phi-líp bỏ ngay ý nghĩ đùa cợt “nhủ thầm rằng một lần lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”. - Bản chất đó qua nỗi lòng của chị blang-sốt như thế nào? * Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố. Chị “đôi má đỏ bừng, tê tái đến tận xương tủy, ôm con hôn lấy hôn để … nước mắt lã chã tuôn rơi”. * Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?” thì chị “im lặng như tờ, hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực”. - Blang-sốt là người phụ nữ như thế nào? * Blang-sốt không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn, chị đã có một thời nhẹ dạ, lỡ lầm. Chị là người đức hạnh bị lừa dối. Từng là cô gái đẹp nhất vùng, sống đứng đắn nghiêm túc. Bất chấp hoàn cảnh sống hiện tại, gửi tình thương vào con trai của mình: Thái độ của chị với Phi-líp với Xi-mông nói lên điều đó. - Qua đoạn tả chân dung bác Phi-lip, em có cảm tình với nhân vật này không? Vì sao? Tại sao bác Phi-líp an ủi và đưa Xi-mông về nhà? * Chân dung bên ngoài cho thấy bác Phi-líp là một người lao động lương thiện, yêu nghề, một người đàn ông nhân hậu và giản dị, yêu trẻ. Chính vì vậy, mà bác chú ý đến vẻ đau khổ, đáng thương của Xi-mông,an ủi em, giúp đỡ em, đưa em về nhà với mẹ. - Trên đường đưa Xi-mông về nhà Phi-líp nghĩ gì? * Khi đưa Xi-mông về nhà, bác Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blang-sốt, nghe đồn “chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”. - Tại sao bác Phi-líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi gặp và nói chuyện với chị Blang-sốt? * Đứng trước chị Blang-sốt, Phi-líp lập tức dập tắt ý định đùa cợt với người mẹ trẻ này. Bác cảm thấy rụt rè, ấp úng nể trọng chị vì bác hiểu ra chị là người tốt nên không thể đùa bỡn với chị được nữa. - Tại sao bác nhanh chóng nhận lời làm bố của Xi-mông? Đây có phải là câu đùa dỗ dành, an ủi một đứa trẻ con của một người đàn ông tốt bụng không? * Bác nhận lời làm bố của Xi-mông, thoạt đầu cũng chỉ coi như chuyện đùa để làm yên lòng, vui lòng một đứa trẻ đáng thương nhưng sau đó thì không hoàn toàn là chuyện đùa nữa. Phần thương Xi-mông, phần cảm mến chị Blang-sốt, từ trong đáy lòng bác đã thực sự muốn làm bố của Xi-mông, muốn bù đắp lại những mất mát cho hai mẹ con người phụ nữ bất hạnh. * Tuy nhiên cử chỉ của bác đột ngột nhấc bổng em lên, hôn em rồi sải bước bỏ đi rất nhanh lại nói lên sự xúc động đột ngột của bác vì quyết định của chính mình. Bác muốn dành thời gian để chị Blang-sốt suy nghĩ và trả lời và có lẽ cũng có phần ngượng ngập, xấu hổ vì cái quyết định cũng quá đột ngột của chính mình. D. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Khái quát diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính? * Xi-mông: buồn tủi, tuyệt vọng à vui mừng, tự tin, hạnh phúc. * Blang-sốt: ngượng ngập, đau khổ à xấu hổ. * Phi-líp: từ ngạc nhiên đến cảm thông, đùa cợt à nghiêm túc. - Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông? * Lòng cảm thông và tình thương yêu bè bạn nhất là đối với bạn có hoàn cảnh đặc biệt: nghèo khó, mồ côi, tật nguyền không nên xa lánh, ghẻ lạnh, thờ ơ, càng không nên trêu chọc rẻ khinh. - GV gọi HS đọc lạ ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu từ khó, kể tóm tắt: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu từ khó: 3. kể tóm tắt: III. Phân tích: 1. Diễn biến sự việc: - Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông. - Xi-mông gặp bác Phi-líp và lời hứa làm bố. - Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà. - Câu chuyện ở trường. - Câu chuyện kể ở ngôi thứ ba theo trình từ thời gian. 2. Nhân vật Xi-mông: - Một chú bé 7,8 tuổi con chị Blang-sốt. - Mang tiếng là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc. - Bỏ nhà ra bờ sông tự tử vì đau khổ tuyệt vọng: * Em khóc nhiều lần. * Nói năng ngập ngừng. ð Hoàn cảnh đáng thương. 3. Nhân vật Blang-sốt: - Là một cô gái lầm lỡ do bị lừa dối. - Là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, nghiêm túc. - Nghiêm nghị khi gặp Phi-líp. - Xấu hổ, im lặng, hai tay ôm ngực ð nỗi đau đớn nhục nhã dày vò. ð Là cô gái đẹp, sống đứng đắn, nghiêm túc; là người phụ nữ đức hạnh bị lừa dối. 4. Nhân vật Phi-líp: - Người thợ cao lớn với vẻ mặt nhân hậu. - Có lòng yêu trẻ . - Có ý định đùa cợt với chị Blang-sốt. - Ý định đùa cợt không còn vì hiểu chị Blang-sốt là người tốt. - Nhận làm “bố của Xi-mông” vì thương Xi-mông, cảm mến Blang-sốt. IV. Tổng kết: Nhà văn Guy-Đơ Mô-Pa-Xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: Xi-mông, Blang-sốt, Phi-líp trong đoạn trích truyện Bố của Xi-mông, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. IV. Củng cố: - Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn của Xi-mông? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Ôn tập về truyện. - Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt nam. - Các tác phẩm đã thống kê phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó. - Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được miêu tả qua những nhân vật nào? Nêu nét phẩm chất chung và nét nổi bật ở các nhân vật? - Trong số các nhân vật truyện lớp chín, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật? - Các tác phẩm truyện ở lớp chín được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng tôi)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào? - Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc? V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY151,152.DOC