Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8, 9, 10

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1- Giáo viên: Soạn bài + hệ thống bài tập .

2- Học sinh: Chuẩn bị nội dung + các bài luyện tập.

C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc51 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8, 9, 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 40 Ngày soạn:........................ Ngày dạy:......................... Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1- Giáo viên: Soạn bài + hệ thống bài tập . 2- Học sinh: Chuẩn bị nội dung + các bài luyện tập. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động. GV đặt câu hỏi KT bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời - Cho biết thế nào là miêu tả trong văn bản tự sự - Kể lại (đoạn trích) việc Mã Giám Sinh đến nhà Kiều có dùng yếu tố miêu tả GV: Gợi ý đáp án Đáp án: Khi kể cần tập trung miêu tả. + Ngoại hình, cách ăn mặc, đi đứng của họ Mã + Cách nói năng của Mã Giám Sinh trong giao tiếp GV: Giới thiệu bài mới -> ghi bảng 2- Giới thiệu bài mới: Để một văn bản tự sự sinh động hấp dẫn và nhân vật có chiều sâu của tính cách, ngoài việc sử dụng các yếu tố miêu tả nói chung chúng ta cần biết đến cả việc miêu tả nội tâm và chúng ta sẽ được tìm hiểu và sử dụng nó trong tiết học này. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự GV gọi học sinh đọc thuộc đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích, yêu cầu: 1- ND: (SGK trang 117) 2- Nhận xét a- VD1 - Tìm những câu thơ tả cảnh - Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của nàng Kiều - Tả cảnh: "Trước Lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông HS: Tìm - trả lời Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia" GV: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào trong việc thể hiện nội tâm nhân vật? HS: Thể hiện tâm trạng cô đơn, hoàn cảnh tội nghiệp của Kiều -> Tả cảnh ngụ tình => Một khung cảnh thiên nhiên trải rộng mênh mông "Bốn bề bát ngát xa trông, thâu gồm cả ngọn mù xa xăm và ánh trăng gần gũi và cả bầu trời cao vô tận. Cái vắng lặng của thiên nhiên, cái mênh mông của vũ trụ khắc sâu thêm cảm giác cô đơn trong tâm hồn Thúy Kiều và dồn tới lớp lớp những mỗi niềm chua xót, đau thương. ( Tả cảnh; Miêu tả bên ngoài bao gồm cả sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người, sự vật... có thể quan sát trực tiếp được) GV: Tại sao em cho rằng những câu này miêu tả tâm trạng của Kiều? Đó là tâm trạng như thế nào? -Tả tâm trạng "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương lướng những rày trông mai chỗ HS: Đọc những câu thơ em hiểu được tâm trạng của Thuý Kiều . (Tả tâm trạng: Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nhân vật). Tình cảm diễn ra biết bao tâm trạng -> không quan sát được một cách trực tiếp từ bên ngoài nhưng có thể tự quan sát thể nghiệm). => Nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ của nàng Kiều. Tâm tư ấy được biểu đạt qua chiều dài của thời gian và khoảng cách của không gian: "Rày trông mai chỗ"; "Tựa cửa hôm mai"; "cách mấy nắng mưa"; "chân trời góc bể..." .Đoạn thơ là lời độc thoại ngắn bọn -> Nhớ người yêu - nhớ lời thề nguyền tưởng tượng cảnh KT cung đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu, chờ tin mà uổng công vô ích, nhớ KT với tâm trạng đau đớn xót xa. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi về nỗi không thể phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu . "Quạt nồng ấp lạnh". GV: Qua đó em hiểu thêm gì về phẩm chất của nàng Kiều? => Hiện lên một người tinh thuỷ chung một người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng. HS: Trình bày - Miêu tả nội tâm + Trực tiếp GV: Theo em miêu tả nội tâm có những cách nào? Cho VD minh hoạ? Nó có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính chất nhân vật? + Gián tiếp => Tác dụng. Đó là một biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật làm cho nhân vật sinh động. HS; Suy nghĩ, trả lời Hoạt động 3: Luyện tập II- Luyện tập 1- Bài tập 1: GV; Hướng dẫn học sinh thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. - Mã Giám Sinh "Quá niên...... ........ kịp ra" HS: Suy nghĩ, làm bài - Tâm trạng của Kiều: "Nỗi mình.......mặt dày". Hãy đóng vai nàng Kiều viết lại đoạn văn về báo ân báo oán. Yêu cầu chuyển văn xuôi - ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. 2- Bài tập 2: - Khi viết cố gắng miêu tả nội tâm Thuý Kiều khi gặp Hoạn Thư Lưu ý: - Lời nói, suy nghĩ của Kiều với chàng Thúc khi báo ân (Chú ý: Người viết xưng tội, kể lại vụ xử án) - Lời nói, suy nghĩ, hành động của Kiều với Hoạn Thư khi báo oán. VD: Lúc đầu nàng có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế nàng mới dựng lên cảnh "Dưới cờ .....Hoạn Thư" Nhưng bấy giờ thì biết xử ra sao đây? Nếu ta cố tình giết Hoạn Thư thì ta cũng chỉ là người đàn bà nhỏ nhen. Còn nếu ta tha cho Hoạn Thư thì sao nhỉ? Có lẽ ta sẽ chẳng bao giờ có cơ hội trả thù con người có tâm địa độc ác đó. Nhưng nhân dân đã có câu "Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì đời đời bỏ oán thù đó sao". Ngẫm nghĩ hồi lâu nàng quyết định làm theo cách xử có tình Đức phạt. Nên nói với Hoạn Thư: "người đã tự biết mình biết, người , ta sẽ quyết định tha bổng cho ngươi......" 3- Bài tập 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một việc có lỗi với bạn. Lưu ý: + Việc không hay mình gây ra là việc gì? + Việc đó diễn ra như thế nào? + Tâm trạng của mình sau khi gây ra điều đó (miêu tả cụ thể). Cho học sinh tham khảo đoạn văn mẫu (sách thiết kế bài giảng) Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 1- Củng cố Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng của MTNT Câu 1: Đáp án D. Câu 2: Có những cách miêu tả nội tâm nào? A - Những ý nghĩ của nhân vật Trực tiếp - gián tiếp - đan xen giữa trực tiếp - gián tiếp. 2- Dặn dò - Hoàn thiện bài tập. B- Những cảm xúc của nhân vật - Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự + Làm các bài tập tìm hiểu C- Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D- Cả A, B, C đều đúng Tuần 9 - Tiết 41 Ngày soạn:........................ Ngày dạy:......................... Lục Vân Tiên Gặp nạn (Trích: Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu - A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh . - Qua việc phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường. - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngô từ của đoạn trích. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1- Giáo viên: SGK, Sách tham khảo, giáo án, tranh ảnh. 2- Học sinh: Học bài cũ - soạn bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động. GV kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày - Đọc những câu thơ miêu tả Lục Vân Tiên đánh cướp - Nhận xét về tính cách và hành động của Lục Vân Tiên. GV giới thiệu bài mới. 2. Giới thiệu bài mới: GV tóm tắt từ LVT đánh cướp cứu KNN đến đoạn này. Lý tưởng nhân nghĩa cao đẹp trong LVT không chỉ được thể hiện qua đoạn trích LVT cứu KNN mà còn hiện lên rất rõ qua đoạn "LVT gặp nạn" mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay. Hoạt động 2: Bài mới. GV gọi HS đọc đoạn trích I. Đọc - hiểu văn bản. HS thực hiện 1. Giới thiệu đoạn trích. - Đoạn trích nằm trong phần 2 của tác phẩm: LVT gặp nạn được cứu giúp. GV: Hãy xác định bố cục của văn bản 2. Bố cục đoạn trích: - 8 câu đầu: Hành động tội ác của Trịnh Hâm. HS: Tìm hiểu - 32 câu còn lại: Việc làm nhân đức, cuộc sống trong sạch, nhân đức cao cả của Ngư ông. GV: Theo em chủ đề đoạn trích là gì? HS: Trả lời. 3. Chủ đề: Đoạn trích thể hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, ca ngợi việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của ông Ngư. II- Phân tích văn bản. GV yêu cầu HS đọc lại 8 câu thơ đầu. GV: Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm và hành động hãm hại bạn mình là Vân Tiên? 1. Hành động tội ác của Trịnh Hâm. (Tình cảnh thầy trò LVT rất bi đát, bị lừa hết tiền, bơ vơ nơi đất khách, gặp Trịnh Hâm, tưởng có thể nhờ cậy được nhưng lại bị Trịnh Hâm ra tay hãm hại. Trịnh Hâm đã lừa trói tiểu đồng vào gốc cây trong rừng, dắt LVT xuống thuyền và đẩy xuống sông) HS: Tìm hiểu và trả lời GV: Em có biết động cơ giết hại Vân Tiên của Trịnh Hâm? HS: Tìm hiểu? - Động cơ giết hại bạn là do: ghen ghét, đố kị một cách vô cớ. + Khi gặp Trịnh Hâm chàng đã bị mù phải nhờ bạn: "Tiên rằng tình trước ngày sau Biết đâu ta phải cậy nhau phen này" + Trịnh Hâm có bộ mặt giả nhân giả nghĩa. "Đương khi hoạn nạn gặp nhau Người lành nỡ bỏ người đau sao đành" + Hắn có rắp tâm giết hại Vân Tiên: sắp đặt mưu mô kĩ lưỡng, xảo quyệt. GV: Hành động giết hại Vân Tiên của Trịnh Hâm diễn ra như thế nào? Qua đó em hãy nhận xét và đánh giá hành động gây tội ác của Trịnh Hâm? - Hành động cụ thể: + Đầu tiên: Lừa tiểu đồng - trói lại "Trước cho hùm cọp ăn mày Hại Tiên sau, dùng mưu này mới xong" + Sau đó hắn đưa LVT về Đông Thành. "Hâm rằng: Anh chớ phiền tình Tôi đưa anh tới Đông Thành thì thôi" + Đợi thuyền đến giữa sông, đêm khuya, đẩy Vân Tiên xuống, đợi một lúc lâu mới giả bộ kêu trời để không ai cứu được Vân Tiên. => Trịnh Hâm có hành động bất nhân, bất nghĩa, độc ác, hại người trong cơn hoạn nạn => Một con người tiểu nhân hèn mọn. Hiện thân của cái ác (thuộc bọn Võ Công, Thái sư). GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thư tự sự này? HS: Nhận xét. * Nghệ thuật: Sắp xếp tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc, giản dị. => Cái ác tột cùng như trong truyện cổ tích. Theo em Nguyễn Đình Chiểu có mất lòng tin ở con người không? Niềm tin ấy ở nhân vật nào? 2. Việc làm nhân đức, cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của Ngư ông. GV: Em hãy miêu tả và nhận xét cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt LVT? HS: Phân tích. a. Gia đình ông Ngư khẩn trương, tích cực cứu người bị nạn. "Hối con váy lửa một giỡ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày" - Biết tình cảnh của chàng ông thương xót chăm lo ân cần, chu đáo. GV: Thái độ của ông Ngư khi LVT tỏ ý xin đền đáp? Tại sao truyện LVT sự từ chối đền đáp được nhắc lại nhiều lần? HS: Thảo luận, trả lời. GV: Em có nhận xét gì về nhân vật ông Ngư? HS: Rút ra nhận xét. - Sẵn sàng cưu mang LVT, không hề tính toán đến sự đền đáp. "Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn" => Từ lời nói đến việc làm của ông đều cho ta thấy ông là một con người vì nghĩa, trọn nghĩa khinh tài, hiện thân của cái thiện. (Truyện LVT nói nhiều đến việc trả ơn và từ chối trả ơn -> nét đẹp). GV: Cuộc sống lao động của Ngư ông hiện lên như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc sống ấy. HS: Trả lời. b. Cuộc sống trong sạch, nhân ái cao cả của ông Ngư. - Cuộc sống: Bình thường, trong sạch, tự do ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng giữa đất trời cao sông, hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên. => Một quan niệm sống đẹp, lạc quan, ung dung, thanh thản, sống làm chủ - thấy niềm vui trong lao động. GV: Qua n/v ông Ngư ta thấy cách nhìn đời, lòng tin của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân như thế nào? HS: Trình bày => Thể hiện niềm tin, ước mơ, khát vọng về cuộc đời, về con người, những người dân lao động bình thường (Ngư ông - tiểu đồng - ông tiều ...) Hoạt động 3: Tổng kết GV: Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật đoạn trích học? HS: Nhận xét. III. Tổng kết 1. Nội dung: Đoạn thơ là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao thượng và thấp hèn. Tác giả gửi gắn niềm tin và tình cảm của mình vào người dân lao động. 2. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc. - Lời thơ dẫn thanh thoát, hình ảnh đẹp. - Kết cấu phổ biến trong các truyện cổ dân gian. Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập, dặn dò. 1. Luyện tập củng cố. GV đưa ra BT yêu cầu HS thực hiện HS: Làm bài tập. - Đọc diễn cảm đoạn trích: - Giải thích câu nói của ông Ngư và lấy 1 hình ảnh cao đẹp tương tự minh hoạ "Ngư rằng ...... trả ơn" Gợi ý: Câu nói bộc lộ thái độ khẳng khái vô tư của con người không vụ lợi, ích kỉ, một lòng làm việc nghĩa không cần sự báo đáp trả ơn -> Sự khiêm nhường. + LVT: Làm ơn há dễ trông người trả lơn + Ông tiều: Làm ơn mà lại trông người hay sao? -> Đó cũng là quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu (quan niện tiến bộ.) 2. Dặn dò: - Học bài, đọc thuộc lòng. - Chuẩn bị sưu tầm sách báo, tạp chí văn nghệ địa phương, những tác phẩm của các tác giả ở nơi sinh sống. Tuần 9 - Tiết 42 Ngày soạn:........................ Ngày dạy:......................... Chương trình địa phương Văn học A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh . - Bổ sung vào vốn kiến thức về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩn sau 1975 viết về địa phương mình. - Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với địa phương. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1- Giáo viên:- SGK, Sách tham khảo, giáo án. - Một số tác phẩm viết về địa phương mình, tranh ảnh. 2- Học sinh: - Tìm đọc sách báo, tạp chí văn học địa phương để nắm được những tác giả người địa phương và những tác phẩm viết về địa phương mình. - Sưu tầm các tác phẩm hay (các thể loại văn học) viết về địa phương. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động. GV kiểm tra bài cũ vàviệc chuẩn bị bài của HS. HS trình bày 1. Kiểm tra bài cũ: - Phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn trích LVT gặp nạn. - GV giới thiệu bài mới - ghi bảng: ĐA: + Trịnh Hâm: động cơ tầm thường, đố kị, nhỏ nhen tìm mọi cách hại bạn khi bạn đã mù loà, là con người bất nhân bất nghĩa, bỉ ổi -> đại diện cho cái ác. + Ông Ngư và gia đình tìm mọi cách để cứu chưa người tích cực, không hề đòi hỏi trả ân. -> Đại diện cho cái thiện, cái tốt. 2. Bài mới: Trong chương trình văn 8 các em đã tìm hiểu văn học địa phương đến năm 1975. Hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về văn học địa phương sau 1975. Hoạt động 2: Bài mới GV yêu cầu HS lập bảng thống kê theo cá nhân hoặc nhóm. HS tiến hành 1. Thống kê các sáng tác đã sưu tầm, chọn lựa được . Cử đại diện báo cáo thống kê. 2. Tập hợp - bổ sung theo tổ - báo cáo trước lớp. GV: Dựa vào đó để hình thành hệ thống đầy đủ. HS bổ sung phần thiếu 3. Giới thiệu- PBCN và tác phẩm viết về địa phương hoặc đọc sáng tác của mình. GV yêu cầu mỗi tổ chọn 1 HS đọc bài giới thiệu hoặc PBCN về tác phẩm ĐP- sáng tác của mình. HS trình bày. Hoạt động 3: Luyện tập Giới thiệu các tác phẩm của địa phương. 1. Luyện tập. - Tập thơ "Đến với Mua xuân" của tác giả ngành GD- ĐT Đông Anh. * Nội dung Tâm sự của các thầy cô giáo về nghề, về mùa xuân. GV sử dụng (tài liệu) * Nghệ thuật: Chủ yếu là thơ lục bát nhẹ nhàng, chân thành, có sức gợi cảm, hấp dẫn. - Tập san "Cảnh hạc" - Câu lạc bộ thơ Cánh Hạc Đông Anh do Nguyễn Văn Vợi chủ biên có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả trong toàn Huyện. * Nội dung: Phong phú, nhiều thể loại về người thầy, nghề thầy: Nhớ (Quang Hùng - Thị trấn Đông Anh). Ca ngợi quê hương tươi đẹp như (Núi Sái - Tăng Ninh- Xuân Canh); Quê hương của (Minh Đức - T.Trấn); những tâm sự tuổi trẻ, tuổi già ... * Nghệ thuật: Thơ lục bát, thơ tự do, TN PP. - Lãng đãng ngày xa: Thơ và bình thơ của Trần Minh - Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội. Tuần 9 - Tiết 43 Ngày soạn:........................ Ngày dạy:......................... Tổng kết từ vựng (Từ đơn, tức phức ... từ nhiều nghĩa) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh . - Nắm vững hơn và biết vận dụng nhiều kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9 (Từ đơn, phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ). B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1- Giáo viên: Sgk ngữa văn 6 tập 1 -7 tập 1, Sách giáo viên 9 tập 1. Hệ thống bài tập - bảng phụ 2- Học sinh: Soạn bài, ôn lại kiến thức có liên quan. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động. GV gọi HS lên bảng làm BT-> Nhận xét đánh giá. HS làm bài tập 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy tìm từ láy, từ ghép trong câu văn sau: - "Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc" "Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" ĐA: Từ láy: cứng cáp, thấp thoáng, xa xa. Từ ghép: Dẻo dai, vững chắc, cửa bể, chiều hôm GV giới thiệu bài -> ghi bảng. 2. Giới thiệu bài: KT từ vựng gồm nhiều vấn đề: từ đơn và từ phức, ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và chuyển nghĩa của từ... Đó là nội dung chúng ta sẽ đề cập đến trong tiết học này. Hoạt động 2: Ôn tập. I- Ôn tập về từ đơn và từ phức. 1. Kiến thức GV: Thế nào là từ đơn? Từ phức? Cho VD mỗi loại? HS: Trả lời. - Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng. - Từ phức: Là từ có hai hay nhiều tiếng. VD: Từ đơn: Hoa, quả, đi, đẹp ... Từ phức: Quần áo, sách vở, cửa sổ .... - Phân biệt các loại từ phức GV: Có mấy loại từ ghép? Phân biệt HS: Thực hiện + Từ ghép: có quan hệ về nghĩa (học tập, nước nhà ...) + Từ láy: Quan hệ qua các tiếng và âm (lom khom, lấp lánh, lập loè...). 2. Bài tập vận dụng, tìm từ ghép láy. GV: Chia HS thành 2 nhóm, tìm từ ghép láy. HS: Thảo luận nhanh - trình bày. GV nhận xét sửa lỗi. - Từ ghép gồm: ngặt nghèo, gầm gũi, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy gồm: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa vời, lấp lánh. GV: Lưu ý HS một số từ ghép có các yếu tố giống nhau về ngữa âm, sự giống nhau đó chỉ là ngẫu nhiên. => Chốt kiến thức: Từ phức: - Từ ghép (các tiếng có quan hệ về nghĩa) - Từ láy (các tiếng có quan hệ về âm). 3. Bài tập 3: Tìm hiểu nghĩa của từ láy. GV: Cho HS so sánh các từ láy ở phần 3 (trang123) với tiếng gốc rồi xếp theo 2 loại những từ láy có sự giảm nghĩa và những từ láy có sự tăng nghĩa so với tiếng gốc. - Những từ láy có sự giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Những từ láy có sự tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. => Chốt kiến thức. HS: So sánh nhanh. - Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc + Giảm nghĩa + Tăng nghĩa II. Ôn tập về thành ngữ. GV: Thành ngữ là gì? Lấy ví dụ. HS: Trả lời khái niệm thành ngữ và lấy ví dụ. 1. Kiến thức: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ: - Chuột sa chĩnh gạo. - Khoẻ như voi. - Đẹp như tiên. 2. Bài tập phân biệt thành ngữ và tục ngữ. GV: Hãy phân biệt thành ngữ và tục ngữ. + Thành ngữ thường là 1 ngữ cố định biểu thị một khái niệm. - Các thành ngữ + Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. + Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn cái kia cao hơn. + Tục ngữ thường là 1 câu biểu thị 1 phán đoán nhận định. + Nước mắt cá sấu: sự cảm thông, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác. - Các tục ngữ: HS: Trao đổi, xác định thành ngữ, tục ngữ rồi giải thích nghĩa của chúng. + "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người. GV: Nhận xét - chữa bài. + Chó treo, mèo đậy: Muốn gìn giữ thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại. 3. Bài tập tìm các thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. GV: cho HS thi theo nhóm tìm thành ngữ. HS: Thực hiện. - Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. + Đầu với đuôi chuột, mỡ để miệng mèo, ăn ốc nói mò, vẽ rắn thêm chân. - Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. + Bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây nhà lá vườn, cưỡi ngựa xem hoa ... 4. Bài tập tìm các dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương. VD: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìn với nước non (BTN) - Nhớ ai dãi nắng dầm sương (CD) - Một duyên hai nợ âu đành phận. Năm nắng mười mưa dám quản công (T.Vợ) ( Nguyễn Khuyến) III. Ôn tập về nghĩa của từ. GV: Nghĩa của từ là gì? HS: Nhắc lại khái niệm. 1. Kiến thức Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hành động, quan hệ ...) mà từ biểu thị. GV: Cho HS đọc các cách hiểu trong Sgk rồi yêu cầu chọn cách hiểu đúng. 2. Bài tập chọn cách hiểu đúng - Cách hiểu đúng: a - Cách hiểu chưa đúng: b, c, d. HS: Đọc, lựa chọn, giải thích? b. Nghĩa của "mẹ" chỉ khác nghĩa của "bố" ở phần nghĩa "Người phụ nữ". GV: Chỉnh sửa. c. Trong hai câu nghĩa của từ "mẹ" có thay đổi. d. Nghĩa của "mẹ" và nghĩa của "bà" có phần nghĩa chung là "Người phụ nữ". 3. Bài tập chọn cách giải thích đúng. - Cách giải thích b là đúng. - Cách giải thích a là sai vì dùng 1 cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính rộng lượng, dễ thương cảm với người sai lầm và dễ tha thứ -> cụm danh từ) để giải thích cho 1 từ chỉ đặc điểm, tính cách. IV. Ôn tập về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 1. Kiến thức. GV: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Lấy ví dụ? - Từ nhiều nghĩa là những từ có từ 2 nghĩa trở lên. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. HS: Trả lời, lấy ví dụ? (Trong đó có nghĩa gốc là cơ sở để hình thành các nghĩa khác) Và nghĩa chuyển: được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ: Từ "đầu" là từ nhiều nghĩa - Nghĩa gốc: là bộ phận của người, động vật (đầu trâu, đau đầu ...) - Nghĩa chuyển: Chỉ vị trí ngoài cùng, trội nhất (đầu bàn, đầu danh sách). GV: Cho HS đọc BT2 mục II sgk. HS: Thực hiện 2. BT nhận biết nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. - Từ hoa trong "thềm hoa"; "lệ hoa" được dùng theo nghĩa chuyển. - Nhưng đây vẫn không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - Ôn tập từ các nội dung trên. - Chuẩn bị các mục V, VI, VII, VIII, IX. - Về nhà làm BT4 mục II trang 123, sưu tầm việc sử dụng thành ngữ trong văn chương. Tuần 9 - Tiết 44 Ngày soạn:........................ Ngày dạy:......................... Tổng kết từ vựng (Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cấp độ khái quát của từ ngữ, trường từ vựng) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh . - Nắm được vững chắc kiến thức về từ vựng từ lớp 6, lớp 9 và vận dụng hợp lí. B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1- Giáo viên: - Sách giáo khoa lớp 6- lớp 9 + Sách giáo viên. - Một số kiến thức, kĩ năng và BTNC Ngữ văn 9. - Bài tập trắc nghiệm, đèn chiếu, bút, phiếu bài tập. 2- Học sinh: Chuẩn bị các nội dung ôn tập - thực hành các bài tập. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Thầy-trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động. GV: Dùng đèn chiếu hoặc bảng phụ kiểm tra bài. HS: Trình bày. 1. Kiểm tra bài cũ: a- Để khẳng định hoặc phủ định ý kiến sau, em hãy ghi chú Đ hoặc S vào ô vuông từ nhiều nghĩa có nghĩa đen, (nghĩa xuất hiện từ đầu) nghĩa bóng (nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc) b- Trong hai câu thơ sau: Từ "Xuân" trong mùa xuân và từ "xuân" ở cuối câu thơ thứ hai được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. "Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" - Hồ Chí Minh - Đáp án: a: D b: Từ "Xuân" trong mùa xuân: Nghĩa gốc chỉ thời gian. Từ "xuân" câu 2 theo nghĩa chuyển sự tươi đẹp. GV: Giới thiệu bài, ghi bảng? 2. Giáo viên giới thiệu bài mới: Trong tiết học này chúng ta tiếp tục ôn tập các kiến thức về từ vựng đã học lớp 7,8. Hoạt động 2: Ôn tập V. Ôn tập về từ đồng âm. GV củng cố kiến thức bằng cách đưa ra câu hỏi điền ô trống hình thành khái niệm? HS: Thực hiện 1. Khái niệm về từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với hiện tượng nhiều nghĩa. a- Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: "Từ đồng âm là những từ phát âm ... nhau nhưng nghĩa ... nhau, không liên quan gì đến nhau". Đáp án: Giống, khác. GV yêu cầu HS chỉ rõ. HS làm bài. b- Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Đáp án: + Từ đồng âm là những từ không có mối liên quan nào về nghĩa (nghĩa khác nhau). + Từ nhiều nghĩa: Các từ ít nhiều có nghĩa liên quan đến nghĩa gốc 2. Bài tập (124- Sgk) a- Từ "Lá" có hiện tượng nhiều nghĩa vì nghĩa của từ "lá " trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của lá trong lá xa cành. b- Từ "Đường" GV chốt kiến thức. Có hiện tượng đồng âm vì hai từ có vị ngữ âm giống nhau, những nghĩa của từ "đường" trong đường ra trận không có mối liên hệ nào với từ "đường" trong "ngọt như đường" -> không có cơ sở. VI- Từ đồng nghĩa. GV: Thế nào là từ đồng nghĩa? Chọn đáp án câu 2/125. 1. Khái niệm từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. Chọn cách hiểu đúng (Sgk trang 125). HS: Trả lời - làm bài - Đáp án d. + Không thể chọn (a)vì đồng nghĩa là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ nhân loại (không có ngôn ngữ nào không có hiện tượng này). + Không thể chọn (b) vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn 3 từ. + Không thể chọn (c) vì không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có ng

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 Tuan 8 9 10.doc
Giáo án liên quan