Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Mã giám sinh mua Kiều

 

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 -Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẩn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp chà đạp.

 - Thấy được nghệ thật miêu tả nhân vật của tác giả khắc họa tích cách thông qua diện mạo cử chỉ.

II. Các bước:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng 8 câu giữa của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và cho biết nỗi nhớ của Kiều đã thể hiện như thế nào?

Đọc thuộc lòng 8 câu cuối . Phân tích nỗi buồn của Kiều.

3. Bài mới:

A.Chuẩn bị :

 - Giáo viên: - Tranh minh họa Mã Giám Sinh mua Kiều

 - Bảng phụ

 - Học sinh: Học tổ nhóm để soạn bài

B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 36, 37: Mã giám sinh mua Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 36,37 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU Ngày soạn Ngày giảng I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẩn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp chà đạp. - Thấy được nghệ thật miêu tả nhân vật của tác giả khắc họa tích cách thông qua diện mạo cử chỉ. II. Các bước: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 8 câu giữa của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và cho biết nỗi nhớ của Kiều đã thể hiện như thế nào? Đọc thuộc lòng 8 câu cuối . Phân tích nỗi buồn của Kiều. Bài mới: A.Chuẩn bị : - Giáo viên: - Tranh minh họa Mã Giám Sinh mua Kiều - Bảng phụ - Học sinh: Học tổ nhóm để soạn bài B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng *Hoạt đông 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu vị trí đoạn trích thông qua câu hỏi: + Hãy cho biết vì sao Kiều phải bán mình chuộc cha? Quyết định âý sẽ dẫn đến điều gì trong đời Kiều? ( Dẫn đến cuộc mua bán vấn danh như một bi hài kịch sắp xảy ra. Khúc dạo đầu của đoạn đời 15 năm chìm nổi bất hạnh của Kiều. *Hoạt động 2: Gv đọc một lần văn bản. Lưu ý HS cách đọc: giọng người kể chuyện và lời nhân vật Tìm bố cục văn bản ( HS tìm) Phân tích theo tuyến nhân vật HS đọc 10 câu đầu đoạn thơ. Nhận xét về ngoại hình Mã Giám Sinh. Có những từ ngữ miêu tả nào đáng chú ý? Vì sao? ( Cách trả lời về họ tên quê quán) “ Qua niên … bảnh bao” ( Đã lớn tuổi mà chưa có vợ) ( “ Lao xao, ngồi tót: thiếu đứng đắn, thiếu lịch sự) Từ “ tót” hay ở chỗ nào? Phân tích?( hành động nhanh nhẹn nhưng lỗ mãng) Trong 6 câu tả cuộc mua bán, ta thấy tác giả đã chọn những từ rất đích đáng dành cho Mã Giám Sinh như thế nào? Tại sao y nói năng văn vẻ như vậy? Điều này có mâu thuẫn với các cử chỉ hành động lời nói của y trước đó không? ( Cân, đong, đo, đếm bằng mắt bằng tai , bằng tay… “ Thử”, “ép.” Giọng điệu lời lẽ này không có gì mâu thuẫn với cử chỉ lời nói trước đó cả) * TIẾT 2: Nhắc lại những nhận xét của em về nhân vật Mã Giám Sinh ở tiết 1 Nhận xét của em khi tác giả sử dụng từ “ cò kè”( từ láy, mặc cả dìm giá và ngã giá theo đúng bản chất con buôn) Tóm lại , ta có thể khái quát như thế nào về nhân vật Mã Giám Sinh? HS đọc những câu trong đoạn có nói tới Kiều. Nhận xét cử chỉ thái độ, tâm trạng cua nàng lúc ấy? Tại sao nàng là người bán mà không hề chủ động? ( Vì tự bán mình) Uất nhục tức mà không thể làm gì. Theo em liệu Kiều có nhận ra sự lừa bịp của Mã Giám Sinh? Nếu nhận ra sao nàng vẫn nhận lời? Nếu không nhận ra thì sao nàng được gọi là “Thông minh vốn sẵn tính trời”? ( Có thể nàng nhận ra vì lúc đó uất nhục tức xấu hổ ê chề vì mình bị coi là món hàng , một đồ vật Có thể nhận ra nhưng tình thế bắt buộc không còn cách giải quyết nào khác) Thái độ của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều qua đoạn trích? GV đọc câu thơ cuối cùng của đoạn trích. Đó là ý nghĩ ,lời nói của ai? Phân tích ý nghĩa sâu xa của nhận xét ấy? ( Tiền lưng… Sức mạnh của đồng tiền trong xã hội trong cuộc sống của con người) Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ là gì? ( Kể chuỵện rất gọn , mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách của nhân vật) HS lắng nghe HS trả lời Vì đó là cách duy nhất để cứu cha và em Kiều HS nghe HS đọc lại HS tìm HS đọc và trả lời câu hỏi Nhẵn nhụi, bảnh bao, tót sỗ sàng HS trả lời phân tích theo cảm nhận riêng HS trao đổi, phát biểu HS nhắc lại HS nêu khái quát HS đọc và phát biểu Hs thảo luận trả lời HS thảo luận tự do, phát biểu, bảo vệ ý kiến của mình Hs trao đổi trong nhóm , cử đại biểu phát biểu ý kiến chung Hs khái quát chứng minh ngắn I.Vị trí đoạn trích: ( Sgk) II. Tìm hiểu văn bản: Chân dung Mã Giám Sinh: - Hình dáng, cử chỉ lố bịch, kệch cỡm hợm của và vô học - Cử chỉ thái đô bất lịch sự đến trơ trẽn hỗn hào - Lộ ra bản chất con buôn dưới những từ ngữ hoa mỹ - Giả dối bất nhân và vì tiền Nhân vật Thúy Kiều: - Buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng - Tâm trạng đau đớn tái tê 3.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích: Tác giả đã tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẩn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp và chà đạp. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn tủi hổ của Thúy Kiều. III. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập : Đọc diễn cảm toàn đoạn trích Dặn dò: Học bài . Tìm đọc truyện Lục Vân Tiên Soạn : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

File đính kèm:

  • docgiaoan MaGiamSinhmuaKieu.doc