Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 78 Đọc thêm- Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

A. Mục tiêu bài giảng

Qua bài giảng, nhằm giúp HS hiểu được quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện giàu kịch tính, hấp dẫn của tác giả.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài giảng

- Các tài liệu tham khảo khác

C. Cách thứ tiến hành

- Đọc hiểu

- Trao đổi – thảo luận

- Đàm thoại – phát vấn

D. Tiến trình giờ giảng

1. ổn định

2. KTBC

3. GTBM

4. Hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 78 Đọc thêm- Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 78. Đọc thêm Tào tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 – Tam Quốc diễn nghĩa) Ngày soạn: 14. 03. 08 Ngày giảng: Lớp giảng: 10B5 Sĩ số: A. Mục tiêu bài giảng Qua bài giảng, nhằm giúp HS hiểu được quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện giàu kịch tính, hấp dẫn của tác giả. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thứ tiến hành - Đọc hiểu - Trao đổi – thảo luận - Đàm thoại – phát vấn D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: hãy nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích? HS trả lời GV ghi bảng GV đọc 1 đoạn sau đó gọi HS đọc GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK (trang 83) GV: tìm những chi tiết thể hiện được tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phảI ở nhờ nhà Tào Tháo? HS thao luận sau đó Gv lấy kết quả GV: qua những chi tiết đó thấy được tâm trạng và tính cách gì của Lưu Bị? HS trả lời GV chốt lại GV: tính cách của nhân vật này được tác giả thể hiện qua những chi tiết nào? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: qua những chi tiết đó, khái quát tính cách cảu Tào? HS khái quát lại GV ghi bảng GV yêu cầu HS lập bảng so sánh về 2 nhân vật? I. Khái quát về văn bản 1. Xuất xứ - Hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa 2. Đọc văn bản II. Đọc hiểu 1. Câu 1: Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo? - Khi được Tào Tháo mời đến phủ thì giật mình - Khi gặp Tào Tháo, trước những câu hỏi của Tào, sợ tái mặt - Hành động: +Làm vườn chăm chỉ -> Tào Tháo khỏi nghi ngờ + Tỏ ra không hiểu biết vền hững người anh hùng trong thiên hạ trước mặt Tào Tháo. => Tính cách: trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước -> đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng, 1 vị vua lí tưởng. 2. Câu 2: Tính cáhc của nhân vật Tào Tháo - Hành động: + Qua những lời nhận xét của Tào về những người Lưu Bị cho là anh hùng + Khẳng định anh hùng trong thiên hạ: Tào và Lưu - Quan niệm về anh hùng của nhân vật: người trong bụng vó chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất => Là người có cái nhìn sắc sảo, thông minh về thời thế và con người. Có quan niệm về anh hùng nhất quán, sắc sảo nhưng chủ yếu chỉ chú ý đến tài năng cá nhân phải hơn đời, tung hoành thiên hạ cho phỉ chí làm trai, thoả nguyện bậc đại trượng phu. => Là người rất tự tin ở tài trí của mình đến mức tự cao, tự đại; là tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: “thà ta phụ người chớ không để người phụ ta” 3. Câu 3: điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo TàoTháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng) - Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dung vủa Hán để khống chế chư hầu. - Đang thua, mất đất, mất quân nhờ kẻ thù. - Tự tin đầy bản lĩnh, thôngminh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người - Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình - Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác. - Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất cảu mình - Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách không ngoan, nhẹ nhàng. 4. Câu 4: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, như một trò chơi trí tuệ, một kẻ cố tìm và quyết tìm, một người cố trốn và trốn thoát - Việc tạo tình huống, hoàn cảnh: khéo léo, tự nhiên: mơ chín -> uống rượu -> bàn luận về các anh hùng thiên hạ. - Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện: tài tình + 1 kẻ cứ gợi cứ hỏi -> để nghe câu trả lời của người đối thoại + 1 người không muốn trả lời -> buộc phải trả lời-> đành giả chịu thua - Chi tiết tuyệt vời (Lưu Bị đánh rơi thìa -> tiếng sấm rền vang -> nhặt thìa nói tảng - Câu kết: giản dị, ngắn gọn. 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản đã học - Học và soạn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

File đính kèm:

  • doctiet 78.doc