Giáo án Ngữ văn lớp 11: Tôi yêu em

Bài: TÔI YÊU EM

I) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình.

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.

II) PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

Chân dung phóng to của Puskin và Anna Ôlênhia.

III) PHƯƠNG PHÁP:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 24023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11: Tôi yêu em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc &œ &œ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài: TÔI YÊU EM I) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Puskin. II) PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Chân dung phóng to của Puskin và Anna Ôlênhia. III) PHƯƠNG PHÁP: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1: Kiểm tra bài cũ 2: Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng * HOẠT ĐỘNG 1: I. TÌM HIỂU CHUNG. - Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả. GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn các em hãy biết. 1. Những nét chính trong cuộc đời của tác giả Puskin? 2. Phong cách nghệ thuật? 3. Tác phẩm tiêu biểu? HS dựa vào tiểu dẫn trả lời. ÄGV nhận xét và chốt lại. -Cuộc đời: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa không chỉ trong lịch sứ văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” - Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. - Phong cách nghệ thuật: Văn chương Pu-skin luôn là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực. -Tác phẩm tiêu biểu: Pu-skin thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là thơ . + Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin + Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nôp. + Trường ca: Ru-xlan và Li-úi-mi-la; Người tù Cáp-ca-dơ. + Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân, Con đầm pích. - Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm. +GV: Sau khi đọc qua bài thơ em hãy cho biết cảm hứng sáng tác? +HS: trả lời. ÄGV nhận xét và chốt lại. Luùc soáng ôû Peteùcbua, Puskin thöôøng lui tôùi nhaø chuû tòch vieän haøn laâm ngheä thuaät Nga ñeå gaëp gôõ nhöõng ngöôøi laøm ngheä thuaät vaø cuõng vì moät thieáu nöõ ñeïp teân laø Anna. OÂleânhia – con gaùi chuû nhaø. Nhaø thô ngoû lôøi caàu hoân nhöng khoâng ñöôïc nhaän lôøi. Naêm 1829, baøi thô ra ñôøi treân cô sôû moái tình aáy. + GV: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. .1-2: chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận , tự nhủ. .3-4: mạnh mẽ dứt khoát như lời hứa, lời thề. .5-6: day dứt buồn đau , kiểm nghiệm. .7-8: mong ước tha thiết mà điềm tĩnh. +GV: Em hãy nêu thể loại? Bố cục của bài thơ? +HS: Trả lời. * HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ. Thao tác 1: Nội dung và nghệ thuật. - Bốn câu thơ đầu: GV đặt câu hỏi: 1.Tại sao người dịch không dịch là “anh yêu em” cho tình cảm thắm thiết ? Hoặc ngược lại “tôi yêu cô”. Phải chăng nhằm thể hiện mức độ thân thiết còn hạn chế hoặc sự rụt rè của chàng trai? HS: Trả lời. - Mở đầu 3 từ “Tôi yêu em”: ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, bày tỏ tình cảm trân trọng của nhân vật trữ tình. - Mặc khác, dịch “ tôi yêu em” là chứng tỏ người dịch rất có dụng ý, rất hiểu tâm thế và cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong lời từ biệt đơn phương này. 2. Từ “chưa hẳn” bộc lộ tâm trạng gì? HS: Trả lời. ÄGV giảng giải thêm. Tình yêu day dứt, ám ảnh không nguôi, thái độ phân vân, bối rối. - Câu đầu, thơ dịch bỏ sót ý nghĩa thời quá khứ và không chuyển được sắc thái biểu cảm của nguyên bản Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn; có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi - Em (trong nguyên tác) thuộc ngôi thứ hai (số nhiều) thay vì ngôi thứ hai số ít (một người) ® cách nói trang trọng nhưng có phần xa cách. - Dấu (:) diễn giải cụ thể sắc thái tình yêu của nhân vật trữ tình - Phụ từ “vẫn” và cụm từ “chưa tắt hẳn” diễn tả một tình yêu đã và đang tồn tại trong quá khứ, hiện tại: tôi đã và vẫn đang yêu em. - Cụm từ “có lẽ” chứng tỏ nhân vật trữ tình đã cảm nghiệm, suy ngẫm về tình yêu như một phần của bản thể trữ tình, vừa độc lập tương đối giống một sinh mệnh khác ngoài bản thể trữ tình vừa có sự vận động, tự chủ riêng. 3. Các từ “nhưng”, “không” có dụng ý gì? - Từ “nhưng”: Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc.Vừa mới phân vân, dùng dằn, day dứt về tình yêu chưa tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng tình yêu vẫn còn, vẫn mạnh mẽ và say đắm. dịch nghĩa: nhưng hãy để nó đừng làm phiền em thêm nữa; tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. Nếu tình yêu của tôi làm phiền em, làm em buồn thì tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì ® quan niệm: yêu là trao tặng, làm cho người yêu được hạnh phúc hơn là đón nhận, sở hữu về mình, hưởng thụ cho mình. - Bốn câu thơ cuối: GV đặt câu hỏi: 1. Điệp ngữ “tôi yêu em” có tác dụng gì ? HS: Trả lời - Điệp ngữ “tôi yêu em”: có tác dụng không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định và bài tỏ tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình sang những biểu hiện khác. 2. Trạng thái tâm lý của nhân vật trữ tình được diễn biến như thế nào? Qua những chi tiết nào? HS: Trả lời ÄGV giảng giải thêm. Nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen, vì thất vọng, vì không được đáp đền. Bao thời gian qua vẫn âm thầm đeo đuổi mối tình si. ® Chính sự bị động, những biểu hiện tiêu cực (yêu lặng thầm, bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông...) mà nhân vật trữ tình thể hiện một cách trung thực, không né tránh, đã giúp người đọc thấy được nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của một trái tim đang yêu. Dịch nghĩa Toâi ñaõ yeâu em laëng thaàm, voâ voïng Bò giaøy voø khi bôûi söï ruït reø, khi bôûi noãi ghen tuoâng. - kết cấu: “khikhi” phơi bày sự yếu mềm mà cháy bỏng, cuồng nhiệt trong lặng căm, đắm đuối, bối rối lo âu, thấp thỏm đến khốn khổ. 3. Điệp ngữ “ tôi yêu em” nhằm nhấn mạnh điều gì? HS: Trả lời GV giảng giải thêm ở câu thơ dịch nghĩa. Toâi ñaõ yeâu em chaân thaønh nhö theá ñoù, dòu daøng nhö theá ñoù, Caàu trôøi cho em ñöôïc người khaùc yeâu thöông nhö theá. - Cụm từ: “cầu trời” kết hợp cách nói: “cho... được...” một lần nữa khẳng định tình yêu mà nhân vật trữ tình đã và đang dành tặng người yêu là tình cảm không dễ có, không phải ai cũng yêu được và được yêu như thế. Vì vậy, dù không phải không ẩn chút nuối tiếc, xót xa nhưng lời thơ vẫn vang lên niềm tự tin, kiêu hãnh. ® Ngầm thách thức: chẳng có ai yêu em được như anh đã yêu em, và sao em lại có thề, chúng ta lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy được ở đâu, ở ai nữa, ngoài anh! Thao tác 2: Ý nghĩa văn bản. GV: Em nào hãy cho cô biết ý nghĩa của văn bản? * HOẠT ĐỘNG III. TỔNG KẾT Trong bài thơ, Pu-skin không dụng công xây dựng hình ảnh, cũng rất ít sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tượng trưng...). Nói cách khác, thơ Pu-skin thường không trang sức rực rỡ, cầu kỳ, vẻ ngọc của bài thơ sáng lên ở xu hướng vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tướng: “tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách là CON NGƯỜI (Bê-lin-xki). Phải chăng vì vậy, tôi yêu em được đánh giá là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: (SGK) - Cuộc đời: - Phong cách nghệ thuật: -Tác phẩm tiêu biểu 2/ Tác phẩm: a) Cảm hứng sáng tác: b) Thể thơ: Tác giả sử dụng một trong những thể thơ truyền thống của dân tọc Nga.(Iam-bơ). Bản dịch theo thể thơ tám tiếng. c) Bố cục. - Bốn câu đầu: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương, không thành. - Bốn câu tiếp: Lời giãi bày tiếp và lời nguyện cầu cho người tình. II. ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ. 1: Nội dung và nghệ thuật. a/ Bốn câu đầu : lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương, không thành. Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai - Mở đầu ba từ “Tôi yêu em”: ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, bày tỏ tình cảm trân trọng của nhân vật trữ tình. - “Chưa hẳn”: Tình yêu day dứt, ám ảnh không nguôi, thái độ phân vân, bối rối. ® Khẳng định tình yêu son sắc, không nguôi. Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. - Từ “nhưng”: Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc: Phân vân ,dùng dằn >< quyết liệt. Tình yêu của tôi >< sự thanh thản của em ® Tôi phải chọn một. ® Đó là sự kiềm nén, dằn lòng, tự vượt mình, đấu tranh với mình, như một lời hứa, lời thề trang nghiêm, dứt khoát. * Tóm lại khổ thơ không chỉ là lời từ giã một mối tình, đưa nó trở thành kỉ niệm mà còn là lời bày tỏ và khẳng định một tâm hồn chân thực và tự trọng, vị tha. 2/ Bốn câu thơ cuối: Lời giãi bày tiếp và lời nguyện cầu cho người tình. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, - Điệp ngữ “tôi yêu em”: Tiếp tục giãi bài tình yêu đơn phương của chủ thề trữ tình. - Các trạng thái, diễn biến tâm lý: Tình yêu với nhiều cung bậc khác nnhau nhau. + Âm thầm + không hi vọng + Rụt rè + Hậm hực ® Tình yêu trong sáng nhưng song hành với sự ích kỷ, hờn ghen. Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. - Điệp ngữ “tôi yêu em” nhằm nhấn mạnh, khẳng định tình cảm và chuyển hướng cảm xúc, vượt qua sự ích kỷ thường tình. - “Cầuđược”: Lời nguyện cầu xót xa nhưng vẫn vang lên niềm tự tin và kiêu hãnh. * Với sự thành thực hết mực, tác giả đã không né tránh mà phân tích cùng kiệt tất cả những cung bậc của cảm xúc, thẫm chí những góc khuất của tâm hồn. Càng làm hiện lên một trái tim đang yêu sôi nỗi, nồng nhiệt và cao thượng đến tột cùng. 2. Ý nghĩa văn bản. ( Nội dung trong phần ghi nhớ SGK). III. TỔNG KẾT: 1. Tư tưởng. Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu chân thành, quên mình vì hạnh phúc của người mình yêu. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc. - Giong điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng, khi kiên quyết day dứt, V HƯỚNG DẪN HỌC VÀ SOẠN BÀI MỚI: 1. Học bài. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét phong cách nghệ thuật của tác giả Puskin? - Cảm xúc bao trùm toàn bài là gì ? - Câu thơ em tâm đắc nhất, phân tích ngắn gọn. 2. Soạn bài mới. - Tìm hiểu về tiểu sử - sự nghiệp sáng tác của tác giả R. Ta- go. - Xem trước tìm hiểu nội dung- nghệ thuật bài thơ số 28.

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van toi yeu em.doc