Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 3

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

1.Kiến thức: Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực

2.Kĩ năng: Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị củ một số người hiện đại

-Nắm được những tri thức về thể hát nói làthể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX

3.Giáo dục tư tưởng:

-Có ý thức tôn trọng lối sống cá tính của Nguyễn Công Trứ.

B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.

C.Chuẩn bị của Thầy và trò:

1.Giáo viên: Soạn giáo án

2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.

D.Tiến trình tiết dạy:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2.Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Câu cá mùathu (Nguyễn Khuyến) giúp anh (chị) hiểu gì về tâm sự của nhà thơ ? Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng ấy ?

3.Dẫn nhập bài mới:

Trong lịch sử văn học Việt Nam, người ta thường nói đến chữ ngông”: ngông như Tản Đà, ngông như Nguyễn Tuân và ngông như Nguyễn Công Trứ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được chữ ngông ấy của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 3 th¸ng 9 n¨m 2011 Tiết 13 Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực 2.Kĩ năng: Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị củ một số người hiện đại -Nắm được những tri thức về thể hát nói làthể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX 3.Giáo dục tư tưởng: -Có ý thức tôn trọng lối sống cá tính của Nguyễn Công Trứ. B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Câu cá mùathu (Nguyễn Khuyến) giúp anh (chị) hiểu gì về tâm sự của nhà thơ ? Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng ấy ? 3.Dẫn nhập bài mới: Trong lịch sử văn học Việt Nam, người ta thường nói đến chữ ‘ngông”: ngông như Tản Đà, ngông như Nguyễn Tuân và ngông như Nguyễn Công Trứ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được chữ ngông ấy của nhà thơ Nguyễn Công Trứ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung -Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK -Nêu một vài nét cơ bản về tác giả ? (Nguồn gốc xuất thân, con đường học vấn thi cử, nhân cách) *GV bổ sung chốt ý: Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình Nho học. Năm 1819 ông đỗ giải nguyên và được bổ làm quan. Là một người có tài, có chí, khao khát sự nghiệp công danh. Chính vì thế ông hăm hở, xông xáo và khao khát hành động. -Sáng tác chủ yếu: thơ Nôm, thể thơ Đường luật và hát nói -Để lại cho nền văn học khoảng 50 bài thơ, 60 bài ca trù và một số bài phú nổi tiếng (Hàn nho phong phú)Ông là nhà thơ nổi tiếng của VH nửa đầu thế kỉ XIX -Trình bày xuất xứ, thể loại, bố cục củatác phẩm ? *GV: -Thể loại: Hát nói -Xuất xứ: Bài ca ngất ngưởng được viết vào năm 1848 khi ông về nghỉ ở quê. -ND: Bài ca bộc lộ về ý thức cá nhân, tài thao lược và quan niệm sống tài tử, phóng khoáng. -Bố cục của bài hát nói: 4 phần: +Khổ đầu (4 câu): có tài danh nên ngất ngưởng +Khổ giữa (4 câu): có công danh càng ung dung, ngất ngưởng +Hai khổ dôi (8 câu): cách sống phóng khoáng, tài tử. +Khổ xếp (3 câu): Lòng trung quân của một danh thần. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu VB -GV gọi HS đọc VB/SGK -Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ nào? Đó là cảm xúc gì ? -Nhận xét cách dùng từ “Ngất ngưởng” trong bài thơ ? -Hãy giải thích ý nghĩa từ “Ngất ngưởng” (Nghĩa đen, nghĩa bóng) -GV gọi HS đọc lại 6 câu thơ đầu -Bài thơ có thể xem như những lời tự thuật của nhà không ? Và 6 câu thơ đầu nhà thơ nói về điều gì *GV: -Xem việc “Kinh bang tế thế” là lẽ sống “Không công danh thời nát với cỏ cây” -“Chí làm trai thỏa sức Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” -“Phải có danh gì với núi sông” -Nhận xét về giọng thơ ? *GV: -Bằng nhữngtừ ngữ Hán Việt trang trọng, điệp từ, cách ngắt nhịp dồn dậpKhẳng định 1 tài năng lỗi lạc, 1 danh vị XH vẻ vang xứng đáng với con người xuất chúng. -Từ khi cáo quan trở về, thái độ sống của tác giả như thế nào ? Thái độ sóng này liệu có mâu thuẫn với triết lí sống ở câu 1 không ? -Vì sao giữa chốn danh lợi, bon chen màtác giả vẫn sống bình thản ? *GV: -NCT quan niệm chuyện đượcmất là lẽ thường, sướng khổ đều như nhaukhông có gì bi quan cả Mở rộng: Sống trong một XHPK bất công, hà khắc – Quan niệm sống ngất ngưởng của NCT là một thách thức. Chống lại sự vùi dập cái tôi cá nhân của XHPK lạc hậu đương thời. -GV gọi HS đọc 3 câu thơ cuối -Nhà thơ đã tự tổng kết lại cuộc đời mình như thế nào ? *GV: -Ông quan niệm: Dù làm gì, ở vị thế nào, miến sao nghĩa vua – tôi cho vẹn đạo sơ – chung (Trước – sau) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK -HS đọc phần tiểu dẫn SGK -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: - HS đọc VB/SGK -HS trả lời +Từ “Ngất ngưởng” +Số lượng: 5 lần (kể cả nhan đề) -HS đọc 6 câu thơ đầu -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Nói đến tài năng, danh vị của tác giả -Giọng thơ sảng khoái, tự hào về mình là một con người có tài kinh bang tế thế , lúc loạn thì giúp nước “Bình Tây…”, lúc bình thì giúp vua làm “Phủ doãn Thừa Thiên” -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -HS đọc 3 câu thơ cuối -HS đọc phần ghi nhớ SGK I.Giới thiệu chung: 1.Tác giả: -Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), hiệu Hi Văn, quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. -Ông xuất thân trong một gia đình Nho học -Là người văn võ toàn tài, có tấm lòng yêu nước, thương dân. -Có nhiều đóng góp cho văn học 2.Tác phẩm: a.Thể loại: Hát nói b.Xuất xứ: Bài ca ngất ngưởng được viết vào năm 1848 khi ông về nghỉ ở quê. c.Bố cục: II.Đọc tìm hiểu văn bản: 1.Cảm hứng chủ đạo: biểu hiện qua từ “ngất ngưởng” -Từ “Ngất ngưởng”: thể hiện một tư thế, một thái độ, tinh thần của một con người khác đời, vượt lên trên cả thế tục -“Ngất ngưởng”: +Không vững, ở chỗ cheo leo, dễ đổ , dễ rơi +Tư thế, thái độ của một con người khác đời 2.Tài năng và danh vị XH của Nguyễn Công Trứ: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Câu thơ chữ Hán) là lời tuyên bố trịnh trọng về trách nhiệm XH cao đẹp của Nguyễn Công Trứ. “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” Tự đánh giá về tài năng của mình +Học vị: Thủ khoa +Chức tước: làm quan, tham tán, tổng đốc, phủ doãn +Chiến tích: “Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên” Là người văn võ toàn tài 3.Gác bỏ chuyện đời, sống thoát tục: -Sống phóng khoáng , hoàn toàn theo sở thích cá nhân, vượt lên trên thế tục: +Cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa +Viếng cảnh chùa lại dắt theo các nàng hầu Thái độ trêu ngươi, khinh thị cả thế giới kinh kì. -Sống từ bi, hiền lành, bình dị “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không Tiên, không vướng tục” Một phong cách sống thật phóng khoáng, không quan tâm đến chuyện được mất ở đời, không bận lòng vì chuyện khen chê, sống thảnh thơi, vui thú 4.Tự tổng kết về cuộc đời: -Khẳng định đã hoàn thành 2 trách nhiệm: Kinh bang tế thế và nghĩa trọng thần -“Trong triều ai ngất ngưởng như ông” Khẳng định phong cách sống khác đời và ngất ngưởng trên đỉnh cao danh vọng. III.Tổng kết: (Phần ghi nhớ SGK) 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: Quan niệm về cách sống “ngất ngưởng” của NCT b.Dặn dò: Xem trước bài: “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”- Cao Bá Quát E.Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 3/ 9/ 2011 Tiết 14 Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: -Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn trong bài thơ qua lớp từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ -Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và những khao khát của nhà thơ về việc đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh XH nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích một tác phẩm thơ 3.Giáo dục tư tưởng: -Có ý thức tôn trọng lối sống, giá trị nhân phẩm của nhà thơ Cao Bá Quát B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ nào? Đó là cảm xúc gì ? Phân tích 3.Dẫn nhập bài mới: Sống trong một XH mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát của ông. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung -Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK -Nêu một vài nét cơ bản về tác giả ? (Nguồn gốc xuất thân, nhân cách, nội dung thơ văn của CBQ) *GV định hướng chốt ý: - Là người có tài năng, đức độ, nổi tiếng thông minh. - Nhân cách cứng cỏi, phóng khoáng, ngay thẳng, biết quý trọng tài năng kẻ khác ; tham gia phong trào nông dân khởi nghĩa chống nhà Nguyễn và hi sinh. Ä Chế độ PK VN đi vào thời kì khủng hoảng: triều đình nhà Nguyễn thiết lập chế độ PK chuyên chế, ban hành nhiều chính sách hà khắc, sưu cao thuế nặng khiến cho nhiều tầng lớp nhân dân vô cùng khổ sở. -Nhà thơ viết bài thơ trong hoàn cảnh nào ? *GV: Bài ca ngắn đi trên bãi cát hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng, nắng và gió. Nhà thơ mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét làm ông phải đeo đuổi cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn. - “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được viết theo thể nào ? *GV: -“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” viết theo thể ca hành, thuộc loại cổ thể (Người ta dùng khái niệm cận thể để chỉ thơ luật). Bài thơ cổ thể có phần tự do về kết cấu, nhịp điệu) -Theo từ điển: Từ “Ca hành”: Ngoài việc khúc đàn phụ họa, bài thơ có tình cảm phóng túng, lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thì gọi là ca. Nhịp điệu nhanh gấp khẩn trương, lưu loát mà không bị ngưng trệ gọi là hành. -GV gọi học sinh lần lượt đọc văn bản (Phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản -Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh đi trên bãi cát ? +Hình ảnh bãi cát gợi lên điều gì *GV: Hành trình CBQ đi thi Hội, nhiều lần ông từ Hà Nội vào Huế để thi phải qua các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông, dải đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy 1 phía là dãy Trường Sơn, 1 phía là biển Đông -> hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh có thực gợi ý cho tác giả sáng tác bài thơ. *Không gian: cát trắng mênh mông, đường xa, xung quanh lại bị vây bọc bởi sông, biển, núi. *Thời gian: mặt trời lặn; Con người: người lữ hành vẫn chưa dừng được. -Đó không chỉ là con đường thực mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nó biểu trưng cho con đường xa xôi, mờ mịt. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải vượt qua vô vàn gian lao, thử thách. -Trước một không gian đầy khó khăn, thử thách như vậy, hình ảnh con người đi trên bãi cát cảm thấy như thế nào ? *GV: -Trên bãi cát ấy là hình ảnh một con người – nhà thơ, người đi trên bãi cát dài. Một con người cô độc, nhỏ bé trước một không gian mênh mông, rộng dài và mờ mịt Bước chân của người đi trên cát trầy trật, khó khăn (Đi một bước như lùi lại một bước), mê mải (Mặt trời lặn nhưng chân chưa dừng nghỉ), vất vả và đau khổ (Nước mắt của lữ khách phải tuôn rơi). -HS đọc phần tiểu dẫn SGK -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: - Bài thơ viết theo thể hành (Tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu) -HS lần lượt đọc VB *Phần phiên âm *Phần dịch nghĩa *Phần dịch thơ -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Xét về không gian (Đường xa, xung quanh lại bị vây bởi núi, sông, biển…). Xét về thời gian (Mặt trời đã lặn mà vẫn tất tả đi) (Bình thường khi mặt trời lặn, con người và vạn vật đều tìm chốn nghỉ ngơi, thế nhưng con người này vẫn phải tiếp tục hành trình của mình) -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: I.Giới thiệu chung: 1.Tác giả: (SGK) -Cao Bá Quát (1809 ? – 1855), người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh bắc Ninh (Nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh. -Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của XH Việt Nam lúc bấy giờ. * Sự nghiệp thơ văn: - Văn tài mới mẻ, sắc sảo. - Là nhà thơ lớn, để lại 1353 bài thơ chữ Hán, 21 bài văn. 2.Tác phẩm: a.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: -Bài ca ngắn đi trên bãi cát hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. b.Thể loại: -Bài thơ viết theo thể hành (Còn gọi là ca hành) c.Đọc văn bản: (SGK) II.Tìm hiểu văn bản: 1.Hình ảnh người đi trên bãi cát: a.Bãi cát: -Bãi cát là hình ảnh tả thực gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó xác định phương hướng -Nghĩa biểu trưng: Con đường xa xôi, mờ mịt. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải vượt qua vô vàn gian lao, thử thách. b.Hình ảnh con người: Nhà thơ người đi trên bãi cát dài, một con người cô độc, nhỏ bé trước một không gian mênh mông, rộng dài và mờ mịt -Nghĩa biểu trưng: Hình ảnh của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: Tâm trạng của lữ khách đi trên bãi cát b.Dặn dò: Soạn bài : “Luyện tập thao tác lập luận phân tích” E.Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 3/ 9/ 2011 Tiết 15 Bài ca ngắn đi trên bãi cát (tiÕp theo) (Cao Bá Quát) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1. Kiến thức: Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông vào 1854. 2. Kỹ năng: Phân tích thơ cổ thông qua hình ảnh ước lệ, tượng trưng. 3. Thái độ: Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân lựa chọn trong tương lai B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đọc thuộc phần đầu. Phân tích hình ảnh bãi cát và con người đi trên bãi cát? 3.Dẫn nhập bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng - Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì ? *GV: -Đối lập với hình ảnh của một người cô độc đi tìm chân lí trên đường đời là hình ảnh đông đảo của “Phường danh lợi” đang “tất tả” ngược xuôi” trên đường đời đẻ hưởng thụ rượu ngon, thịt béo, để quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Tác giả chua xót nhận thấy (Người tỉnh thì ít, kẻ say thì nhiều) “Người say vô số, tỉnh bao người?”, có ai cùng đi với mình trên con đường cát bụi mù mịt ấy. Trong lòng tác giả hiện lên một khối mâu thuẫn lớn. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng con đường mà ông dấn thân vào lí tưởng mà ông đeo đuổi chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm ai để ý, quan tâm. Chính niềm xúc động ấy đã đưa ông trở về thực tại. - Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó ? *GV: -Con đường mà nhà thơ đang đi ấy được gọi là con đường cùng (Con đường dẫn đến những danh lợi tầm thường). Nhà thơ đã khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường mà ôn đang đi . Con đường ấy không thể giúp ông đạt được lí tưởng cao đẹp của mình. Nếu đi tiếp, rất có thể ông cũng chỉ là một trong những phường danh lợi mà ông từng khinh miệt. Nhưng nếu dừng lại, ônmg cũng không biết mình sẽ đi đâu và về đâu. Có thể nói cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đẽ, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát. -Trình bày những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ ? *GV: -Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát diễn tả sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài. Đồng thời nhịp điệu ấy còn thể hiện tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ trên con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi -Từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược xuôi “tất tả” (Bôn tẩu) nhọc nhằn – được nhà thơ minh họa bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa ấy. (Nhà thơ chỉ ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.) -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: - Bài thơ viết theo thể hành (Tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu) -HS đọc phần ghi nhớ SGK 2.Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát: “Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi” (Điển tích) Thể hiện nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh “Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số, tỉnh bao người ?” Nói về sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời -Mâu thuẫn giữa khát vọng công danh, phú quý với thực chất của bả công danh. -Nhà thơ muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp. 3.Nghệ thuật: -Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát diễn tả : +Sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài. + Tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ trên con đường danh lợi -Sự thay đổi độ dài của các câu thơ -Từng cặp đối xứng với số lượng chữ không đều nhau III.Tổng kết: (Phần ghi nhớ SGK) 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: Tâm trạng của lữ khách đi trên bãi cát b.Dặn dò: Soạn bài : “Luyện tập thao tác lập luận phân tích” E.Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 03/ 9/ 2011 Tiết 16 LuyƯn tËp thao t¸c lËp luËn ph©n tÝch A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích 2.Kĩ năng: Vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận 3.Giáo dục tư tưởng: Linh hoạt, lôgích, chặt chẽ trong cách lập luận B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ nào? Đó là cảm xúc gì ? Phân tích 3.Dẫn nhập bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành bài tập 1 -Gọi HS đọc BT 1/SGK trang 43 Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác . Anh (Chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên. *Gợi ý: -Phân tích những biểu hiện của thái độ Tự ti và tự phụ -Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ -Khẳng định một thái độ sống hợp lí. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành bài tập 2 -Gọi HS đọc BT 2/SGK trang 43 -Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa” (Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương) -HS đọc BT 1/SGK trang 43 -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -HS đọc BT 2/SGK trang 43 -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh viết đoạn văn (có vận dụng thao tác lập luận phân tích) III.Thực hành: 1.Bài tập 1/SGK trang 43 a. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ - Biểu hiện của thái độ tự ti : +Luôn tự coi mình là kém cỏi, không bằng mọi người +Mặc cảm e dè, không dám phấn đấu, không dám vươn lên -Biểu hiện của thái độ tự phụ: +Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình. +Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân. b. Tác hại của tự ti và tự phụ : -Tự ti: Dễ xa lánh mọi người, ít có điều kiện học tập để tiến bộ, tự mình làm mất đi ý chí tiến thủ, sống không hòa hợp với tập thể và cộng đồng. -Tự phụ: Khó gần mọi người, dễ nảy sinh chủ quan, không ọc hỏi được tập thể để tiến bộ, dễ bị cô lập do lối sống ích kỉ, không hòa hợp với cộng đồng. c. Khẳng định một thái độ sống hợp lí: Sống phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ. 2.Bài tập 1/SGK trang 43 -Phân tích nghệ thuật sử dụng biện pháp đảo trật tự: lôi thôi, ậm ọe -Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử và hình ảnh miệng thét loa của quan trường. -Cảm nhận về cảnh thi và tài năng của Tú Xương trong việc tái hiện hiện thực *Yêu cầu viết thành những đoạn văn (Chú ý sử dụng các thao tác lập

File đính kèm:

  • docgiao an van cb tuan 3.doc