Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 20 Tiết 79, 80 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua tiết học, HS cần tiếp thu được :

- Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. Ổn định

Ngày :

Tiết :

Lớp :

SS :

VM :

 2/. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là so sánh? Nêu ví dụ để minh hoạ?

? Trình bày mô hình cấu tạo của phép so sánh bằng một ví dụ cụ thể?

 3/. Bài mới

Giới thiệu bài mới: Để miêu tả chính xác và sinh động, người viết phải qua nhiều công đoạn. Trước hết phải quan sát rồi sau đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, . Muốn làm được như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 20 Tiết 79, 80 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/01/2005 Tuần 20 – Tiết 79-80 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được : - Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là so sánh? Nêu ví dụ để minh hoạ? ? Trình bày mô hình cấu tạo của phép so sánh bằng một ví dụ cụ thể? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Để miêu tả chính xác và sinh động, người viết phải qua nhiều công đoạn. Trước hết phải quan sát rồi sau đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, ….. Muốn làm được như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI GV cho HS đọc đoạn 1 SGK/27. ? Đọc đoạn 1, em hình dung được những đặc điểm gì của Dế Choắt? ? Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? ? Đoạn văn 2, Đoàn Giỏi đã giúp cho em hình dung được đặc điểm nổi bật gì của phong cảnh được miêu tả? ? Những đặc điểm này thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? ? Đọc đoạn 3, giúp cho em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì? ? Đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? ? Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong đoạn văn? ? Sự liên tưởng và so sánh đó có gì độc đáo? ? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì? ? Như vậy, qua 3 đoạn văn trên các em hiểu thế nào là văn miêu tả? (HS thảo luận) ? So sánh đoạn 3* với đoạn nguyên văn (ở đoạn 2) ta thấy đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? ? Những chữ bỏ đi đó ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả như thế nào? => Gầy gò, lêu ngêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ => Sự phong phú, giàu có về “Rừng vàng biển bạc” của Cà Mau. => Bức tranh mùa xuân xinh đẹp và tươi vui qua hình ảnh cây gạo trổ hoa thu hút bao nhiêu là loài chim bay về. => Khiến ta hình dung như đó là ngày hội hoa đăng. => Cần phải quan sát kĩ cảnh sắc và con người mình cần miêu tả. Sao đó lựa chọn và sàng lọc chi tiết tiêu biểu. => ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận. I. TÌM HIỂU BÀI 1/. Đoạn 1: Ngoại hình ốm yếu, bệnh hoạn và không đẹp mắt của Dế Choắt. - Từ ngữ: gầy gò, lêu ngêu, ngắn củn, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ (sử dụng nhiều từ láy) - Hình ảnh: như một gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi-lê,.. => Câu văn có sự liên tưởng và so sánh. 2/. Đoạn 2: “Rừng vàng biển bạc” của vùng đất Cà Mau. - Từ ngữ: bủa giăng chi chit, sắc xanh, bất tận, mênh mông, ầm ầm, cao ngất. - Hình ảnh: như mạng nhện, xanh bốn mùa, cá bơi hàng đàn đen trũi, cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. => Câu văn có sự liên tưởng, so sánh. 3/. Đoạn 3: Đoạn văn của Đoàn Giỏi đã lược đi một số chữ: - Ầm ầm: âm thanh của nước sông Năm Căn. - như thác: biểu tượng nước nhiều, chảy xiết. - nhô lên hụp xuống như người bơi ếch: động tác bơi của đàn cá theo sức nước mạnh mẻ. - như dãy trường thành vô tận: rừng đước nhiều, rậm rạp, cao ngất bảo vệ xói mòn đất. => Nếu bỏ bớt đi những chữ này thì sự giàu có, phì nhiêu, phong phú, đa dạng của vùng đất Cà Mau bị hạn chế đi. II. GHI NHỚ (SGK/28) 4/. Củng cố ? Để miêu tả chính xác và sinh động trước hết ta phải làm gì? Kết hợp với biện pháp nghệ thuật gì? LUYỆN TẬP BT1/28: Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gốc cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. BT2/29 - Runh rinh, bóng mỡ - Đầu to, nổi từng mảng - Răng đên nhánh, nhai ngoàm ngoạp. - Trinh trọng, khoan thai vuốt râu và lấy làm hảnh diện lắm. - Râu dài rất hùng tráng. BT3/29: Gợi ý: có thể chọn : hướng nhà, nền, mái, tường, cửa, trang trí, … 5/. Dặn dò Học bài và soạn bài mới: “Bức tranh của em gái tôi” + Đọc văn bản + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm của Tạ Duy Anh. + Xem câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.

File đính kèm:

  • docTIET79-80.doc