Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 25 Tiết 100 MƯA (Hướng dẫn đọc thêm)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài “Mưa”

- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định

Ngày :

Tiết :

Lớp :

SS :

VM :

2/. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy đọc bài thơ “Lượm”? Cho biết ý nghĩa của bài thơ?

3/. Bài mới

Giới thiệu bài mới: Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên rất thường gặp ở làng quê nước ta. Từ góc sân và khoảng trời nhà mình (làng Điền Trì, huyện Nam Sách, Hải Dương), chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mưa hè như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3716 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 25 Tiết 100 MƯA (Hướng dẫn đọc thêm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/02/2005 Tuần 25 –Tiết 100 MƯA (Hướng dẫn đọc thêm) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài “Mưa” - Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày : Tiết : Lớp : SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy đọc bài thơ “Lượm”? Cho biết ý nghĩa của bài thơ? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên rất thường gặp ở làng quê nước ta. Từ góc sân và khoảng trời nhà mình (làng Điền Trì, huyện Nam Sách, Hải Dương), chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mưa hè như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1: GV giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. Gv hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Đọc nhanh, rõ nhịp, rõ vần. ? Theo em, bài thơ này chia làm mấy đoạn? Hãy nêu ý nghĩa của mỗi đoạn? Hoạt động 2: ? Bài thơ miêu tả cơn mưa theo trình tự nào? ? Những sự vật nào đã miêu tả? ? Vì sao qua những sự vật ấy, tác giả diễn tả được cơn mưa? ? Theo em cơn mưa này to hay nhỏ? Vì sao em biết? (phân tích hình ảnh, âm thanh) ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? ? Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người. Em có nhận xét gì về hình ảnh trên đây? ? Em có nhận xét gì về số tiếng, nhịp điệu và vần điệu? Nêu tác dụng của sự sáng tạo này? => + Đoạn 1: “Sắp mưa … nhảy múa” => Miêu tả các sự vật khi trời sắp mưa. + Đoạn 2: Phần còn lại=> Miêu tả sự vật và con người trong mưa. => Theo trình tự từ trước khi mưa và trong cơn mưa. => +Trước trận mưa: con mối, gà con, ông trời, cây mía, kiến, lá khô, gió, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi. + Trong trận mưa: âm thanh của hạt mưa, đất trời, hình ảnh hạt mưa trên sân, cát, chó, cây lá, bố em. => Đây là cơn mưa to vì: Trước cơn mưa mây đen nay trời. => Quan sát tinh tế, biết chọn lọc nét tiêu biểu để miêu tả. Cách nhìn, cách nghĩ rất riêng biệt không trùng lặp với những tác giả khác, tạo nên một nét độc đáo của riêng Trần Đăng Khoa. => Hình ảnh con người ở cuối bài mang ý nghĩa biểu tượng có tính khoa trương nói lên sự hiên ngang, vẻ đẹp lớn lao của con người khi đứng trước thiên nhiên dường như con người cao hơn, vĩ đại hơn như một vị thần đầu đội trời, chân đạp đất. => Số tiếng không đều nhau tạo ra âm thanh của trận mưa. I.TÁC GIẢ – TÁC PHẨM II.TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/. Trước trận mưa. - Ông trời Mặc áo gáip đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm - Kiến Hành quân => Nhân hoá, khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. - Sấm Khanh khách Cười - Cây dừa Sải tay Bơi - Ngọn mùng tơi Nhảy múa => Nhân hoá, ẩn dụ. Cảm nhận hồn nhiên, mới lạ, độc đáo của trẻ thơ. 2/. Trong trận mưa Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa => Hình ảnh khoa trương, đẹp hiên ngang, lớn lao của con người trước thiên nhiên. III. GHINHỚ (SGK/81) 4/. Củng cố: Bài thơ miêu tả cảnh gì? Ở đâu? 5/. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: “Hoán dụ” + Hoán dụ là gì? + Các kiểu hoán dụ? + Xem các bài tập?

File đính kèm:

  • docTIET100.doc
Giáo án liên quan