Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 25 Tiết 99 Lượm

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS can tiếp thu được:

- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm.

- Ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định

Ngày:

Tiết :

Lớp:

SS :

VM :

2/. Kiểm tra bài cũ

3/. Bài mới

Giới thiệu bài mới: Thiếu nhi Việt Nam, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng, kiên cường mà vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những em bé, đồng chí nhỏ như thế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 25 Tiết 99 Lượm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/02/2005 Tuần 25 – Tiết 99 LƯỢM MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS can tiếp thu được: Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm. Ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật. Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày: Tiết : Lớp: SS : VM : 2/. Kiểm tra bài cũ 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Thiếu nhi Việt Nam, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng, kiên cường mà vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những em bé, đồng chí nhỏ như thế. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả –tác phẩm. ? Cho biết vài nét về nhà thơ Tố Hữu? GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu thể thơ. GV cho HS giải thích moat số từ khó SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. GV cho HS đọc đoạn đầu. ? Đoạn thơ gợi lên hình ảnh chú bé Lượm như thế nào? Vì sao em có cảm nhận đó? ? Các từ láy trong đoạn thơ có tác dụng ra sao? ? Đường vàng là con đường như thế nào? ? Hình ảnh so sánh chú bé Lượm với con chim chích nhảy trên đường vàng đẹp và hay ở chỗ nào? ? Ngôn ngữ đối thoại của hai chú cháu trong hai khổ thơ tiếp có gì đáng chú ý? ? Má đỏ bồ quân là màu sắc thế nào? ? Tại sao nhà thơ gọi Lượm bằng nhiều cách như vậy? ? Phân tích từng cách gọi để thấy sự tinh tế và dụng ý trong cách xưng hô của tác giả? Gv cho HS đọc đoạn thơ -> “Còn không”. ? Hình ảnh chú Lượm trên đường công tác được miêu tả có gì gần gũi với đoạn thơ điệp khúc trên? ? Hình ảnh Lượm bất ngờ bị trúng đạn, ngã xuống, nằm trên đồng lúa, gợi cho em cảm xúc gì? ? Tình cảm và tâm trạng của tác giả khi kể về sự hi sinh của Lượm như thế nào? ? Tại sao nhà thơ lại viết câu thơ đặc biệt: Ra thế Lượm ơi! … Và câu thơ: Lượm ơi, còn không? Thành những khổ thơ riêng ngang hàng khổ thơ thứ 4 câu trước và sau đó? GV cho HS đọc tiếp đoạn còn lại. ? Cách đọc đoạn điệp khúc có gì giống và khác với đoạn thơ đầu bài? Vì sao? ? Ý nghĩa của đoạn thơ điệp khúc đó? => Thể thơ: 4 tiếng, nhịp thơ 2/2, thể loại : thơ tự sự. Đọc: giọng vui tươi, sôi nổi, nhí nhảnh, chú ý đoạn đối thoại giữa 2 chú cháu. => HS đọc phần chú thích. => Cảm nhận chú bé Lượm người gầy gò, nhanh nhẹn như sóc, vui tươi và nhí nhảnh. => Có tác dụng gợi hình. => Đó là con đường cát vàng, nắng vàng, đồng lúa vàng, đường phố Hàng Bè (Huế) ngập lá vàng. => So sánh thật giản dị giúp ta hình dung cả dáng điệu của chú bé học sinh đi liên lạc mà như đi học hằng ngày. => Lượm nói nhanh, giọng hơi khoe và rất vui sướng. => Cái cười híp mí(mắt), làm đôi má càng hồng rực lên như trái bồ quân căng mọng. => Xem sách thiết kế. => Vẫn là chú Lượm hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm, không hề chần chừ trước súng đạn, nguy hiểm, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ là mục đích trên hết. => Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào. => Khi hay tin Lượm hi sinh tác giả rất đau đớn, bàng hoàng nghẹn ngào,… => Tác giả muốn hình ảnh Lượm sẽ sống mãi trong lòng của mỗi người. I.TÁC GIẢ –TÁC PHẨM - Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng và là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. - Bài thơ sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống Pháp. II.PHÂN TÍCH 1/. Hình ảnh Lượm trong hồi tưởng của tác giả. -Loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, -Mồm huýt sáo vang. -Như con chim chích. -Nhảy trên đường vàng. => Từ láy gợi hình, so sánh, nhịp thơ nhanh -> Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên. - Cháu đi liên lạc. - Thích hơn ở nhà. => Niềm vui, sự say mê với công việc, với cuộc sống cách mạng. 2/. Cảm xúc của tác giả khi nghe Lượm hi sinh. Ra thế Lượm ơi ! => Câu thơ bị gãy đôi -> Tiếng nấc nghẹn ngào. - Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ. => Sự tiếc thương, thái độ trân trọng của nhà thơ 3/. Hình ảnh bất tử - Lượm ơi, còn không? => Câu hỏi tu từ -> Niềm bâng khuâng nuối tiếc khôn nguôi. -Chú bé loắt choắt ……………………………… Nhảy trên đường vàng => Điệp khúc, nhịp thơ chậm rãi -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng mọi người. III. GHI NHỚ 4/. Củng cố ? Đọc diễn cảm bài thơ? ? Nêu ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lượm? 5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới “Mưa” (Hướng dẫn đọc thêm) + Xem trước văn bản. + Tìm hiểu câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.

File đính kèm:

  • docTIET99.doc