Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tuần 14 Tiết 53 Tiếng gà trưa

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Qua giờ học, học sinh bước đầu cảm nhận về tình cảm của người chiến sĩ – nhân vật trữ tình với gia đình, với quê hương và Tổ Quốc.

 - Rèn kỹ năng đọc thơ trữ tình.

 - Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước và gia đình.

B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

C. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc bài thơ Rằm tháng giêng? - Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

 - Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya? Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?

 - Phát biểu cảm nghĩ của em về Bác Hồ qua tìm hiểu hai bài thơ trên?

Bước 3: Bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 Tuần 14 Tiết 53 Tiếng gà trưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 53 Ngày dạy lớp…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 13 Văn bản: Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh A. Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ học, học sinh bước đầu cảm nhận về tình cảm của người chiến sĩ – nhân vật trữ tình với gia đình, với quê hương và Tổ Quốc. - Rèn kỹ năng đọc thơ trữ tình. - Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước và gia đình. B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ Rằm tháng giêng? - Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? - Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya? Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? - Phát biểu cảm nghĩ của em về Bác Hồ qua tìm hiểu hai bài thơ trên? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của HS Kiến thức cần đạt HS đọc chú thích sgk – 150 ? Phần chú thích cho em hiểu gì về tác giả Xuân Quỳnh ? ? Nêu những hiểu biết của em về bài thơ? GV đọc mẫu, gọi HS đọc, GV nhận xét, xem phần chú giải sgk ? Nhận xét về thể thơ? ? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? - Âm thanh tiếng gà trưa - Tiếng gà trưa và những kỷ niệm ấu thơ - Những suy tư của người chiến sĩ HS đọc khổ 1 ? Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong thời điểm cụ thể nào? ? Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tâm trí con người lại bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? ? Với người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác nào? ? Từ nghe nhắc lại nhiều lần trong các câu thơ có tác dụng gì? ? Tại sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi cảm giác đó ở con người? - Buổi trưa ở làng quê là thời điểm yên tĩnh, do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian. - Tiếng gà đem lại niềm vui cho con người, có thể giúp con người quên đi nỗi vất vả. - Tiếng gà còn gọi về những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ và tình bà cháu thân thương - Chính thức tiếng gà trưa sẽ là nút khởi động, để kí ức tuổi thơ và về trong nỗi nhớ của người chiến sĩ. Theo dõi chú thích sgk Độc lập Độc lập Đọc bài thơ. Dựa vào phần soạn bài để trả lời. Nhận xét Tìm chi tiết Phân tích Thảo luận tự do I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 1942 – 1988 quê ở La Khê – ven thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây. - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ - Xuân Quỳnh có nhiều tập thơ hay: Tơ tằm, Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào… - Hoa cỏ may, sân ga chiều em đi, tự hát… 2. Tác phẩm: - Tiếng gà trưa được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968 ) và in lại trong tập Sân ga chiều em đi(1984 ) II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích - Chú ý: 3,4 - Thể thơ tự do gồm 5 tiếng. 2. Bố cục: 3 phần a. Khổ thơ đầu: b. 5 khổ thơ tiếp: c. 2 khổ cuối: 3. Phân tích: a. Âm thanh tiếng gà trưa: - Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân - Tiếng gà là âm thanh của làng quê… tạo thành kỷ niệm khó quên … Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Điệp từ: nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương, gia đình, người thân, tạo ra những liên tưởng nghệ thuật khác nhau Người chiến sĩ không chỉ lắng tai nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về. Tuần 14 Tiết 54 Ngày dạy lớp…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 13 Văn bản: Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh A. Mục tiêu cần đạt: Tiếp tục giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu. - Thấy được nghệ thuât biểu hiện tình cảm cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị. - Rèn kỹ năng đọc – phân tích thơ. B. Chuẩn bị: GV: sgk, sgv ngữ văn 7 HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa? - Phân tích tình cảm trỗi đạy trong lòng cháu khi nghe tiếng gà trưa? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hình thứchoạt động của HS Kiến thức cần đạt Đọc khổ thơ 2, 6 ? Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong đoạn thơ thứ hai? ? Những con gà mái và những quả trứng hồng hiện lên như thế nào? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ? ? Tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy? ? Trong âm thanh tiếng gà trưa người cháu – người chiến sĩ còn hồi tưởng gì? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn từ trong lời thơ trên? ? Tại sao bà lại mắng cháu? ( bà muốn sau này cháu đượn xinh đẹp, hạnh phúc ) ? Qua lời bà mắng em cảm nhận gì về tình cảm bà dành cho cháu? ? Cách bà chăm chút những quả trứng được kể như thế nào? ? Em hiểu thế nào là chắt chiu? ? Hình ảnh cụ thể ấy cho em cảm nhận gì về cuộc sống của bà? ? Bức tranh trong sgk minh họa cho hình ảnh nào? ? Hàng năm, khi gió lạnh tràn về tâm trạng bà như thế nào? ? Vì sao bà lo, mong như vậy? ? Em có nhận xét gì về những mong ước của bà? ? Qua đó em có cảm nhận gì về tình cảm của bà với cháu? ? Trong kí ức của cháu bà hiện lên với những đức tính cao quí nào? Đọc khổ thơ 6 Giải thích: vải chéo go, trúc bâu? - Gv giới thiệu thêm để học sinh nắm được hoàn cảnh đất nước ta lúc bây giờ. ? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ được sử dụng? ? Tâm trạng của cháu được diễn tả qua từ ngữ nào? ? Chi tiết niềm vui được quần áo mới cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu? ? Hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết này? Đọc khổ thơ 7 – 8 ? Theo em tiếng gà trưa ( khổ 7) gợi ra những niềm hạnh phúc nào sau đây: Tình bà cháu Hạnh phúc tuổi thơ Âm thanh cuộc sống Cả 3 ý kiến trên ? Người cháu chiến đấu vì ai? Vì mục đích gì? ? Biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ này? Tác dụng? ? Vì sao con người có thể nghĩ rằng: Tiếng gà trưa Mang bao điều hạnh phúc? ? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu hôm nay của mình còn là Vì tiếng gà cục tác. Ô trứng hồng tuổi thơ? ? Khi chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì tiếng gà và vì ổ trứng hồng, con người sẽ mạng một tình cảm như thế nào? ? Có thể kể bài thơ thành câu chuyện được không? vì sao? ? Nếu ý nghĩa của văn bản? HS đọc ghi nhớ ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? ? Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là gì? Theo dõi văn bản. Tìm chi tiết trong bài. Nhận xét Phân tích Độc lập Nhận xét Độc lập Giải nghĩa từ Nhận xét Tìm chi tiết trong bài. Phân tích Cảm nhận Kết luận Giải nghĩa từ Nghe Phân tích Thảo luận tự do Kết luận Đọc bài Phân tích Độc lập Phân tích Thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. Thảo luận tự do 3. Phân tích: b. Tiếng gà trưa và những kỉ niệm ấu thơ: Này con gà mài mơ Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Điệp ngữ, tính từ chỉ màu sắc bàn tay bà cháu nâng niu, giới thiệu đàn gà. - Lời bà mắng: ....Có tiếng bà vẫn mắng... Rồi sau này lang mặt... Lời thơ bình dị, mộc mạc. Bà luôn lo lắng, quan tâm khuyên bảo cháu, tình yêu bà dành cho cháu giản dị mà sâu sắc. - Cách bà chăm chút từng quả trứng: Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp Người bà thôn quê chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan - Bức tranh minh họa: Hình ảnh con gà, ổ trứng, động tác soi trứng - Nỗi lo của bà: ...Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Là nỗi lo chân thật và vì niềm vui của cháu ( được quần áo mới ): mong ước giản dị, chân thật. Biểu hiện tình yêu thương giản dị mà thầm lặng của những người bà quê hương. * Bà nghèo nhưng hết lòng vì con cháu, chịu đựng , nhẫn nại và giàu đức hi sinh. - Niềm vui của cháu: Ôi cái quần chéo go ống rộng dài quét đất Cái áo cánh … sột soạt Hình ảnh thơ chân thực, từ biểu cảm trực tiếp. - HS thảo luận: + Tuổi thơ gắn với niềm vui bé nhỏ ở làng quê, . + Vui vì có quần áo mới nhưng vui hơn vì tình cảm ấm áp bà dành cho cháu. + Aó quần bà sắm cho thatạ bình thường nhưng nó thể hiện tình yêu thương của bà. + Đó là niềm vui được tạo ra từ những chắt chiu, cần kiệm của bà. Diễn tả niềm hạnh phúc tuổi thơ: thiêng liêng và không dễ gì quên được. Cháu vô cùng yêu thương và kính trọng bà. c. Những suy tư của người chiến sĩ: – Tiếng gà trưa: gợi tình bà cháu, hạnh phúc tuổi thơ, âm thanh cuộc sống thanh bình.Suy tư về hạnh phúc. - Mục đích cháu chiến đấu: + vì yêu Tổ Quốc + vì yêu xóm làng + vì tiếng gà … ổ trứng hồng điệp từ nhấn mạnh, khẳng định, tình cảm đẹp đẽ lớn lao của người chiến sĩ HS thảo luận - Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật, bình yên, no ấm. Tiếng gà trưa thức dậy bào tình cảm quê hương trong lòng cháu. - Mơ nhưng điều tốt lànhm hạnh phúc. - Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả. - Ô trứng và tiếng gà là những điều chân thật quí giá, là biểu tượng của hạnh phúc ở mỗi miền quê. Vì htế cuộc chiến đấu cảu cháu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ cho những điều chân thật và quí giá. III. Ghi nhớ: sgk – 151 IV. Luyện tập - Thể thơ 5 chữ - Tiếng gà trưa… Bước 4: Củng cố - Đọc diễn cảm bài thơ Bước 5: Hướng dẫn về nhà: - Học bài, Nắm vững nội dung - Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm Tuần 14 Tiết 55 Ngày dạy lớp…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 13 Tiếng việt: Điệp ngữ A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là điệp ngữ và tgí trị của điệp ngữ - Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết B. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv Ngữ văn 7+ bảng phụ - HS: Đọc trước bài. C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa? Sử dụng từ đồng âm cần chú ý gì? - Chữa bài tập sgk? Hoạt độngcủa giáo viên Hình thức hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Gv treo bảng phụ ghi khổ đầu, khổ cuối bài thơ: Tiếng gà trưa ? Trong ví dụ trên, từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? ? Việc lặp từ trên có tác dụng như thế nào? - GV lấy ví dụ: hàng ngày đi học về, em giúp mẹ nhặt rau, em giúp mẹ nấu cơm, em giúp mẹ quét sân… ? Nhận xét các từ ngữ được lặp lại? ? Gọi các từ sử dụng trong bài thơ Tiếng gà trưa là điệp ngữ. Em hiểu thế nào về phép tu từ này? HS đọc ghi nhớ GV treo bảng phụ ghi các ví dụ ? Ví dụ a điệp ngữ có cấu tạo như thế nào? Vị trí? Tương tự ví dụ b, c ? Qua các ví dụ trên, em biết có những dạng điệp ngữ nào? ? Xác định các điệp ngữ trong bài tập, nêu tác dụng? Gọi học sinh đọc bài tập 3 sgk ? Việc lặp từ trong rtường hợp này có hiệu quả nghệ thuật không? ? Em hãy sửa lại Đọc ví dụ Nhận xét Nhận xét Kết luận Theo dõi ví dụ Nhận xét Kết luận Độc lập Hoạt động nhóm I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - nghe: lặp lại 3 lần - Vì: lặp lại 4 lần Tác dụng: nổi bật ý, gây cảm xúc. - Hàng ngày đi học về em giúp mẹ nhặt rau, em giúp mẹ nấu cơm, em giúp mẹ quét sân... Các từ ngữ lặp lại nhiều lần gây khó hiểu. 3. Ghi nhớ: sgk II. Các dạng điệp ngữ: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a) điệp ngữ là một từ, đứng cách xa nhau. b) Điệp ngữ là một tổ hợp từ, đứng liền nhau. c) Điệp ngữ là một từ, cuối câu 1, đầu câu 2, cuối câu 2, đầu câu 3… 3. Ghi nhớ: sgk – 152 III. Luyện tập: Bài 1 tập 1: sgk - 153 - Một dân tộc… dân tộc đó: nhấn mạnh quyền tự do, độc lập của dân tộc. - Trông, … đi cấy: nhấn mạnh nỗi lo âu trông mong nưa thuận, gió hòa. Bài tập 3: sgk - 153 - Việc lặp từ gây rườm rà, khó hiểu Sửa: bỏ bớt một số từ, gộp một số câu Bước 4: Củng cố - Nhắc lại khái niệm điệp ngữ, các dạng điệp ngữ Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm bài tập 2, 4 sgk Tuần 14 Tiết 56 Ngày dạy lớp…………/……/2007 Ngữ văn. Bài 13 Làm văn: Luyện nói Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh: củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Luyện phát biểu miệng trước tập thể. B. Chuẩn bị: Dàn bài chi tiết bài: Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh ) C. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? - Khi làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học cần chú ý gì? Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Yêu cầu một học sinh đọc đề bài sgk và yêu cầu của đề bài ? Đề bài yêu cầu gì? thể loại? ? Đối tượng của biểu cảm là gì? 1 học sinh đọc bài thơ ? Đọc bài thơ em hình dung cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc như thế nào? ? Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào? ? Qua đó em biết Bác là người như thế nào? ? Trong văn bản đó em thích nhất chi tiết, hình ảnh thơ nào? 1 học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ( lên bảng ) giáo viên cùng học sinh khác bổ sung. Các tổ cử đại diện trình bày các bạn khác nhậ xét dưới phương diện sau: - Phong cách trình bày - Nội dung ? Câu 1 và 2 có gì độc đáo về nghệ thuật? ? Câu 3 và 4 hay ở chỗ nào? ? Ân tượng và tình cảm chung nhất của em về bài thơ? ? Để có một bài văn luyện nói tốt cần những điều kiện gì? - GV bổ sung, nếu thiếu ý và cho điểm. Độc lập Dùng phần đã chuẩn bị ở nhà để trả lời. Hoạt động nhóm. Phân công trình bày trong nhóm. Các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Các nhóm khác nhận xét. I. Chuẩn bị: Đề bài: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Thể loại: văn biểu cảm ( cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ) - Đối tượng biểu cảm: bài thơ Cảnh khuya - Cảnh thiên nhiên đẹp, huyền ảo, êm đềm. - Tác giả say mê trước cảnh thiên nhiên đẹp đồng thời không quên trách nhiệm lo dân, lo nước… 2. Lập dàn ý: - Mở bài: + Bài thơ Cảnh khuya + Tác giả: Hồ Chí Minh + Sáng tác năm 1947 + Cảm xúc chung: thích bài thơ - Thân bài: + Cảm nhận chung: Về nội dung + Bài thơ miêu tả cảnh đêm trăng huyền ảo ở núi rừng Việt Bắc + Bài thơ hé mở nét tâm hồn tuyệt đẹp của vị lãnh tụ tối cao chất thi sĩ + chiến sĩ + Cảm nhận riêng về các câu thơ: về nghệ thuật + Câu 1, 2: Cảnh đẹp được cảm nhận qua cách so sánh độc đáo ( tiếng hát xa ) qua hình ảnh tinh tế, sống động. ( trăng lồng cổ thụ …) + Câu 3,4: Khép mở hai nét tâm hồn: hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. Tinh thần lạc quan cách mạng. - Kết bài: + Đọc bài thơ ta thêm yêu mến kính phục Bác Hồ – một con người vừa bình thường giản dị, vừa vĩ đại, thiêng liêng… Là người nghệ sĩ sáng tạo cáI đẹp cho đời II. Luyện nói: 1. Luyện nói trong nhóm tổ - Các nhóm tổ cử thư kí ghi biên bản. Cử 1 đại diện của tổ trình bày trước lớp. 2. Luyện nói trước lớp: - Phong cách: + Bình tĩnh, tự tin + Trình bày lưu loát + Sử dụng văn nói - Nội dung: + Hiểu yêu cầu đề bài + Hiểu nội dung + Trình bày cụ thể cảm xúc Bước 4: Củng cố - Phân biệt: Phát biểu cảm nghĩ về con người, sự vật và phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Bước 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài - Soạn: Một thứ quà của lúa non: Cốm - Làm bài tập trình bày miệng vào vở. _________________________________________________________________________________ Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của ban giám khảo _________________________________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc