Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 1 Tiết 4 Trong lòng mẹ ( Tiết 1)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất chữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, dạt dào cảm xúc.

2. Kĩ năng:

a.Kỹ năng bài học:

 - Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, khái quát đặc điểm tính cách qua lời nói, nét mặt, tâm trạng; phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết.

 - Củng cố hiểu biết về thể loại tự truyện - hồi kí.

b. Kỹ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính

- Xác định giá trị bản thân: trân trọng gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thụng với nỗi bất hạnh của người khác, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình .

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ:

 - Giáo dục tình cảm trong sáng, chân thành, biết trân trọng tình cảm gia đình, căm ghét cái xấu xa, căm ghét các hủ tục; những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng

B. CHUẨN BỊ:

- GV:- Giáo án, tài liệu tham khảo có liên quan.

 - Chân dung nhà văn Nguyên Hồng;

 - Tranh minh hoạ cảnh bé Hồng nằm trong lòng mẹ (theo SGK Ngữ văn 8 T1)

 - Phiếu học tập

- HS: - Đọc và chuẩn bị theo nội dung SGK

 - Sưu tầm tư liệu về tác giả Nguyên Hồng

 - Sưu tầm các bài viết về tác giả, tác phẩm

 - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK

C. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC:

* Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.

- Hình thức tổ chức: hoạt động độc lập, hoạt động nhóm

* Kỹ thuật dạy học:

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 Tuần 1 Tiết 4 Trong lòng mẹ ( Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết: 4 Tuần 1 Văn bản: Trong lòng mẹ (Tiết1) - Nguyên Hồng - A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí. - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất chữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm, dạt dào cảm xúc. 2. Kĩ năng: a.Kỹ năng bài học: - Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, khái quát đặc điểm tính cách qua lời nói, nét mặt, tâm trạng; phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết. - Củng cố hiểu biết về thể loại tự truyện - hồi kí. b. Kỹ năng sống: - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính - Xác định giá trị bản thân: trân trọng gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thụng với nỗi bất hạnh của người khác, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình . - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm trong sáng, chân thành, biết trân trọng tình cảm gia đình, căm ghét cái xấu xa, căm ghét các hủ tục; những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng B. chuẩn bị: - GV:- Giáo án, tài liệu tham khảo có liên quan. - Chân dung nhà văn Nguyên Hồng; - Tranh minh hoạ cảnh bé Hồng nằm trong lòng mẹ (theo SGK Ngữ văn 8 T1) - Phiếu học tập - HS: - Đọc và chuẩn bị theo nội dung SGK - Sưu tầm tư liệu về tác giả Nguyên Hồng - Sưu tầm các bài viết về tác giả, tác phẩm - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK C. phương pháp- Kỹ thuật dạy học: * Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp... - Hình thức tổ chức: hoạt động độc lập, hoạt động nhóm * Kỹ thuật dạy học: - Kỹ thuật động não: HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về tác gỉa, tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm của nhân vaath bé Hồng với mẹ. - Trao đổi nhóm: HS trao đổi, thảo luận về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Trình bày một phút: trình bày nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Viết sáng tạo: Cảm nghĩ về tình mẫu tử. D. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: * Phát phiếu học tập (5 HS) ? Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Tôi đi học ( Thanh Tịnh ) được viết theo thể loại nào? A. Bút kí B. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm thể hiện chủ yếu ở phương diện nào ? A. Lời nói B. Tâm trạng C. Ngoại hình D. Cử chỉ Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm? A. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật "tôi" trong buổi đến trường đầu tiên. B. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật "tôi" ở buổi đến trường đầu tiên. C. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc, thầy giáo... đối với những em bé lần đầu tiên đến trường. D. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật "tôi" và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. Y/c: 1-B; 2- A; 3-A; * Trả lời miệng (2HS) ? Em hãy nêu nét đặc sắc của truyện ngắn “Tôi đi học” - Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là trong buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. - Tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những so sánh sinh động, rung động tinh tế và ngòi bút giàu chất thơ... ? Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của Thanh Tịnh trong văn bản này là biện pháp so sánh. Em hãy nhẵc lại 3 so sánh hay trong bài và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó HS: - Thể loại truyện ngắn (hồi tưởng); sự kết hợp giữa các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. ( Nội dung, bố cục mạch văn và các hình ảnh, chi tiết trong bài đã chững minh điều đó). - 3 so sánh + Những cảm giác trong sáng.....như....quang đãng. + ý nghĩ ấy...như....ngang qua ngọn núi. + Họ như ....ngập ngừng e sợ. -> Các so sánh trên đều dùng những hình ảnh cụ thể để cụ thể hoá những sự vật, tâm trạng, ý nghĩ còn trừu tượng; mặt khác, góp phần làm đậm chất trữ tình ngọt ngào, nhẹ nhàng của kỉ niệm và cảm xúc. GV: - Nhận xét- Cho điểm 3. Bài mới: GV: Nguyên Hồng (1918 – 1982) là một trong những nhà văn có một thời ấu thơ thật cay đắng, khốn khổ. Những kỉ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật “Những ngày thơ ấu”. Kỉ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất. Hoạt động của Thầy và Trò ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng Gợi ý: - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyên Hồng - Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông Dựa vào chú thích * SGK để giới thiệu về tác giả GVnhấn mạnh: - Nguyên Hồng quê ở thành phố Nam Định nhưng trước cách mạng sống chủ yếu ở Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo - Cuộc sống cay đắng vất vả cơ cực ngay từ thuở ấu thơ đã ảnh hưởng lớn đến những sáng tác của ông. Ngay từ tác phẩm đầu tay Nguyên Hồng đã viết về những người cùng khổ gần gũi một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết, - Sau cách mạng nhà văn tiếp tục sáng tác bền bỉ cho đến khi qua đời để lại nột khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị. - Văn xuôi nguyên Hồng giàu chất trữ tình với dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là nhà văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người. GV: giới thiệu chân dung nhà văn Nguyên Hồng ? Hãy nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm GV:Tác phẩm gồm 9 chương đăng trên báo năm 1938, xuất bản lần đầu năm 1940. Là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng - Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tập hồi kí, nhan đề do người biên soạn SGK đặt. ? Nội dung chính của đoạn trích GV: Nói về cuộc tranh cãi lớn giữa bé Hồng với bà cô và cảnh mẹ con bé Hồng gặp gỡ Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng, ta còn thấy trong tác phẩm bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình cảm máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo. ? Cần đọc văn bản như thế nào GV lưu ý cách đọc: Giọng chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật tôi, nhất là đoạn cuối cuộc trò chuyện với bà cô, đoạn tả chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ. Các từ ngữ, hình ảnh, lời nói ngọt ngào, giả dối rất kịch của bà cô cần thể hiện một cách đay đả, kéo dài, lộ rõ sắc thái châm biếm, cay nghiệt. GV đọc mẫu đoạn chữ nhỏ( tóm tắt phần đầu tác phẩm) 2HS đọc phân vai: nhân vật chú bé Hồng, bà cô - HS khác nhận xét - GV đánh giá chung và uốn nắn cách đọc cho HS. ? Cần chú ý các chú thích nào? Vì sao HS: Giải thích nghĩa các chú thích cần chú ý (5, 8, 12, 13, 14, 17)-> Những từ ngữ khó GV lưu ý các khẩu ngữ, từ địa phương ? Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể loại này HS: VB viết theo thể loại hồi kí: Thể văn ghi chép là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuỵên, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến trong một quá khứ không gần lắm. ? Đoạn trích có thể chia ra làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần? HS: 2 phần + P1: Từ đầu " hỏi đến chứ - ND: Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng; ý nghĩ cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh. + P2: Phần còn lại - ND: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng. ? Từ bố cục này em hãy rút ra nội dung cơ bản cần phân tích của đoạn trích HS: Tâm địa độc ác của người cô và tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh của mình. H: Theo dõi phần đầu của văn bản . ? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt HS: Mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải tha hương cầu thực. Hai anh em Hống sống nhờ nhà người cô ruột, không được yêu thương, còn bị hắt hủi. Sắp đến ngày giỗ đầu của cha. ? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận của bé Hồng như thế nào? HS: Cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình yêu thương, đặc biệt là của mẹ. ? Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với Hồng HS: Quan hệ ruột thịt ( là cô ruột của bé Hồng). ? Nhân vật này hiện lên qua những chi tiết và hình ảnh điển hình nào? Em hãy liệt kê H: Cô tôi gọi ...mẹ mày không? - Sao lại không vào?....trước đâu! - Mày dại quá...em bé chứ. ? Em thấy có điều gì đáng chú ý ở thái độ của bà cô khi hỏi HS: Bà cô “cười hỏi” chứ không phải lo lắng hay nghiêm nghị hỏi, âu yếm hỏi ? ý nghĩa cay độc trong câu hỏi đó của bà cô là gì HS: Gieo rắc vào Hồng những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. ? Hồng có nhận ra điều đó không và chú đã phản ứng như thế nào HS: Nhận ra và cúi đầu không đáp lại + Cười cúi đầu đáp lại: Không, cháu không muốn vào. GV: Lẽ thường câu hỏi đó sẽ được trả lời rằng có, nhất là đối với chú bé vốn dĩ thiếu thốn một tình thương ấp ủ. Nhưng vốn nhạy cảm, nặng tình thương yêu và lòng kính mến mẹ, chú bé Hồng lập tức nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong tiọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của người cô. Vì thế, chú cúi đầu không đáp. ? Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện điều gì HS: Lời nói và cử chỉ này càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác của bà. Bà vẫn tiếp tục đóng kịch, tiếp tục trêu cợt cháu, tiếp tục lôi người cháu vào trò chơi tai qoái của mình. GV: - Quả không gì cay đắng bằng khi vết thương lòng bị người khác- lại chính là cô ruột mình cứ săm soi, hành hạ. Hai chữ “em bé” ngân dài ra thật ngọt. Rõ ràng bà cô đã biểu hiện sự săm soi, độc địa, cứ hành hạ, nhục mạ đứa bé ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của nó. ? Trong khi bé Hồng đang rất đau đớn thì thái độ của người cô ra sao? được biểu hiện qua những chi tiết nào? phân tích ý nghĩa của những chi tiết đó H: Cô tôi vẫn tươi cười kể cho tôi nghe” có một bà họ nội...”, miêu tả tỉ mỉ sự túng quẫn, gầy guộc rách rưới của mẹ bé Hồng một cách thích thú,hả hê. ? Hành động tiếp theo nữa của bà cô là gì HS: Đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị-> tỏ sự ngậm ngùi ? Em có suy nghĩ gì về hành động này HS: Giả dối, thâm hiểm... GV: - Đối lập với trạng thái xót xa như bị cào gai xát muối của cháu là sự vô cảm đến sắc lạnh ghê rợn của người cô - Dường như đã đánh đến miếng cuối cùng - Khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến đỉnh điểm- Bà ta mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Đến đây sự giả dối thâm hiểm mà trơ trẽn của bà cô đã được phơi bày. ? Từ sự phân tích trên, em hãy rút ra bản chất nhân vật người cô H: ................ GV: Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng không làm cho bà ta động lòng trắc ẩn trái lại bà ta luôn tìm cơ hội để châm chọc, nhục mạ..... - Bà cô là hạng người mang ý nghĩa tố cáo những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong XHTD nửa PK. - Tính cách tàn nhẫn đó là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ theo luật “tam tòng” ? Em có nhận xét gì về cách khắc hoạ tính cách nhân vật người cô của tác giả HS: Chú trọng miêu tả hành động, lời nói làm nổi bật tính cách theo trình tự phát triển... ? Hình ảnh bà cô có ý nghĩa gì GV: - Đó là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến - Tác giả tố cáo hạng người tàn nhẫn đến khô héo cả tình cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Hình ảnh bà cô gây sự khó chịu, căm ghét nhưng cũng chính là hình ảnh tương phản giúp tác giả thể hiện hình ảnh người mẹ và tình cảm của bé Hồng mạnh mẽ và mãnh liệt hơn. ? Hãy đọc diễn cảm các câu nói của bà cô - HS đọc - HS Nhận xét - GV nhận xét ? Qua đó giúp em biểu gì về nhân vật bé Hồng Nội dung A. Giới thiệu chung 1. Tác giả: - Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê ở Nam Định - Là nhà văn của những người lao động cùng khổ. - Nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ. - Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất chữ tình, dạt dào cảm xúc, rất chân thành 2. Tác phẩm: - Trích từ chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” B. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích. 2. Thể loại - Bố cục - Thể loại: hồi kí - Bố cục: 2 phần P1: Từ đầu-> hỏi đến chứ Tâm địa độc ác của người cô P2: Phần còn lại Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh của chú. 3. Phân tích: 3.1. Tâm địa độc ác của nhân vật người cô. - Cười hỏi: Gieo rắc vào Hồng những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. - Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt, mắt long lanh, chằm chặp nhìn chú bé. - Tươi cười kể chuyện... => Con người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn. => Chú trọng miêu tả hành động, lời nói => Nổi bật tính cách nhân vật theo trình tự phát triển. => Nổi bật cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng 4.Củng cố: - GV: Hệ thống lại toàn bộ nội dung của bài học ? Em có nhận xét gì về nhân vật bà cô? Thái độ của em đối với nhân vật này HS trình bày lại những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ của bà cô-> bản chất con người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn -> Là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến . 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài theo nội dung - Hoàn chỉnh các bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: VB “Trong lòng mẹ” (T2) - Đọc kĩ văn bản - Tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng bé Hồng - Chuẩn bị theo nội dung SGK - Tìm các bài viết về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” E. Rút kinh nghiệm giờ dạy ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ___________________________________ NS: 15 / 8/ 2012 Tiết: 5 Tuần 2 Văn bản: Trong lòng mẹ (Tiết 2) - Nguyên Hồng - A.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ. - Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất chữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. 2. Kĩ năng: a.Kỹ năng bài học: - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, khái quát đặc điểm tính cách qua lời nói, nét mặt, tâm trạng; phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết. - Củng cố hiểu biết về thể loại tự truyện - hồi kí. b, Kỹ năng sống: - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính - Xác định giá trị bản thân: trân trọng gia đình, tình mẫu tử , biết cảm thụng với nỗi bất hạnh của người khác, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình . - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm trong sáng, chân thành, biết trân trọng tình cảm gia đình, căm ghét cái xấu xa, căm ghét các hủ tục B. chuẩn bị: - GV:- Giáo án, tài liệu tham khảo có liên quan. - Chân dung nhà văn Nguyên Hồng; - Tranh minh hoạ cảnh bé Hồng nằm trong lòng mẹ (theo SGK Ngữ văn 8- tập 1). - Phiếu học tập - HS: - Đọc và chuẩn bị theo nội dung SGK - Sưu tầm tư liệu về tác giả Nguyên Hồng - Sưu tầm các bài viết về tác giả, tác phẩm - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK C. phương pháp - kỹ thuật dạy học - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp... - Hình thức tổ chức: hoạt động độc lập, hoạt động nhóm * Kỹ thuật dạy học: - Kỹ thuật động não: HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về tác gỉa, tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm của nhân vaath bé Hồng với mẹ. - Trao đổi nhóm: HS trao đổi, thảo luận về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Trình bày một phút: trình bày nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Viết sáng tạo: Cảm nghĩ về tình mẫu tử. D. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ( 1HS) ? Dựa vào phần chữ in nhỏ và đoạn mở đầu phần trích, em thấy hoàn cảnh sống của bé Hồng ra sao Y/ C : - Bé Hồng gặp phải hoàn cảnh sống rất đáng thương, bố nghiện ngập, mất sớm. Mẹ xa con nhỏ đi tha hương cầu thực, gần năm trời không có tin tức gì. Hồng phải sống với bà cô độc ác, thâm hiểm trong tình cảnh buồn tủi cô đơn... ? Em có nhận xét gì về nhân vật bà cô trong văn bản “Trong lòng mẹ”? thái độ của em đối với nhân vật này -Yêu cầu nêu được + Bản chất nhân vật bà cô: Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, hẹp hòi, nhẫn tâm... + Thái độ của bản thân: căm phẫn, lên án. GV: - Nhận xét - Cho điểm 3. Bài mới: GV: ở tiết trước các em đã thấy được tâm địa xấu xa của người cô trong cuộc trò chuyện với bé Hồng, vậy tâm địa xấu xa đó của người cô có làm giảm đi tình yêu thương của em đối với mẹ không? chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò GV: Sớm chịu cảnh bất hạnh vì mất cha, sống bơ vơ vì xa mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng và đặc biệt là qua cuộc trò chuyện với bà cô phẩm chất của bé Hồng được bộc lộ. ? Đó là phẩm chất gì ? Tình yêu thương mãnh liệt đó thể hiện qua những phương diện, tình huống, hoàn cảnh nào HS: - ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng khi trả lời người cô. - Cảm giác sung sướng khi được ở trong lòng mẹ. ? Nhắc lại những ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng khi nói chuyện với người cô HS: Trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh, vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ... + Nhận ra sự thâm độc của người cô. "Hồng đau đớn, uất hận, dâng trào cảm xúc yêu thương mãnh liệt đối với mẹ. ? Em hãy tìm đoạn văn bộc lộ rõ tâm trạng đó của bé Hồng HS: “cô tôi chưa dứt....kì nát vụn mới thôi” ;? Em có nhận xét gì về từ ngữ, hình ảnh của đoạn văn? Qua đó thể hiện tháI độ như thế nào HS: Lời văn dồn dập với các hình ảnh, động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến. -> Thái độ quyết liệt, lòng căm tức tột cùng, tình yêu thương mãnh liệt... ? ở đây phương thức biểu đạt nào được vận dụng? Tác dụng của nó HS: Phương thức biểu cảm, bộc lộ trực tiếp trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng. ? Có thể hiểu gì về bé Hồng qua cách bộc lộ cảm xúc ấy H: Tự bộc lộ ? Cảm xúc của em khi nghe những cảm xúc đó của bé Hồng H:................................ ? Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng, Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản, em hãy chỉ ra sự tương phản ấy HS: Tính cách hẹp hòi tàn nhẫn của người cô > <tính cách trong sáng, giàu tình yêu thương của bé Hồng. ? ý nghĩa của phép tương phản đó HS: Làm bật nổi bật lên tính cách tàn nhẫn của người cô, khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng GV: Tình cảm trong sáng ấy tiếp tục được thể hiện ở phần cuối của văn bản. HS: Theo dõi đoạn 2 của văn bản ? em hãy cho biết hình ảnh của người mẹ hiện lên qua những chi tiết nào HS: + Mẹ tôi về đem theo nhiều quà bánh + Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi...thấm nước mắt cho tôi +Mẹ tôi không còm cõi...lạ thường. ? Người mẹ được kể qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập tình yêu thương của con, điều đó có tác dụng gì HS: Hình ảnh người mẹ hiện lên gần gũi, sinh động -> Bộc lộ tình con yêu thương quý trọng mẹ: mẹ hiện ra đẹp đẽ, kiêu hãnh vượt lên mọi lời mỉa mai cay độc của bà cô, của người đời. ? Em hãy tìm những từ ngữ, chi tiết bộc lộ trực tiếp tình yêu thương của bé Hồng với mẹ HS: Tiếng gọi: mợ! mợ ơi! + Hành động: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và.....cánh tay mẹ.. + oà lên khóc nức nở. ? Em hãy so sánh tiếng khóc của bé Hồng lúc này với tiếng khóc lúc nói chuyện với người cô của bé HS: Khác hẳn với lần trước: Tiếng khóc dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. ? Theo em đoạn văn nào diễn tả đậm nét cảm giác bé Hồng khi ở bên mẹ HS: “phải bé lại...vô cùng” ? Phân tích nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn văn đó HS: Cảm giác sung sướng đến cực độ của đứa con khi được ở trong lòng mẹ. GV: Đoạn văn tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử. Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. -> là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. ?Nhận xét của em về nhân vật bé Hồng từ những biểu hiện ấy HS: tự bộc lộ... ? Nêu những nét đặc sắc về NT của đoạn trích HS trả lời GV chốt kiến thức + Đoạn trích thấm đượm chất trữ tình -> một đặc điểm nổi bật trong phong cách viết văn của Nguyên Hồng. + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả với bộc lộ cảm xúc + Các hình ảnh ấn tượng giàu cảm xúc để thể hiện tâm trạng + So sánh chân thực, cảm động ? Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì H:....... ? Nhân vật bé Hồng gợi cho em những suy nghĩ gì về số phận con người trong xã hội phong kiến H: ........................ ? Nêu kết luận chung về nội dung và nghệ thuật của văn bản HS: ................. ? Đọc ghi nhớ SGK trang 21 GV: Hướng dẫn HS làm bài tập ? Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Hãy chứng minh nhận định trên Gợi ý: - Nguyên Hồng là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đây là những nhân vật xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông. - Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng + Diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước + Thấu hiểu, vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quí của phụ nữ và nhi đồng ( HS cảm nhận , chỉ ra tình cảm, cái nhìn ấy của Nguyên Hồng qua đoạn trích được học. Nhất là qua nhân vật chú bé Hồng và người mẹ bất hạnh của chú) - HS thực hiện, trình bày, nhận xét - GV nhận xét Nội dung 3. Phân tích … 3.2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ. * ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng khi trả lời người cô. - Nhận ra sự thâm độc của người cô. -> Hồng đau đớn, uất hận, dâng trào cảm xúc yêu thương mãnh liệt đối với mẹ. - “cô tôi chưa dứt....kì nát vụn mới thôi” -> Lời văn dồn dập với các hình ảnh, động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến. -> Thái độ quyết liệt, lòng căm tức tột cùng, tình yêu thương mãnh liệt... - Phương thức biểu cảm, bộc lộ trực tiếp trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng. => NT: tương phản ( Làm bật nổi bật lên tính cách tàn nhẫn của người cô và khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng ) => Nỗi cô đơn, niềm khao khát tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của ngươì cô. * Cảm giác sung sướng khi được ở trong lòng mẹ. + Chạy theo xe gọi bối rối: mợ! mợ ơi! + Oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.-> Giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. - “phải bé lại...vô cùng”-> Cảm giác sung sướng đến cực độ của đứa con khi được ở trong lòng mẹ. -> Kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh ấn tượng giàu cảm xúc, so sánh chân thực, cảm động. -> Yêu mẹ mãnh liệt, khao khát yêu thương, khao khát tình mẹ, Cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng. Là chú bé nhạy cảm có nội tâm sâu sắc. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc. - Lời văn giàu sức biểu cảm thấm đượm chất trữ tình. 4.2. Nội dung: - Kể lại chân thực, cảm động những cay đắng tủi cực của bé Hồng. - Tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với mẹ. 4.3.Ghi nhớ: SGK/21 C. Luyện tập. Câu 5 (SGK/21) 4. Củng cố: GV hệ thống lại toàn bộ nội dung của bài học, đặc biệt là phần cuối của văn bản là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. ? Nêu những cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng 5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học kĩ nội dung bài

File đính kèm:

  • doct4-T6.doc