Giáo án Ngữ văn - Tiết 10: Đọc văn nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.

2.Kĩ năng:

- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận.

3.Thái độ:

- Giúp học sinh thêm yêu quý, trân trọng con người và tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.

III.Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn - Tiết 10: Đọc văn nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10: Đọc văn Nguyễn đình chiểu, ngôI sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng - Ngày soạn: 6/09/2010 Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. - Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. 2.Kĩ năng: - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. - Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghị luận. 3.Thái độ: - Giúp học sinh thêm yêu quý, trân trọng con người và tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Nêu ý nghĩa của bản “Tuyên ngôn Độc lập”? 3. Bài mới Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản *HĐ1: Tìm hiểu tiểu dẫn - GV cho HS làm việc độc lập - GV: Nhận xét những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng? - GV: Tại sao không phải là người chuyên viết lí luận hay phê bình văn học, nhưng ông vẫn có những tác phẩm quan trọng về văn học và nghệ thuật? - GV: Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào? * HĐ2:Hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản - GV hướng dẫn hs cách đọc, gọi 2 học sinh lên đọc văn bản. - GV cho học sinh nhận xét cách đọc, giáo viên đọc mẫu một đoạn. - GV: Phân chia kết cấu của văn bản? - GV: Xác định nội dung của từng phần? - GV: Phần thân bài có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? * HĐ3:Hướng dẫn hs phân tích văn bản - HS trao đổi thảo luận nhóm + Nhóm 1-2: Nhận xét về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu? + Nhóm 3-4: Nhận xét về quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? Các nhóm trao đổi thảo luận trong 5 phút. Các nhóm cử đại diện thông qua kết quả thảo luận, bổ sung thống nhất ý kiến Gv chuẩn xác kiến thức I. Đọc- hiểu tiểu dẫn 1. Tác giả - Phạm Văn Đồng ( 1906-2000) - Quê: Xã Đức Tân- huyện Mộ Đức- tỉnh Quảng Ngãi. - Là nhà cách mạng xuất sắc, là nhà văn hoá lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta thế kỉ X X. + Quan niệm sáng tác văn học là một cách thức để phục vụ sự nghiệp cách mạng. + Văn học nghệ thuật là lĩnh vực được ông quan tâm, am hiểu và yêu thích. + Ông có vốn sống, tầm nhìn và nhân cách để có thể đưa ra những ý kiến đúng đắn, mới mẻ, thấm thía, lớn lao về những vấn đề mà ông đề cập tới. 2. Hoàn cảnh ra đời. - Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3-7-1888). II. Đọc hiểu văn bản 1 Đọc. 2 Kết cấu văn bản. * Mở bài: Giới thiệu luận điểm trung tâm của bài văn: Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa. * Thân bài : 3 luận điểm: - Cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu- tấm gương phản chiếu phong trào chống thực dân Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. - Giá trị tác phẩm truyện Lục Vân Tiên. * Kết bài: Khẳng định đời sống, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, từ đó nâu cao vị trí tác dụng của văn học, nghệ thuậtvà sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn háo tư tưởng. III. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. - Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương chói sáng về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc, trọn đời ông chiến đấu , hi sinh vì nghĩa lớn: “ Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương” - Quan điểm thơ văn: NĐC luôn dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. =>Tác giả đánh giá cao cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu “là …của một chiến sĩ hi sinh vì nghĩa lớn..” => Là khí tiết của một chí sĩ yêu nước. 4. Củng cố: - Kết cấu của văn bản có gì đặc biệt?( Các luận điểm đều tập trung làm sáng rõ nhận định: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy , và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”) 5. Hướng dẫn học bài. - Học bài và soạn tiếp phần 2 của bài.

File đính kèm:

  • doctiet 10- Nguyen Dinh Chieu.doc
Giáo án liên quan