Giáo án Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích Những người khốn khổ ) Huy-Gô

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Xác định bố cục của bài, điều đó chứng tỏ nghệ thuật của Huy-gô tạo dựng tình huống đầy kịch tính.

- Khám phá thao tác nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng nhân vật Gia-ve thành nhân vật đáng ghét.

- Tìm hiểu ngòi bút nghệ thuật tinh tế của Huy-gô thể hiện tình yêu thương của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin, qua đó toát lên tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ.

B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học:

- GV chọn lọc một vài chi tiết quan trọng về tác giả Huy-gô cùng tác phẩm Những người khốn khổ.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề, bố cục, hình tượng nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng, cùng với nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.

C. Tiến trình tổ chức dạy học:

* Tổ chức kiểm tra bài cũ:

Gọi 3 HS lên bảng, kiểm tra xem đã làm bài tập về nhà ở tiết Luyện tập về thao tác lập luận bình luận chưa. Rồi GV chữa cụ thể.

* Tiến trình bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích Những người khốn khổ ) Huy-Gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích Những người khốn khổ ) Huy-gô A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Xác định bố cục của bài, điều đó chứng tỏ nghệ thuật của Huy-gô tạo dựng tình huống đầy kịch tính. - Khám phá thao tác nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng nhân vật Gia-ve thành nhân vật đáng ghét. - Tìm hiểu ngòi bút nghệ thuật tinh tế của Huy-gô thể hiện tình yêu thương của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin, qua đó toát lên tình cảm của nhà văn đối với những người khốn khổ. B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học: - GV chọn lọc một vài chi tiết quan trọng về tác giả Huy-gô cùng tác phẩm Những người khốn khổ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề, bố cục, hình tượng nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng, cùng với nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. C. Tiến trình tổ chức dạy học: * Tổ chức kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng, kiểm tra xem đã làm bài tập về nhà ở tiết Luyện tập về thao tác lập luận bình luận chưa. Rồi GV chữa cụ thể. * Tiến trình bài mới: Anh ( chị ) hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Huy-gô ? Anh ( chị ) hãy giới thiệu những nét chính về tiểu thuyết Những người khốn khổ ? Đoạn trích nằm ở phần nào của tiểu thuyết ? Anh ( chị ) hãy tóm tắt đoạn trích ? Anh ( chị ) hiểu như thế nào về nhan đề đoạn trích ? Ở đây, ai là người cầm quyền, ai là người khôi phục uy quyền ? Đoạn trích có mấy tuyến nhân vật ? Mỗi tuyến đại diện cho tầng lớp nào ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần là gì ? Tìm hiểu nhân vật Gia-ve ( bộ dạng, ngôn ngữ, hành động, thái độ trước người bệnh, thái độ trước người chết,... ) để chứng minh nhà văn có dụng ý nghệ thuật miêu tả hắn như một con ác thú. Theo anh ( chị ) Giăng Van-giăng đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào ? Theo anh ( chị ), thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve biểu hiện như thế nào ? Điều đó nói lên điều gì ? Phân tích tình cảm của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin qua những lời lẽ và hành động tinh tế với các nhân vật trong đoạn trích. Ngòi bút lãng mạn của nhà văn được thể hiện như thế nào qua đoạn trích ( lí giải chi tiết nụ cười trên đôi môi và gương mặt rạng rỡ của người chết ). Anh ( chị ) hãy rút ra nội dung đặc sắc của đoạn trích ? Tấm lòng của Huy-gô đối với những người khốn khổ trong đoạn trích được thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?chhschịngg khi nàng thể. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Vích-to Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. - Tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu thương bao la đối với những con người cùng khổ, nên ông được mênh danh là Nhà văn của những người khốn khổ. - Tác phẩm chính: Héc-na-mi ( kịch, 1830 ), Lá thu ( thơ, 1831 ), Những người khốn khổ ( tiểu thuyết, 1862 ),... 2. Tác phẩm: - Tiểu thuyết Những người khốn khổ xuất bản năm 1862. Đây là một thiên anh hùng ca về quần chúng bị áp bức, đau khổ và nổi dậy. - Bộ tiểu thuyết gồm 5 phần: Phăng- tin, Cô-dét, Ma-ri-uýt, Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni, Giăng Van-giăng. - Tác phẩm đã tái hiện lại khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. - Tóm tắt tác phẩm: sgk trang142, 143. 3. Đoạn trích: a. Vị trí và tóm tắt đoạn trích: - Đoạn trích nằm ở phần cuối của phần đầu tiểu thuyết - phần Phăng-tin. - Tóm tắt đoạn trích: Phăng-tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đơ-len ( tức Giăng Van-giăng ) can thiệp mới được thoát nạn, rồi lại được Ma-đơ-len đưa vào nằm ở bệnh xá. Đang lúc hết lòng cứu giúp Phăng-tin, Ma-đơ-len lại quyết định ra tòa tự thú để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan và trở lại với tên thật của mình. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó. Và Gia-ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi Phăng-tin nằm để canh chừng và bắt ông. b. Nhan đề đoạn trích: - Người cầm quyền khôi phục uy quyền là nhan đề do chính tác giả lựa chọn. - Lâu nay, Gia-ve vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, tuy có lúc nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van-Giăng thay tên đổi họ. Bây giờ, Giăng Van-giăng đã trở lại với tên họ thật của mình, nên gã thanh tra mật thám khôi phục quyền hành của hắn. Như vậy, có thể nghĩ người cầm quyền ứng với nhân vật Gia-ve. Nhưng xét riêng đoạn trích, tên thanh tra mật thám đang hống hách với Giăng Van-giăng bỗng phải nép vế nghe theo Giăng Van-giăng, thì người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng. c. Hệ thống nhân vật trong đoạn trích: Cảnh trong đoạn trích có ba nhân vật: Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve ( nhân vật bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy chỉ được tác giả nhắc đến ). Ba nhân vật được phân làm hai tuyến: - Tuyến 1 là những người khốn khổ. Họ đều là những nạn nhân: một người đang bị bắt là Giăng Van-giăng ; một người bị ốm phải nằm bệnh xá, đang mong chờ gặp mặt đứa con gái, lại đang bị Gia-ve uy hiếp về mặt tinh thần là Phăng-tin. Hai con người này có quan hệ cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương của đồng loại. Giăng Van-giăng đến đây để từ giã Phăng-tin trước khi ông bị Gia-ve bắt. - Tuyến 2 chỉ gồm một nhân vật là Gia-ve, là thanh tra cảnh sát, đại diện cho chính quyền của giai cấp tư sản. Hắn đến đây để canh chừng và để bắt Giăng Van-giăng. Ò Tuy có ba nhân vật, nhưng mâu thuẫn và xung đột chỉ diễn ra chủ yếu ở hai nhân vật đại diện cho hai phe: một bên là con người chân chính giàu tình thương ( Giăng Van-giăng ) và một bên là kẻ đại diện cho cường quyền tàn bạo ( Gia-ve ). II. Bố cục văn bản: Đoạn trích có thể chia làm 3 phần: - Đoạn 1 ( từ đầu Ò chị rùng mình ): Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. - Đoạn 2 ( tiếp theo Ò Phăng-tin đã tắt thở ): Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền trước tên thanh tra mật thám Gia-ve. - Đoạn 3 ( còn lại ): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền của mình. III. Đọc hiểu văn bản: 1. Hình tượng nhân vật Gia-ve: - Trong đoạn trích, ta thấy bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn chẳng khác gì một ác thú, hệt như một con hổ sắp vồ mồi: + Thoạt tiên là tiếng hét Mau lên với lời bình của người kể chuyện: Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con mồi, cứ đứng lì một chỗ, phóng vào con mồi cặp mắt nhìn như cái móc sắt. + Sau đó hắn lao tới, tiến vào phòng giữa, túm lấy cổ áo con mồi. Hắn đắc ý cười phá lên, nhưng là cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Ò Đây là chân dung của một con người - thú, một con chó giữ nhà trung thành của chính quyền tư sản Pháp đương thời hiện lên qua biện pháp so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụ rõ nét. - Người kể chuyện có dụng ý khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật Gia-ve qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người bệnh: + Không quan tâm đến người bệnh nặng là Phăng-tin, hắn cứ quát tháo trong bệnh xá: Thế nào ? Mày có đi không ? + Không cần biết Phăng-tin gần đất xa trời chỉ còn bấu víu vào cuộc sống ở chỗ tưởng rằng ông thị trưởng đã chuộc được Cô-dét về cho chị, hắn đã tàn nhẫn nói toạc ra: Mày nói dỡn ! [...] Chà chà ! Tao không ngờ mày lại ngốc thế ! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả ! Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia ! Á à ! Tốt thật ! Tốt thật đấy !. + Phăng-tin vẫn hi vọng sẽ được gặp con khi còn ông thị trưởng, nhưng hắn đã vùi dập nốt tia hi vọng ấy bằng tuyên bố thẳng thừng là ở đây chẳng còn ai là ông thị trưởng nữa: Tao đã bảo không có ông Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả. Chỉ có một kẻ cắp, một tên ăn cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng ! Ò Gia-ve làm nhiệm vụ thực thi công bằng của pháp luật nhưng lại máy móc, cứng nhắc và không một chút tình cảm. - Thế giới nội tâm của con thú Gia-ve còn thể hiện qua thái độ, cách xử sự của hắn trước nỗi đau của tình mẫu tử. Đã là người, ai đứng trước nỗi đau ấy chắc cũng phải mủi lòng nhưng Gia-ve thì ngược lại, hắn vẫn lòng lim dạ đá. Khi Phăng-tin kêu lên: Con tôi ! [...] Thế ra nó chưa đến đây ! Bà xơ ơi ! Cho tôi biết con Cô-dét đâu. Tôi muốn con tôi ! thì Gia-ve đã đáp lại: Giờ lại đến lượt con này ! Đồ khỉ, có câm họng không ? Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ sai làm ông nọ ông kia, còn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng ! Nhưng này ! Sẽ thay đổi hết ; đã đến lúc rồi đấy ! Ò Trong cái nhìn và lời nói, hành động đối với Phăng-tin, Gia-ve không có một chút động lòng thương cảm nào mà hoàn toàn coi cô là một con điếm mạt hạng. - Thế giới nội tâm đó còn được thể hiện thêm qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người chết. Nếu còn một chút lương tâm của con người, đứng trước cái chết của đồng loại, chắc hẳn phải có thái độ khác chứ không thể tiếp tục quát tháo: Đừng có lôi thôi ! Tao không đến đây để nghe lí sự. - Gia-ve vừa xấu hổ, vừa nhục nhã, vừa căm tức vì không làm gì được ông thị trưởng Ma-đơ-len mạnh mẽ và nhân hậu, thì giờ đây, khi ông Ma-đơ-len tự bộc lộ nguồn gốc để lại thành Giăng Van-giăng, cái điều mà Gia-ve đã nghi ngờ từ trước thì Gia-ve đã rất ngạc nhiên, hả hê, khoái trá và lại trở về với con người cũ của mình: cứng nhắc và chỉ biết thực thi theo pháp luật hiện hành, nhưng ở đây còn thêm cái đắc thắng, sự thỏa mãn của một con thú săn mồi đã tìm lại được con mồi bấy lâu nay lẩn trốn. - Trong cuối đoạn trích, tác giả đã miêu tả lại tâm trạng của Gia-ve khi Giăng Van-giăng bẻ thanh sắt dọa hắn: Gia-ve vừa sợ, vừa tức nhưng không dám bỏ đi gọi lính ở tầng dưới, cũng không dám tấn công Giăng Van-giăng. Gia-ve vốn nể sợ sức mạnh phi thường và bản lĩnh ghê gớm của người tù khổ sai đặc biệt này. * Tóm lại, nhà văn đã miêu tả Gia-ve là một con thú chứ không phải là một con người, dù đó là một con người tàn bạo, độc ác. Ở đây, Gia-ve đã vượt qua ngưỡng một con người tàn bạo, độc ác để trở thành một con thú. Nghĩa là, sự độc ác của hắn đã lên đến tột đỉnh khiến hắn không còn thuộc về thế giới con người nữa mà đã chuyển sang một con thú, không còn một mảy may nào dù là nhỏ nhất của tính người. 2. Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng: a. Hoàn cảnh và tâm trạng của Giăng Van-giăng: - Giăng Van-giăng là người lao động nghèo, một con người thuộc thế giới nghèo khổ. - Hoàn cảnh của Giăng Van-giăng thật ngặt nghèo. Một mặt, ông không muốn sống giả dối trong yên ấm, giàu sang nhưng lương tâm day dứt, đặc biệt ông không muốn một người vô tội vì mình mà bị kết án oan ( người thợ xén cây Săng-ma-chi-ơ có hình dáng giống Giăng Van-giăng như đúc ); nhưng ông lại không còn điều kiện để cứu mẹ con Phăng-tin khi ông đã tự thú và nộp mình cho cảnh sát. - Tâm trạng của Giăng Van-giăng lúc này là vừa sẵn sàng chịu bắt, vừa cố sức nài nỉ xin gia hạn cho ba ngày để lo việc cho Phăng-tin, để thực hiện lời hứa với người sắp chết. b. Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve: - Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, Giăng Van-giăng không hề tỏ ra khiếp sợ trước Gia-ve, kẻ đại diện cho chính quyền, mà chỉ lo lắng cho Phăng-tin. Ông hạ giọng, cầu xin Gia-ve không phải cho mình mà cho Phăng-tin. - Khi Phăng-tin đã chết thì thái độ và hành động của Giăng Van-giăng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hết sức kiềm chế. Ông chỉ muốn Gia-ve để ông yên lặng mấy phút để từ biệt người đàn bà xấu số mà ông đã cưu mang, giúp đỡ chưa trọn vẹn. Hành động lay bật thanh sắt khung giường và câu nói nghiêm khắc nhưng vẫn bình tĩnh của ông đã làm Gia-ve khiếp sợ, không dám ra tay. Như vậy, ông đã có chút tự do để bày tỏ tình thương của mình. - Cuối cùng, ông lại sẵn sàng chịu bị bắt, mà không hề tìm cách trốn chạy. Ông quyết thực hiện hành động xả thân cứu người theo lời cảm hóa của giám ngục Mi-ri-en thuở nào. c. Thái độ của Giăng Van-giăng với Phăng-tin: - Nhà văn chú ý khắc họa những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và Gia-ve nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. + Khi Gia-ve xuất hiện, ông biết là hắn xuất hiện để bắt mình, và ông đã nói một câu để Phăng-tin yên tâm: Tôi biết là anh muốn gì rồi ( chứ không nói là: Tôi biết là anh đến để bắt tôi ). + Khi Phăng-tin đã biết rõ sự thật là Gia-ve đến để bắt Giăng Van-giăng thì Giăng Van-giăng đã nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve: - Thưa ông, [...] tôi muốn nói riêng với ông câu này. - Nói to ! Nói to lên ! [...] ai nói với ta thì phải nói to ! Giăng Van-giăng vẫn thì thầm: - Tôi cầu xin ông một điều... - Tao bảo mày nói to lên cơ mà. - Nhưng điều này chỉ một mình ông nghe được thôi... - Ta cần gì điều đó ? Ta không thèm nghe ! + Giăng Van-giăng đã cầu xin Gia-ve và hết sức nhún nhường trước tên mật thám: Xin ông thư cho ba ngày ! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia ! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được. Tất cả mọi hành động, lời cầu xin của ông đối với Gia-ve đều vì Phăng-tin. - Ở phần cuối đoạn trích, Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin lúc ấy đã chết rồi. Người kể chuyện không nói rõ, nhưng chúng ta cũng đoán biết là ông thầm hứa với Phăng-tin sẽ làm mọi cách để cứu Cô-dét. Về sau, ông đã thực hiện được lời hứa đó. * Tóm lại, tất cả những điều trên đã nói lên tình thương yêu của nhà văn đối với hai nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng-tin. Đồng thời, nó cũng cho thấy Giăng Van-giăng là biểu tượng cao đẹp của tình thương yêu con người và tình thương yêu ấy đã bộc lộ một cách chân thành, tha thiết ngay cả trong lúc số phận của ông đang rơi vào hoàn cảnh bi đát nhất. Qua đây, nhà văn muốn thể hiện niềm tin của mình: con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương yêu và lòng nhân ái bao la. 3. Ngòi bút lãng mạn của Huy-gô: Ngòi bút lãng mạn chủ nghĩa được tập trung ở cuối đoạn trích khi Phăng-tin chết. Đó là một cái chết bi thảm đầy thương tâm. Nhưng nhờ ngòi bút lãng mạn chủ nghĩa mà cái chết đó không để lại dư vị bi lụy trong người đọc, trái lại, nó được bao bọc, sưởi ấm trong tình thương yêu của con người ( Giăng Van-giăng ) khiến cho Phăng-tin đã chết vẫn nở nụ cười trên môi và gương mặt rạng rỡ lên một cách lạ thường: - Điều này thực tế là vô lí, nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó là bà xơ Xem-pli-xơ. Có chỗ, theo lời nhà văn trong tiểu thuyết thì bà là người không bao giờ biết nói dối, nhưng người chết không thể mỉm cười được, nhưng một người khác xúc động khi chứng kiến cảnh Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, tưởng rằng Phăng-tin nở nụ cười, thì đấy là một ảo tưởng có thể xảy ra. - Người đã chết mà mặt còn rạng rỡ là phi lí. Nhưng người kể chuyện khi kể đến đây thì đã xúc động trước tình cảm của Giăng Van-giăng với Phăng-tin và tưởng chừng thấy khuôn mặt Phăng-tin rạng rỡ lên, thì cũng lại là một ảo tưởng có thể có thật. Ò Phăng-tin chết thật bi thảm, nhưng chị đã đi vào cõi chết thật đẹp là nhờ nghệ thuật lãng mạn của Huy-gô, như chính ông đã viết: Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại. IV. Ghi nhớ: Đoạn trích đã nói lên tình thương yêu của nhà văn đối với những người khốn khổ như Giăng Van-giăng và Phăng-tin. Qua đó, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. V. Bài tập nâng cao: Tình thương yêu của nhà văn được thể hiện qua: - Thái độ của người kể chuyện đối với Phăng-tin và Giăng Van-giăng, qua mọi biểu hiện tình cảm tinh tế của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin khi ông đối đáp của Gia-ve và qua những gì có thể ông đã thì thầm với người đã chết. - Lòng căm ghét của nhà văn đối với những kẻ độc ác như Gia-ve.

File đính kèm:

  • docNguoi cam quen khoi phuc uy quyen chi tiet.doc