Giáo án ôn tập Địa lý 12 - Phần: Dân cư các ngành kinh tế

Chuyên đề 2:

Tiết 1:

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

 A. Kiến thức trọng tâm:

1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

- Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 ĐNA, 13 trên thế giới.

=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%)

=> Các dân tộc đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, sự đa dạng văn hoá , nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập Địa lý 12 - Phần: Dân cư các ngành kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 2: Tiết 1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ A. Kiến thức trọng tâm: 1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. - Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 ĐNA, 13 trên thế giới. => Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%) => Các dân tộc đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, sự đa dạng văn hoá, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ Dân số tăng nhanh, đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%. - Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32%: giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người. Dân số trẻ: 2005: Nhóm 1: 27% ; Nhóm 2: 64,0% ; Nhóm 3: 9,0% => + Thuận lợi: LLLĐ dồi dào, trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. + Khó khăn: hàng năm có thêm hơn 1,1 triệu lao động mới, khó khăn về việc làm. => Sức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống. 3. Dân cư phân bố chưa hợp lí. - Giữa đồng bằng và miền núi (ĐB chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm 80% dân số). - Giữa thành thị và nông thôn (thành thị ≈ 27%; nông thôn chiếm > 73% dân số). - Trong nội bộ từng vùng. Nguyên nhân: ĐKTN, KT-XH, lịch sử khai thác lãnh thổ. Hậu quả: Sử dụng sức lao động không hợp lý, khó khăn trong khai thác tài nguyên. 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động - Tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả chính sách KHHGĐ . - Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng. - Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. B. Câu hỏi và bài tập thường gặp 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường. 2. Tại sao nước ta hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng, nêu ví dụ minh hoạ? 3. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua? 4. Bài tập: Dựa vào bảng số liệu 17.2 trang 74 SGK, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 và rút ra nhận xét. a) Vẽ biểu đồ: Yêu cầu vẽ biểu đồ miền chia đúng tỉ lệ thời gian ở trục hoành, tỉ lệ % ở trục tung. Xác định đúng các điểm toạ độ. Biểu đồ đảm bảo tính chính xác, trực quan, thẩm mĩ; có đủ tên biểu đồ, ký hiệu và bảng chú giải. b) Nhận xét: - Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm (dẫn chứng); - Tỉ lệ trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng (dẫn chứng). Tiết 2: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM; ĐÔ THỊ HOÁ A. Kiến thức trọng tâm: I. Lao động và việc làm 1. Nguồn lao động Mặt mạnh: - Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. => Là lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước. - Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm SX gắn với truyền thống DT. - Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%. Hạn chế: - Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao, CBQL, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. - Chất lượng lao động giữa các vùng; giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch nhiều. 2. Cơ cấu lao động a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế KV 1 (N-L-NN) có xu hướng giảm song vẫn chiếm tỉ lệ lớn (2005: 57,3%) KV 2 (CN-XD) và KV 3 (DV) có xu hướng tăng. * Có sự thay đổi trên nhờ vào cuộc CMKHKT và quá trình Đổi mới. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ lệ lớn (2005: 88,9%), tăng dần lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn - Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (2005: 75,0%) song có xu hướng giảm dần, lao động ở khu vực thành thị ngày càng tăng. - Nhìn chung năng suất lao động còn thấp, quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng triệt để. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết - Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. * Hướng giải quyết - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động . - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, đẩy mạnh phát triển dịch vụ. - Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK. - Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. II. Đô thị hóa 1. Đặc điểm Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp - Từ thế kỉ III trước Công nguyên và trong suốt thời kì phong kiến ở nước ta mới chỉ hình thành một số đô thị quy mô nhỏ. - Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... - Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. - Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau. - Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá mạnh. Tỉ lệ dân thành thị tăng - Năm 1990 dân số thành thị nước ta mới chỉ đạt 19,5%, tăng lên 26,9% (2005). - Tuy nhiên, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng - Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị lớn nhất. Tuy nhiên chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ. - Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất ở nước ta. 2. Mạng lưới đô thị Mạng lưới đô thị của nước được phân thành 6 loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (HN, Tp.HCM) 3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT-XH Tích cực - Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và địa phương - Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng trong nước. . - Các TP, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có CSVCKT hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế. - Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở B. Câu hỏi và bài tập thường gặp 1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta? 2. Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay. 3. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng? 4. Trình bày đặc điểm đô thị hoá nước ta? Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Bài tập: Vẽ biểu đồ kết hợp cột - đường thể hiện quá trình đô thị hoá ở nước ta theo số liệu ở bảng 18.1 trang 78 - SGK và rút ra nhận xét. * Gợi ý: Vẽ số dân thành thị là hình cột, tỉ lệ dân số thành thị là đường biểu diễn hoặc ngược lại. * Yêu cầu: - Trục hoành chia đúng tỉ lệ thời gian, vẽ hai trục tung, trục tung thứ nhất thể hiện số dân thành thị (triệu người) trục tung thứ hai thể hiện tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước (%). - Biểu đồ đảm bảo tính chính xác, trực quan và thẩm mĩ, có đủ tên, ký hiệu và chú giải. * Nhận xét: - Số dân thành thị tăng nhanh. - Tỉ lệ dân số thành thị tăng chậm. - Tỉ lệ dân số thành thị nước ta chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số cả nước. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ Số tiết: 7 tiết I. Mục tiêu: Sau khi học xong, học sinh đạt được: 1. Về kiến thức: - Nắm được cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta; - Nắm được đặc điểm của nền nông nghiệp, các vấn đề phát triển nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. - Nắm được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế; sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta. - Hiểu được điều kiện và tình hình phát triển một số ngành dịch vụ: GTVT, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch ở nước ta; - Nắm được xu hướng phát triển của các ngành trên. 2. Về kỹ năng: + Trả lời được các câu hỏi thường gặp ở cuối mỗi bài; + Củng cố được các kỹ năng đã luyện tập ở chuyên đề 1. + Vận dụng các kỹ năng địa lý cơ bản để làm được các bài tập liên quan đến vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, khai thác kiến thức từ atlat Địa lý Việt Nam. II. Phương tiện hỗ trợ Tài liệu tham khảo (dùng cho chuyên đề) - SGK, SGV, Atlat Địa lý Việt Nam - Ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi năm 2009 môn Địa lí - NXB GD - Hướng dẫn giải các bài tập Địa lí 12 theo chủ đề - NXB TPHCM III. Nội dung cụ thể Tiết 1 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP A. Kiến thức trọng tâm I. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Năm 2005 so với năm 1990: - Khu vực I: Giảm (từ 38,7% xuống 21%) - Khu vực II: Tăng (22,7% lên 41%) - Khu vực III: Giảm (38,6% xuống 38%) (Nội bộ từng khu vực, từng ngành cũng có sự chuyển dịch: + KV I: tỉ trọng nông nghiệp giảm, thủy sản tăng; Trong riêng ngành nông nghiệp: trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng + KV II: CN chế biến tăng, CN khai thác giảm tỉ trọng; Trong từng ngành CN: tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình + KV III: Một số lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị tăng trưởng rõ rệt). 2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo - Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: tăng tỉ trọng - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: tăng, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. II. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Thuận lợi: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép: - Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp - Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. - Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. * Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới. - Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái - Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. 2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới : - Hiện nay nước ta tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. 3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét (Nội dung này đã giảm tải từ tháng 9/2011) B. Một số dạng câu hỏi và bài tập thường gặp 1. Hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta? Ý nghĩa của sự chuyển dịch đó? 2. Giữa NN cổ truyền và NN hàng hóa có sự khác nhau cơ bản nào ? Tiêu chí NN cổ truyền NN hàng hóa Quy mô nhỏ, manh mún lớn, tập trung cao Phương thức canh tác -Trình độ kỹ thuật lạc hậu. -Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ. -Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến. -Chuyên môn hóa thể hiện rõ nét. Hiệu quả Năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp. Năng suất lao động cao, hiệu quả cao. Tiêu thụ sản phẩm Tự cung, tự cấp, ít quan tâm thị trường. Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa. Phân bố Tập trung ở các vùng còn khó khăn. Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi. 4. Bài tập: Dựa vào bảng số liệu ở bài tập 2 (SGK trang 86) a. Hãy tính tỉ trọng từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta qua các năm. b. Vẽ biểu đồ hình tròn và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2005. Gợi ý: a. Tỉ trọng từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (%) Ngành Năm 2000 2005 Nông nghiệp 79.1 71.5 Lâm nghiệp 4.7 3.7 Thủy sản 16.2 24.8 Tổng số 100.0 100.0 b. Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau hoặc hình 2 (năm 2005) lớn hơn hình 1 (năm 2000). Yêu cầu: - Đảm bảo tính chính xác, trực quan, thẩm mĩ; - Có chú giải, tên biểu đồ. Nhận xét: - Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2005 có sự chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất thủy sản và lâm nghiệp, giảm tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp (dẫn chứng). Tiết 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP A. Kiến thức trọng tâm 1. Ngành trồng trọt: Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp a. Sản xuất lương thực: chiếm 59,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005). - Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt: - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực: + Điều kiện tự nhiên: đất, khí hậu, nước + Điều kiện kinh tế - xã hội: chính sách, lao động, hệ thống thuỷ lợi, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, trình độ KHKT - Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh, thời tiết thất thường... Tình hình sản xuất lương thực: - Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005). - Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi - Năng suất tăng mạnh, đạt 4,9 tấn/ha/năm (nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh). - Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005). Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm => VN là một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. - Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh. - ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm > 50% diện tích, > 50% sản lượng lúa cả nước. b. Sản xuất cây thực phẩm Rau đậu trồng tập trung ven các thành phố lớn. Diện tích rau cả nước là trên 500.000 ha, nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL. Diện tích đậu các loại trên 200.000 ha, nhiều nhất ở ĐNB và Tây Nguyên. c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả: - Cây công nghiệp: chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005); có xu hướng tăng. * Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp: + Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và khí hậu + Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp. + Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến + Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân, nhất là ở trung du - miền núi. * Điều kiện phát triển: + Thuận lợi (về tự nhiên, KT-XH) + Khó khăn (thị trường) * Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (65%) Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè Café trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB Cao su trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên, BTB Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên Hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT Điều trồng nhiều ở ĐNB Dừa trồng nhiều ở ĐBSCL Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá... Mía trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT Lạc trồng nhiều ở BTB, ĐNB, Đắc Lắc Đậu tương trồng nhiều ở TD-MN phía Bắc, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp Đay trồng nhiều ở ĐBSH Cói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa Dâu tằm tập trung ở Lâm Đồng Bông vải tập trung ở NTB, Đắc Lắc Cây ăn quả: chuối, cam, xoài, nhãn, vảiVùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL, ĐNB. 2. Ngành chăn nuôi: chiếm 24,7% giá trị sản lượng nông nghiệp (2005) - Tỷ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng. - Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay: + Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá + Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp + Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao. - Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta: + Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ...) + Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh...) a. Chăn nuôi lợn và gia cầm - Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại. - Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003). Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ - Đàn trâu: 2,9 triệu con => nuôi nhiều ở TD-MN phía Bắc, BTB - Đàn bò: 5,5 triệu con => BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp.HCM, HN (Nội dung còn lại đã giảm tải) B. Một số câu hỏi và bài tập thường gặp : 1. Trình bày những thành tựu của SXLT ở nước ta những năm gần đây. Tại sao đạt được những thành tựu to lớn đó ? 2. Hãy trình bày tình hình chăn nuôi ở nước ta. Nước ta có những thuận lợi nào để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ? 3. Dựa vào Átlat địa lý Việt Nam hãy trình bày sự phân bố các cây CN chủ yếu ở nước ta? 4. Bài tập: Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: %) Ngành 1990 1995 2000 2005 Trồng trọt 79.3 78.1 78,2 73.5 Chăn nuôi 17.9 18.9 19.3 24.7 Dịch vụ nông nghiệp 2.8 3 2.5 1.8 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ 1990 đến 2005. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Gợi ý nhận xét - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi. Cụ thể: + Ngành trồng trọt có xu hướng giảm tỉ trọng: năm 1990 chiếm 79,3% đến năm 2005 giảm xuống còn 73,5% + Ngành chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng: 17,9% (1990) lên đến 24,7% (2005). + Dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm và không ổn định: 1990 chiếm 2,8% đến năm 2005 giảm xuống còn 1,8%. - Tỉ trọng của các ngành có sự chênh lệch: + Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất: 79,3 % năm 1990 và 73,5 năm 2005 + Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp hơn: 17,9% năm 1990 và 24,7% năm 2005. + Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất nên chưa có nhiều ý nghĩa trong nông nghiẹp. * Sự chuyển dịch cơ cấu như trên là tích cực, theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên còn chậm và dịch vụ nông nghiệp ơ rnước ta phát triển chưa cao. Tiết 3: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP - TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP A. Kiến thức trọng tâm I. Ngành thủy sản 1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản. a. Thuận lợi: - Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: + Hải Phòng-Quảng Ninh, + quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, + Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, + Cà Mau-Kiên Giang. - Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, hơn 600 loài rong biển, - Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => nuôi trồng hải sản. Có nhiều sông, suối, kênh rạch => nuôi thả cá, tôm nước ngọt. - Nhà nước có các chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và công nghiệp chế biến cũng phát triển mạnh. - Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước. b. Khó khăn: - Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra. - Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. - Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. - Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. SL thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 42 kg. * Khai thác thủy sản: - Sản lượng liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn. - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau. * Nuôi trồng thủy sản: chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản. - Tiềm năng còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%. - Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp; tập trung ở ĐBSCL - Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa. II. Ngành lâm nghiệp 1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái. - Về kinh tế: + Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi + Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. + Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du. - Sinh thái: + Chống xói mòn đất + Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm + Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn + Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước. 2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều: (Nội dung này đã giảm tải) 3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp - Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,rừng phòng hộ. Hàng năm trồng khoảng 200.000 ha rừng tập trung. - Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: khai thác hàng năm khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗcông nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hợp giấy Tân Mai (Đồng Nai). - Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, BTB, - Rừng còn được khai thác cung cấp gỗ củi, than củi. III. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1. Các vùng nông nghiệp: (Bảng tóm tắt trang 107 SGK). 2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: a. Hai hướng chính: - Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn: ĐBSCL, ĐNB, Tây Nguyên, - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn => Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên; sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo nhiều việc làm; giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có diễn biến bất lợi. b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá. Trang trại phát triển về số lượng và loại hình => sản xuất nông nghiệp hàng hoá. B. Một số câu hỏi và bài tập thường gặp 1. Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn; sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. 2. Nêu vai trò và hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp nước ta hiện nay. 3. Nêu sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên (hoặc giữa ĐB SH và ĐB SCL). Tiết 4: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP A- Kiến thức trọng tâm I. Cơ cấu công nghiệp theo ngành: - Cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng: 29 ngành thuộc 3 nhóm chính. + Nhóm CN khai thác: 4 ngành + Nhóm CN chế biến: 23 ngành + Nhóm SX và phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành - Một số ngành công nghiệp trọng điểm: năng lượng, chế biến LTTP - Có sự chuyển dịch rõ rệt : + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến. + Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. - Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới + Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa CN điện năng đi trước một bước. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ II. Cơ cấu CN theo lãnh thổ: Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: - ĐBSH & vùng phụ cận: mức độ tập trung CN theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo các hướng với chuyên môn hoá: + Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí. + Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD. + Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí. + Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy. + Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện. + Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện. - Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu - Duyên hải miền trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh - Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân tán, rời rạc. Sự phân hoá trên là kết quả tác động của nhiều nhân tố: - Vị trí địa lý, TNTN; - Nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ; - K

File đính kèm:

  • docGiao an on tap DL 12 Phan DAN CU CAC NGANH KINH TE.doc