Giáo án phụ đạo học sinh yếu: Chiều tối_ Hồ Chí Minh

Câu hỏi:

Câu 1: Hãy chép lại bài thơ “ Chiều tối” và chỉ ra những chỗ dịch chưa sát.

Câu 2: Nêu khái quát nộidung và nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: theo em, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh?

Câu 4: Hãy chỉ ra chất thép và chất trữ tình được thể hiện trong bải thơ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo học sinh yếu: Chiều tối_ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án phụ đạo 11- HS yếu Tuần 12 BÀI THƠ “ CHIỀU TỐI” ( Hồ Chí Minh) Câu hỏi: Câu 1: Hãy chép lại bài thơ “ Chiều tối” và chỉ ra những chỗ dịch chưa sát. Câu 2: Nêu khái quát nộidung và nghệ thuật của bài thơ? Câu 3: theo em, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh? Câu 4: Hãy chỉ ra chất thép và chất trữ tình được thể hiện trong bải thơ? Hướng dẫn: Câu 1: HS chép lại bài thơ (phiên âm và dịch thơ) Những chỗ dịch chưa sát: “Cô vân” : chòm mây trơ trọi, lẻ loi -> dịch ra “chòm mây”. “Sơn thôn tiếu nữ ma bao túc”: thiếu nữ xóm núi xay ngô -> dịch thừa từ “tối”. Câu 2: Khái quát nội dung và nghệ thuật * Nội dung: Bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên ở vùng rừng núi vào lúc chiều tối: cao rộng, khoáng đạt, đẹp nhưng phảng phất buồn. Qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. * Nghệ thuật: kết hợp yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại: * Vẻ đẹp cổ điển thể hiện ở: Sử dụng thể thơ tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gợi chứ không tả, ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng, tả cảnh ngụ tình . Sử dụng bút pháp chấm phá và hình ảnh ứơc lệ tượng trưng để miêu tả khung cảnh thiên nhiên: cánh chim, chòm mây… Cảm hứng thiên nhiên phong phú, sự hoà hợp giữa comn người và thiên nhiên, phong thái ung dung của nhân vật trữ tình. * Vẻ đẹp hiện đại: Sử dụng bút pháp tả thực, giản dị, chân thực . hình ảnh gần gũi đời thường mộc mạc. cảm hứng hướng về ánh sáng, bài thơ vận động theo hướng từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ tàn lụi đến sự sống (d/c). Thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng. => Nét cổ điển và nét hiện đại trong bài thơ hài hoà với nhau tạo nên bức tranh chiều muộn nơi miền sơn cước đậm chất Đường thi. Mặt khác bài thơ cũng thể hiện được cảm quan cách mạng của người tù cộng sản. Câu 3: Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của HCM: Hình ảnh cô sơn nữ xay ngô bên bếp lửa hồng là hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của HCM. Bởi vì hình ảnh đó cho ta thấy được Bác đã quên đi cảnh ngộ của mình: bị đày ải, gông cùm, mệt nhọc suốt một ngày đi bộ mà Bác vẫn cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Hình ảnh ấy nói lên được sự quan tâm, tình thương của Bác với những con người lao động bé nhỏ, nghèo khổ. Như vậy ta thấy được tầm vóc con người HCM, dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, tâm hồn nhà thơ vẫn trải rộng tình yêu thương bao la , tâm hồn nhà thơ vẫn hướng về sự sống và ánh sáng, lấy đó làm nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của mình để bước tiếp trên đường xa. Câu 4: Chất thép và chất trữ tình trong bài thơ: Cần hiểu * Chất thép và chất trữ tình hoà quyện vào nhau, thể hiện hầu hết trong những bài thơ của tập Nhật kí trong tù. - Chất thép: là tinh thần chiến đấu, tinh thần đấu tranh với dũng khí kiên cường của người chiến sĩ. Chất trữ tình: là tình yêu thắm thiết, là sự rung động của tâm hồn trước thiên nhiên, trước cuộc sống, trước con người. Như vậy chất thép trong bài thơ thể hiện ở chỗ: để cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tối nơi miền sơn cước, trước hết con người ấy phải có một tinh thần thư thái, hoàn toàn tự do. Ở đây người tù đã vượt qua hoàn cảnh tù đày , quên đi những khó khăn gian khổ của hiện tại để có được một phong thái ung dung tự tại để chiêm ngắm thiên nhiên, vui với niềm vui của những con ngưòi lao động. Đó hẳn là một con người có tinh thần thép, một nghị lực phi thường. Chất trữ tình trong bài thơ thể hiện ở chỗ: Ngưòi tù đa có sự rung động nhạy cảm, tinh tế trước cảnh vật thiên nhiên, trước hình ảnh ngọn lửa và sự sống của con người. Đó là cái nhìn tin tưởng và lạc quan, thấm đẫm tình thương yêu của người tù cộng sản. Giáo án phụ đạo 11- HS yếu Tuần 13 Bài Thơ TỪ ẤY Tố Hữu Câu 1: Tóm tắt những nét chính về tác giả Tố Hữu? Câu 2: Tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản? Câu 3: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản như thế nào? Câu 4: sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Hướng dẫn Câu1: Những nét chính về Tố Hữu Tố Hữu (1920-2000) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành – huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. - 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản. - Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp CM, các tập thơ là các chặng đường đấu tranh CM. - Các tập thơ chính: Từ Aáy, Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận, Máu Và Hoa, Một Tiếng Đờn, Ta Với Ta. Câu 2: Từ ấy là từ khi được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp (1938) nhà thơ có một niềm vui sướng khôn tả. Để thể hiện niềm vui sướng ấy, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh, những từ ngữ: - Hình ảnh : nắng hạ, mặt trời chân lí, -> ẩn dụ ánh sáng lí tưởng CM , nguồn sáng vĩ đại làm bừng sáng cả trí tuệ và tình cảm của nhà thơ ( chói qua tim) . - Các từ ngữ : bừng, chói ; các hình ảnh so sánh: Hồn tôi – khu vườn đầy hoa lá: rất đậm hương, rộn tiếng chim -> biểu hiện niềm vui vô hạn trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. CM không đối lập với nghệ thuật mà ngược lại nó khơi dậy một sức sống mới, cam û hứng sáng tạo cho hồn thơ. Câu 3: Nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản: Tôi buộc lòng tôi với mọi người, để tình trang trải với muôn nơi, để hồn tôi với bao hồn khổ gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Aùnh sáng CM soi rọi vào tâm hồn và làm cho nhà thơ giác ngộ được lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản để nhập vào đời sống chung của nhân dân lao khổ sống cuộc đời của người cộng sản. Thoát ra khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao, nhà thơ đã tìm thấy được niềm vui và sức mạnh. Câu 4: sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ : Từ sự nhận thức về lẽ sống khi bắt gặp lí tưởng CM, nhà thơ đã có những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm: gắn bó, yêu thương đối với những con người cùng khổ. Tình cảm ấy được thể hiện qua: - Những điệp từ “là”, cùng với các từ “ con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” nhằm nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết . nhà thơ đã cảm nhận mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. - Các hình ảnh tác giả dùng để chỉ nhân dân cần lao:“ Kiếp phôi pha “ “em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ” thể hiện được tấm lòng đồng cảm sâu sắc , chân thành của nhà thơ . => Giọng điệu bài thơ say sưa, náo nức, sảng khoái -> biểu niện niềm vui sướng vô bờ bến của nhà thơ khi gặp lí tưởng cộng sản. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT I. Ôn kiến thức: Tiếng việt là thuộc laọi hình ngon ngữ đơn lập với các đặc điểm sau: Tiếng việt là đơn vị cơ sở của nhữ pháp. Từ không biến đổi hình thái. Yù nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự và hư từ. II. Bài tập 1. Phân tích đặc điểm laọi hình tiếng Việt câu sau: Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. b. Mình về, mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. c. Ta về, mình có nhớ ta… ta về, ta nhớ những hoa cùng người. 2. lựa chon hư từ thích hợp điền vào chỗ trống ( vẫn, dẫu, tuy, như, nhưng, và, đã). Cuộc đời …dài thế Năm tháng……đi qua Như biển kia……rộng Mây ……bay về xa Giáo án phụ đạo 11- HS yếu Tuần 14 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I. Củng cố kiến thức: Cách bình luận: gồm 3 bước: 1. Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng vấn (đề) cần bình luận Yêu cầu đảm bảo trung thực, khách quan nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu của chủ đề bình luận. 2. Bước thứ hai: Đánh gí hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Cần đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình. Có thể theo ba cách sau: Đứng hẳn về một phía, tìm lí lẽ và dẫn chứng để nhiệt tình ủng hộ phía đúng và phê phán phía sai. Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần còn hạn chế dể đi tới một sự đánh giá thực sự hợp lí và công bằng. Đưa ra cách đánh giá phải- trái, đúng-sai, hay – dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài bình luận. 3. Bứơc thứ ba: bàn về hiện tượng (vấn đề ) cần bình luận. Bàn về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc hơn mà hiện tượng, vấn đề đó có thể gợi ra. II. Bài tập Đề 1: Nhân được học một số bài thơ trong tập “ Nhật kí trong tù” của HCM, anh (chị) hãy viết bài bàn về ý chí và nghị lực của con người. Hướng dẫn dàn ý: I. Mở bài: Ý chí và nghị lực là hai điều cần thiết nhất để con người đi tới thành công trong mọi lĩnh vực. II. Thân bài: 1. Giải thích khái niệm: - Ý chí và nghị lực là gì? - Trong tác phẩm “ Nhật kí trong tù”, HCM đã thể hiện ý chí và nghị lực đó như thế nào? Ơû những bài thơ nào? 2. Bàn về ý chí và nghị lực của con người: - Vai trò, tác dụng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống? - Những biểu hiện sinh động và cao đẹp của ý chí và nghị lực con người: cần phân tích , làm sáng tỏ các tấm gương nêu cao ý chí và nghị lực trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. III. Kết bài: - Bài học về ý chí và nghị lực với mỗi con người? - Liên hệ với việc học tập của bản thân? Đề 2: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống hiện hay. Hướng dẫn dàn ý I. Mở bài: từ xưa, Nguyễn Du đã thể hiện quan niệm của mình về đồng tiền. Oâgn đã chỉ ra những mặt tốt và mặt xấu của đồng tiền . Trong Truyện Kiều ông nhấn mạnh những tác hại của đồng tiền ấy đối với con người. Ngày nay, đồng tiền vẫn có những ảnh hưởng xấu trong đời sống của chúng ta. II. Thân bài: 1. Giải thích khái niệm : đồng tiền. 2. Quan niệm của ND về đồng tiền trong Truyện Kiều: - Nêu những câu thơ nói về đồng tiền của ND: Một ngày lạ thói sai nha – làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền; Tiền lưng sẵn có việc gì chẳng xong; trong tay sẵn có đồng tiền – Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì…. - khẳng định: theo ND trong xã hội ấy đồng tiền chính là thủ phạm gây ra bao nhiêu đau thương, bất hạnh cho con người, đồng tiền đã làm đảo lộn mọi giá trị đạo đức, đạo lí…. 3. Quan niệm của bản thân: - Mục đích sử dụng đồng tiền? - Tác dụng và tác hại của tiền bạc? Nguyên nhân? - Nên phê phán những gì trong việc sử dụng đồng tiền? III. Kết bài Nêu ý nghĩa bài học đạo lí? Liên hệ với bản thân về việc sử dụng đồng tiền trong cuộc sống hằng ngày? Đề 3: Từ các bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” ( HMT), “Tràng giang” (HC)…hãy viết bài văn trình bày quan niệm của anh (chị) về lòng yêu quê hương. Hướng dẫn dàn ý I. Mở bài: Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp của con người, là truyền thống đáng tự hào của dân tộc VN. Tuy nhiên, ở mỗi thời con người có những cách biểu hiện tình cảm đó một cách khác nhau. II. Thân bài 1. Giải thích khái niệm: quê hương là gì? 1. Tình yêu quê hương của các nhà thơ mới thể hiện như thế nào? Cần phân tích qua các bài thơ để thấy được tình yêu quê hương của các nhà thơ thể hiện qua tình yêu đối với con người, cảnh vật, thiên nhiên. 2. Quan niệm của bản thân về lòng yêu quê hương: - Thế nào là yêu quê hương? - Phân tích và nêu những biểu hiện rất đa dạng và phong phú về tình yêu quê hương. III. Kết bài - Cần phê phán những con người như thế nào đối với quê hương? - Bản thân cần phải làm gì đối với quê hương. Đề 4: Nhân học bài thơ tình nỗi tiếng “ tôi yêu em” của Pus-kin, anh chị hãy bàn về tình yêu của lứa tuổi thanh niên, học sinh.

File đính kèm:

  • docphu dao 11HS yeu.doc