Giáo án Phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn 7

1.Mục tiêu

 a)Kiến thức

 -Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

 -Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.

 b)Kĩ năng

 -Nhận diện các loại từ ghép.

 -Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.

 -Sử dụng từ:dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

 c)Thái độ

 Sử dụng đúng từ ghép trong nói và viết.

2.Chuẩn bị của GV và HS

 a)Chuẩn bị của GV

 SGK,SGV,Chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo án

 b)Chuẩn bị của HS

 -Học bài cũ.

 -Chuẩn bị trước bài mới.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/10/2011 Ngày dạy:15/10/2011 Dạy lớp:Yếu kém Tiết 1.Tiếng Việt.Ôn tập Cấu tạo từ(Từ ghép) 1.Mục tiêu a)Kiến thức -Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. -Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. b)Kĩ năng -Nhận diện các loại từ ghép. -Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. -Sử dụng từ:dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. c)Thái độ Sử dụng đúng từ ghép trong nói và viết. 2.Chuẩn bị của GV và HS a)Chuẩn bị của GV SGK,SGV,Chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo án b)Chuẩn bị của HS -Học bài cũ. -Chuẩn bị trước bài mới. 3.Tiến trình bài dạy a)Kiểm tra bài cũ(1’) Kiểm tra vở ghi của HS. Giới thiệu bài:Ở lớp 6, các em đã biết khái niệm từ ghép.Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.Bài học hôm nay, chúng ta sẽ học về các loại từ ghép(1’) b)Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt H: H: H: GV: H: H: GV: H: H: Từ ghép có mấy loại?Đó là những loại nào? Thế nào là từ ghép chính phụ?Cho ví dụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập?Lấy ví dụ minh họa? Chuyển ý Nghĩa của từ ghép chính phụ có đặc điểm gì?Lấy ví dụ chứng minh? Nghĩa của từ ghép đẳng lập có đặc điểm gì?Lấy ví dụ chứng minh? Chuyển ý Tìm 5 từ ghép theo mẫu: a)Bà ngoại b)Thơm phức Nhận xét 2 nhóm từ sau: -Nhóm 1:Trời đất, vợ chồng, đưa đón, xa gần, tìm kiếm. -Nhóm 2:Mẹ con, đi lại, cá nước, non sông, buôn bán. I.Lý thuyết(20’) 1.Các loại từ ghép -Từ ghép có hai loại:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. -Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Ví dụ:Bà ngoại, thơm phức. -Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp(không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Ví dụ:Quần áo, trầm bổng. 2.Nghĩa của từ ghép -Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: “Bà ngoại”với “bà”. +Giống nhau:Cùng chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng. +Khác nhau: “Bà ngoại” chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ; “bà”chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ. -Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Ví dụ:Quần áo:Chỉ chung cả quần, áo,khăn, mũ,...;Các tiếng “quần, áo”chỉ từng sự vật riêng lẻ. II.Bài tập(20’) 1.Bài tập 1 a)Bà ngoại, nước mắt, đường sắt, cá thu, nhà khách, sân băng,... b)Thơm phức, xanh ngắt, xanh om, xanh lè, xanh biếc, xanh nhợ,... 2.Bài tập 2 -Đều là từ ghép đẳng lập: +Nhóm 1, có thể đảo trật tự các tiếng trong từ. +Nhóm 2, không đảo được. c)Củng cố(2’) -Có mấy loại từ ghép?Là những loại nào? -Đặt 2 câu ghép đẳng lập, 2 câu ghép chính phụ? d)Hướng dẫn học, làm bài ở nhà(1’) -Học bài cũ. -Chuẩn bị trước bài:Từ láy ------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:12/10/2011 Ngày dạy:15/10/2011 Dạy lớp:Yếu kém Tiết 2.Tiếng Việt.Ôn tập Cấu tạo từ(Từ láy) 1.Mục tiêu a)Kiến thức -Khái niệm từ láy. -Các loại từ láy. b)Kĩ năng -Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. -Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. c)Thái độ Yêu thích môn học. 2.Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV - Sách giáo khoa - Giáo án - Tài liệu tham khảo - Bảng phụ viết ví dụ b) Chuẩn bị của HS - Học, làm bài cũ. - Đọc trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (4’) *Câu hỏi Có mấy loại từ ghép? Là những loại nào? Nêu khái niệm mỗi loại? Ví dụ? * Đáp án: - Có 2 loại từ ghép: + Từ ghép chính phụ: Có 1 tiếng chính, 1 tiếng phụ, tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính đứng trước tiếng phụ. + Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. * Giới thiệu bài (1’) G: Đưa ra ví dụ: (1) Tim tím ; (2) Bát ngát ? Em có nhận xét gì về hai ví dụ trên? H: Từ láy ? Các từ láy đó có giống nhau không? H: VD 1: Giống nhau hoàn toàn, VD(2) giống nhau về phần vần. Vậy, Tiếng Việt có mấy loại từ láy? Nghĩa của từ láy đó như thế nào? b) Dạy bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt H: GV: H: GV: H: GV: H: GV: H: Từ láy có mấy loại?Đặc điểm của từng loại?Lấy ví dụ minh họa? Chuyển ý Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ điều gì?Lấy ví dụ minh họa? Chuyển ý Cho nhóm từ láy sau: Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cứng cứng, tim tím, nho nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng, lạnh lẽo, nhỏ nhen, nhỏ nhắn. -Yêu cầu: +Tìm các từ láy toàn bộ? +Tìm các từ láy bộ phận? Chuyển ý Phát triển các tiếng gốc:lặng, chăm, mê,...thành các từ láy? Chuyển ý Giải nghĩa từ láy có vần “i”? I.Lý thuyết(17’) 1.Các loại từ láy -Từ láy có 2 loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận: + Từ láy toàn bộ có các tiếng lăp lại nhau hoàn toàn. Có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ:đăm đăm +Từ láy bộ phận giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ:liêu xiêu 2.Nghĩa của từ láy -Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. -Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có những sắc thái riêng, so với tiếng gốc thì sắc thái biểu cảm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh Ví dụ:ha hả, oa oa...(mô phỏng âm thanh) II.Bài tập(20’) 1.Bài tập 1 -Các từ láy toàn bộ:Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cứng cứng, tim tím, nho nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng. -Các từ láy bộ phận:lạnh lẽo, nhỏ nhen, nhỏ nhắn. 2.Bài tập 2 -Lặng:lẳng lặng, lặng lẽ, lặng lờ. -Chăm:chăm chỉ, chăm chút, chăm chú, chăm chăm, chăm chắm. -Mê:mê man, mê mải, mê muội, tê mê, đê mê, mê mụ... 3.Bài tập 3 -hi hí:tiếng cười nhỏ. -lí nhí:tiếng nói nhỏ, không rõ lời. -ti hí:mắt mở he hé, rất nhỏ như sợi chỉ. -li ti:sự vật nhỏ, rất nhỏ. -ti tỉ:tiếng khóc nhỏ, kéo dài. c) Củng cố - luyện tập (2’) - Có mấy loại từ ghép? Là những từ nào? - Thế nào là láy bộ phận, láy toàn bộ? d) Hướng dẫn học, làm bài cũ (1’) - Nắm nội dung của bài học. - Đọc trước bài mới. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:26/10/2011 Ngày dạy:29/10/2011 Dạy lớp:Yếu kém Tiết 3.Tập làm văn.Ôn tập Các kiểu văn bản(Biểu cảm) 1.Mục tiêu a)Kiến thức -Khái niệm văn biểu cảm. -Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. -Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm. b)Kĩ năng -Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. -Tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố biểu cảm. c)Thái độ Giáo dục tư tưởng, tình cảm trong sáng tốt đẹp. 2.Chuẩn bị của GV và HS a)Chuẩn bị của GV -Nghiên cứu Sgk, Sgv, chuẩn kiến thức, kĩ năng, soạn giáo án. -Tham khảo cuốn thiết kế dạy Ngữ văn 7. b)Chuẩn bị của HS -Học bài cũ -Đọc, tìm hiểu và chuẩn bị bài mới. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong quá trình giảng dạy sự chuẩn bị của HS(2’) Giới thiệu bài: Trong phần văn bản các em đã được học một số bài ca dao trữ tình, thơ trữ tình Trung đại VN. Tình cảm, cảm xúc của con người bộc lộ qua ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật. Đó chính là các văn bản biểu cảm. Vậy văn bản biểu cảm là gì? Đặc điểm của văn bản biểu cảm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay(1’) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt H: GV: H: GV: H: GV: H: GV: H: GV: H: GV: Thế nào là văn biểu cảm? Chuyển ý Văn bản biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? Chuyển ý Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm như thế nào? Chuyển ý Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? Chuyển ý Viết một đoạn văn ngắn nêu những cảm xúc của em về dòng sông quê hương? Chuyển ý Qua hai văn bản “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” đã bồi đắp tình cảm nào trong em?Hãy viết một đoạn văn biểu cảm trình bày những cảm nhận của em khi học xong hai tác phẩm trên? Từ những nội dung trên, các em viết một đoạn văn biểu cảm trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong hai tác phẩm trên. I.Lý thuyết(20’) 1.Thế nào là văn biểu cảm Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. 2.Các thể loại trong văn bản biểu cảm -Thơ trữ tình. -Ca dao trữ tình. -Tùy bút. 3.Tình cảm trong văn biểu cảm Thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn(như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,... 4.Phương thức biểu cảm -Biểu cảm trực tiếp(tiếng kêu, lời than). -Biểu cảm gián tiếp. II.Bài tập(20’) 1.Bài tập 1 -Cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông. -Nêu được những kỉ niệm gắn bó với dòng sông. -Văn viết chân thành, có cảm xúc. 2.Bài tập 2 -Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của cha ông ta. -Tin tưởng vào sự bền vững của độc lập dân tộc. -Khát vọng hòa bình, xây dựng đất nước bền vững muôn đời. c. Củng cố(1’) GV nhắc lại ND chính d. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’) -Học các nội dung đã học. -Chuẩn bị trước bài mới:Đặc điểm của văn bản biểu cảm. ......................................................................................... Ngày soạn:26/10/2011 Ngày dạy:29/10/2011 Dạy lớp:Yếu kém Tiết 4.Tập làm văn.Ôn tập Các kiểu văn bản(Biểu cảm) 1.Mục tiêu a)Kiến thức -Bố cục của bài văn biểu cảm. -Yêu cầu của việc biểu cảm. -Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp. b)Kĩ năng Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm. c)Thái độ Giáo dục học sinh tư tưởng, tình cảm cao đẹp trong sáng. 2.Chuẩn bị của GV và HS a)Chuẩn bị của GV Nghiên cứu SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, soạn giáo án. b)Chuẩn bị của HS - Ôn tập văn miêu tả. - Đọc, tìm hiểu bài mới. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Thế nào là văn biểu cảm? Trả lời: - Văn biểu cảm là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. - Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình (thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút ...) - Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác ...) - Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm . Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã học về khái niệm văn biểu cảm. Tuy nhiên để làm văn bản biểu cảm cần phải nắm được đặc điểm của nó. Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Các em sẽ được học trong bài học hôm nay(1’) (GV ghi tên bài lên bảng) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: H: GV: H: GV: H: GV: H: Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết phải làm gì? Chuyển ý Bài văn biểu cảm thường có bố cục mấy phần?Đó là những phần nào? Chuyển ý Em hiểu gì về đặc điểm của văn bản biểu cảm từ bài thơ “Bài ca Côn Sơn”? Chuyển ý Hãy viết một đoạn văn biểu cảm bày tỏ thái độ yêu mến, kính trọng với Nguyễn Trãi. I.Lý thuyết(17’) 1.Cách biểu đạt tình cảm Người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng(là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó)để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. 2.Bố cục một bài văn biểu cảm -Mở bài -Thân bài -Kết bài II.Bài tập(20’) 1.Bài tập 1 -Dựa vào bài “Đặc điểm của văn bản biểu cảm” và bài “Bài ca Côn Sơn” để trả lời. Cần lưu ý mấy điểm sau: +Văn biểu cảm là phương thức bộc lộ cảm xúc và tâm hồn của đời sống. +Văn biểu cảm cho ta hiểu tâm hồn và nhân cách của người viết. +Văn biểu cảm có thể được viết bằng thơ. 2.Bài tập 2 -Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, văn võ song toàn, có công lớn với dân với nước với nhà Lê nhưng cuộc đời lại kết thúc một cách thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên. -Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ đã để lại cho đời nhiều tác phẩm Hán Nôm bất hủ:Bình Ngô đại cáo, Quân Trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc Âm thi tập,... -Côn Sơn Ca được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi đành phải về sống ẩn dật ở Côn Sơn-quê ngoại, trang ấp của ông ngoại Trần Nguyên Đán. c)Củng cố(1’) GV nhắc lại các nội dung chính. d)Hướng dẫn học sinh học ở nhà(1’) -Học các nội dung đã học. -Chuẩn bị trước bài mới:Thơ dân gian Việt Nam. ------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docPhu dao HS yeu kem 7.doc
Giáo án liên quan