Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ 2

TuÇn 19

Ngày soạn:

Tiết 37 Bµi 34 VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức :

 - trình bày được vai trò của vi ta min và muối khoáng

 - Vận dụng được những hiểu biết và vi ta min và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống

 3. Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh ảnh và một số nhóm thức ăn

 - Ảnh trẻ em bị còi xương do thiếu vitaminD,bướu cổ do thiếu iốt

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 - A. Ổn định tổ chức

 - B. Kiểm tra bài cũ

 - C. Bài mới

 Hoạt động 1

 I Vitamin :

 - Mục tiêu : Hiểu được vai trò của từng loại Vitamin đối với đời sống và nguồn cung cấp chúng, từ đó xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

 

doc82 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 19 Ngày soạn: Tiết 37 Bµi 34 VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - trình bày được vai trò của vi ta min và muối khoáng - Vận dụng được những hiểu biết và vi ta min và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống 3. Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh và một số nhóm thức ăn - Ảnh trẻ em bị còi xương do thiếu vitaminD,bướu cổ do thiếu iốt III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - A. Ổn định tổ chức - B. Kiểm tra bài cũ - C. Bài mới Hoạt động 1 I Vitamin : - Mục tiêu : Hiểu được vai trò của từng loại Vitamin đối với đời sống và nguồn cung cấp chúng, từ đó xây dựng khẩu phần ăn hợp lý Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Giáo viên yêu cầu h.s nghiên cứu tiếp thông tin □ và hoàn thành bài tập -GV y/c nghiên cứu tiếp thông tin □ và bảng 34.1 → trả lời - CH : Em hiểu Vitamin là gì? - Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể ? - CH : Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể ? - GV tổng kết chốt kiến thức lưu ý : vitamin có mấy nhóm quan sát tranh ảnh các loại thức ăn giàu vitamin - HS đọc kỹ thông tin kết hợp hiểu biết cá nhân làm bài tập - 1 HS đọc kết quả đáp án các HS khác nhận xét - Đáp án đúng : 1,3,5,6 - HS tiếp tục nghiên cứu theo yêu cầu của giáo viên - 1 HS trả lời → lớp thảo luận→ nêu KL - HS dựa vào thực tế thảo luận nhóm và trả lời - Hs quan sát tranh ảnh về các loại thức ăn chứa vitamin, trẻ em còi xương do thiếu vitamin * Kết luận vitamin là hợp chất hóa học đơn giản là thành phần cấu trúc của nhiều en zim có vai trò đảm bảo sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể - Con người không tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn - Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vi ta min cho cơ thể Hoạt động 2 MUỐI KHOÁNG * Mục tiêu : Hiểu được vai trò của muối khoáng đối với cơ thể, biết xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, bảo vệ sức khỏe - GV yêu cầu HS đọc thông tin □ tr. 109 và bảng 34.2 trả lời CH: Vì sao nếu thiếu vitaminD trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương? CH: Vì sao nhà nước vận động sử dụng muối iốt? HC: Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần làm như thế nào để đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ? - Gv tổng kết ghi lại nội dung đã thảo luận -Hs đọc kỹ thông tin và bảng tóm tắt vai trò của một số muối khoáng sau đó thảo luận nhóm - Yêu cầu + thiếu vitamin trẻ em còi xương vì cơ thể chỉ hấp thu can xi khi có mặt vitaminD + Sử dụng muối iốt để chống bướu cổ → HS rút ra KL * Kết luận : - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào nhiều hệ enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng - Khẩu phần ăn cần phối hợp nhiều loại thức ăn (ĐV, TV ) - Sử dụng muối iốt - Chế biến thức ăn hợp lý, trẻ em cần tăng muối can xi IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CH: vitamin có vai trò gì với hoạt động sinh lý của cơ thể CH: kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các vitamin đó CH: Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất Fe cho bà mẹ có thai V. DẶN DÒ - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết - Tìm hiểu bữa ăn hàng ngày của gia đình TuÇn 19 Ngày soạn: Tiết 38 Bµi 36 TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG NGUYÊN TẮC LẬP KHẤU PHẦN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính - Biết được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống 3. Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh các nhóm thực phẩm chính - Tranh tháp dinh dưỡng - Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ CH: Vitamin có vai trò gì với hoạt động sinh lý của cơ thể? Khi bị thiếu máu ta nên bổ sung loại chất khoáng gì? C. Bài mới : * Mở bài: Các chất dinh dưỡng ( thức ăn ) cung cấp cho cơ thể hàng ngày theo các tiêu chuẩn quy định, gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý? Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu ở bài này. Hoạt động 1 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ * Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống nhau. Từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lý chống suy dinh dưỡng cho trẻ em Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin , đọc bảng “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người việt nam’’tr. 120→trả lời câu hỏi: CH: Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? CH: Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào? - GV tổng kết lại những nội dung thảo luận CH: Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao? - HS tự thu nhận thông tin - Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi : Yêu cầu nêu được + Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn của người lớn vì cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sự vận động của cơ thể ít. + Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, lao động ... - Đại diên nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung - Ở các nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp nên trẻ em bị suy dinh dưỡng còn chiếm tỉ lệ cao. * Kết luận : - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau . - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào : + Lứa tuổi + Giới tính + Trạng thái sinh lý + Lao động Hoạt động 2 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN * Mục tiêu: Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn chủ yếu - Gc yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh các nhóm thực phẩm và bảng giá trị dinh dưỡng 1 số loại thức ăn→ hoàn thành phiếu học tập Loại thực phẩm Tên thực phẩm -Giàu Glu xít -Giàu Prôtêin - Giàu lipit - Nhiều vitamin và chất khoáng - CH: Sự phối hợp các loại thức ăn có ý nghĩa gì? - Gv chốt kiến thức - HS tự thu nhận thông tin, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tế → thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập - Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung nêu đáp án chuẩn Loại thực phẩm Tên thực phẩm -Giàu Gluxit GiàuPrôtêin - Giàu lipit - Nhiều vitamin và chất khoáng - Gạo, ngô, khoai, sắn -Thịt, cá, trứng, sữa đậu, đỗ - Mỡ ĐV, dầu TV - Rau quả tươi và muối khoáng * Kết luận : - Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn biểu hiện ở : + Thành phần các chất + Năng lượng chứa nó - Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể Hoạt động 3 KHẨU PHẦN VÀ NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN * Mục tiêu: Hiểu được khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xây dựng khẩu phần - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khẩu phần là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận: CH: khẩu phần ăn uống của nhười mới ốm khỏi có gì khác người bình thường ? CH: Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau, quả tươi ? CH: Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những căn cứ nào? CH; Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ? - HS thảo luận và trả lời - Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ - Tăng cường vitamin - Tăng cường chất xơ đẻ dễ tiêu hoá - Họ dùng sản phẩm từ thực vật như đậu, vừng, lạc chứa nhiều Prôtêin - KHẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể ở trong một ngày - Nguyên tắc lập khẩu phần: + Căn cưds vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn + Đảm bảo đủ lượng ( calo); đủ chất ( lipit, prôtêin, gluxit, vtamin, muối khoáng ) IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Khoanh tròn vào chữ cái a,b, c ở đầu câu trả lời em cho là đúng . 1 Bữa ăn hợp lí cần có chất lượng là: A, Có đủ thành phần dinh dưỡng B, Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn C, Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể Đ) Ccả 3 ý trên đều đúng 2. Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần A, Phát triển kinh tế B, Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng C, Bữa ăn nhiều thịt , cá, trứng , sữa D, Chỉ a và b E, cả a, b, c V. DĂN DÒ - Học bài theo câu hỏi SGK - Đọc mục em có biét - Đọc bài 37, xem kỹ bảng 37.1 TuÇn 20 Ngày soạn: Tiết 39 Bµi 37 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC I. MỤC TIÊU 1. K iến thức - Nắm vững các bước thành lập khẩu phần - Biết đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu - Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích ,tính toán 3. Thái độ - Giáo dục ý thức tự bảo vệ sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng, béo phì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Bảng 1,2,3 và đáp án 2,3 phóng to - HS Kẻ bảng 2,3 vào vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ CH: Khẩu phần là gì? Nêu nguyên tắc thành lập khẩu phần? C. Bài thực hành Hoạt động 1 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP KHẨU PHẦN Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV giới thiệu lần lượt các bước tiến hành: + Nội dung bảng 37.1 + Phân tích ví dụ là đu đủ chín như theo 2 bước như SGK . Lượng cung cấp A . Lượng thải bỏ A1 . Lượng thực phẩm ăn được A2 + GV dùng bảng 2. Lấy 1 ví dụ để nêu cách tính: . Thành phần dinh dưỡng . Năng lượng . Muối khoáng, vitamin. Chú ý . Hệ số hấp thụ với prôtêin là 60% . Lượng vitamin C thất thoát là 50% - Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu - Bước 2: + Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A +Xác định lượng thải bỏ A1 + Xác định lượng thực phẩm ăn được A2: A2 = A - A1 - Bước 3: Tính giá trị từng loại thực phẩm đã kê trong bảng - Bước 4: + Cộng các số liệu đã liệt kê + Đối chiếu với bảng “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam’’→ có kế hoạch điều chỉnh hợp lí Hoạt động 2 TẬP ĐÁNH GIÁ MỘT KHẨU PHẦN _ GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 để lập bảng số liệu . - GV yêu cầu HS lên chữa bài - GV công bố đáp án đúng - HS đọc kỹ bảng 2. Bảng số liệu khẩu phần. + Tính toán số liệu điền vào các ô có dấu ‘ ?’ ở bảng 37.2 - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung Bảng 37.3 Thực phẩm Trọng lượng A A1 A2 Thành phần dinh dưỡng Pr L G Năng lượng ( calo) Gạo tẻ 400 0 400 31,6 4 304,8 1477,4 Cá chép 100 40 60 9,6 2,16 59,44 Tổng cộng 79,8 33,37 391,7 2295,7 - GV yêu cầu HS tự thay đổi một vài loại thức ăn rồi tính toán lại cho phù hợp. Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá ( Bảng 37.2) - HS tập xác định một số thay đổi về loại thức ăn và khối lượng dựa vào bữa ăn thực tté rồi tính lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu. IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ. -GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong thực hành. - Kết quả bảng 37.2và 37.3 là nội dung dể gv đánh giá 1 số nhóm. V. DẶN DÒ. - Bài tập về nhà: Tập xây dựng một khẩu phần ăn cho bản than dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn. CHƯƠNG VII BÀI TIẾT TuÇn 1 Ngày soạn: Tiết 40 Bµi 38 BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể. - Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ ( mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. Tranh hình 38.1 : Sơ đồ cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Mô hình cơ quan bài tiết nước tiểu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. * Mở bài: GV mở bài bằng các câu hỏi nêu vấn đề như sau: - Hằng ngày ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? - Thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Hoạt động 1 BÀI TIẾT * Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm bài tiết ở cơ thể người và vai trò quan trọng của chúng với cơ thể sống. Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Gv hướng dẫn cá nhân nghiên cứu SGK trả lời CH: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? CH: Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng? -Gv chốt lại đáp án - GV yêu cầu lớp tiếp tục thảo luận: CH: Bài tiết đóng vai trò như thế nào với cơ thể sống? - HS tự thu nhận thong tin mục ■ SGK tr . 122 ghi nhớ. - các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến . yêu cầu nêu được: + Sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh tù hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể. + Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng là: . Bài tiết co2 của hệ hô hấp. . Bài tiết chất thải của hệ bài tiết. - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - Một HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung dưới sự điều khiển của giáo viên. * Kết luận: - Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường. - Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điếu kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Hoạt động 2. CẤU TẠO CỦA HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU. * Mục tiêu: Hiểu và trình bày được các thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nước tiểu. - Gv yêu cầu HS quan sát hình 38.1, đọc kĩ chú thích và ghi nhớ thông tin. - GV cho thảo luận theo nhóm → hoàn thành bài tập mục ▼ tr. 123. - Gv công bố đáp án đúng: 1d, 2a, 3d, 4d. - GV yêu cầu HS trình bày trên tranh ( mô hình) cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu? - HS làm việc độc lập với SGK quan sát thật kĩ hình 38.1 và ghi nhớ cấu tạo: + Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái. + Thận gồm: Vỏ thận, tủy thận, bể thận. + Một đơn vị chức năng của thận gồm: Nang cầu thận, cầu thận, ống thận. - Hs thảo luận nhóm thống nhất đáp án. - Đại diện các nhóm trình bày đáp án. - Một HS lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung. * Kết luận: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. - Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận. Kết luận chung : cho HS đọc kết luận SGk tr. 124 IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. CH: Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống. CH: Bài tiết ở cơ thể người do cơ quan nào đảm nhạn. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? V. DẶN DÒ - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc mục em có biết. - Kẻ phiếu học tập vào vở. Đặc điểm Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức - Nồng độ các chất hòa tan. - Chất độc, chất cặn bã. - Chất dinh dưỡng. TuÇn 21 Ngày soạn: Tiết 41 Bµi 39 BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức - HS trình bày được : + Quá trình tạo thành nước tiểu. + Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu, + Quá trình bài tiết nước tiểu. -HS phân biệt được: + Nước tiểu đầu và huyết tương. + Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. 2 Kỹ năng - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức vệ sinh, giũ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh phóng to hình 39.1. - Băng hình sự tạo thành nước tiểu và bài tiết nước tiểu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ôn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. CH: Nêu vai trò của cơ quan bài tiết nước tiểu? CH: Nêu cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiếu? Bài mới * Mở bài: Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu, Quá trình đó diễn ra như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 1 TẠO THÀNH NƯỚC TIỂU * Mục tiêu: - Trình bày được sự tạo thành nước tiểu. - Chỉ ra sự khác biệt giữa: + Nước tiểu đầu và huyết tương. + Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình, tìm hiểu quá trình hình thành nước tiếu. - Yêu cầu các nhóm thảo luận. CH: Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Diễn ra ở đâu? - GV tổng hợp các ý kiến. - GV yêu cầu HS đọc lại chú thích hình 39. 1 sau đó thảo luận: CH: Thành phần nước tiểu đầu khác với thành phần máu ở điểm nào? CH: Hoàn thành bảng so sánh ở phiếu học tập. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng và gọi 1- 2 nhóm lên chữa bài. - GV chốt lại kiến thức. - HS thu nhận và xử lý thông tin ở mục 1 sgk và quan sát, đọc kỹ hình 39.1 - Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu: + Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 giai đoạn. Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. - HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. + Nước tiểu đầu không có tế bào máu và protein - HS hòan thành phiếu học tập. * Kết luận : Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: - Quá trình lọc máu ở cầu thận → tạo thành nước tiểu đầu. - Quá trình hấp thu lại ở ống thận → tạo thành nước tiểu chính thức. - Quá trình bài tiết tiếp gồm: + Hấp thu lại chất cần thiết. + Bài tiết tiếp chất thừa, chất thải.→ tạo thành nước tiểu chímh thức. Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Nồng độ các chất hòa tan lớn hơn Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn Chứa ít chất cặn bã và chất độc hơn Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc hơn Còn chứa nhiều chất cặn bã. Gần như không còn chất cặn bã Hoạt động 2 BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục ■ trả lời câu hỏi. CH: Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? CH: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? -GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. CH: vì sao sự bài tiết diễn ra liên tục mà sự bài tiết lại gián đoạn. - HS tự thu nhận thong tin theo hướng dẫn của giáo viên. - Yêu cầu: + Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức. + Thực chất của quá trình tạo nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc và chất thừa ra khỏi cơ thể. - Một vài HS trình bày đáp án, lớp bổ sung để hoàn chỉnh đáp án. - HS nêu được: + Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận → nước tiểu được hình thành liên tục. + Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và bài tiết ra ngoài. * Kết luận: Nước tiểu chính thức → bể thận đổ vào ống dẫn nước tiểu được tích trữ ở bong đái đổ vào ống đái ra ngoài. HS đọc kết luận chung SGK tr. VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. CH: nước tiểu được hình thành như thế nào? Ch: Trình bày sự tạo thành nươc tiểu. V. DẶN DÒ: - Học bài trả lời câu hỏi sgk - Đọcmục em có biết. - Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết. TuÇn 21 Ngày soạn: Tiết 42 Bµi 40 VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. - Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh phóng to hình 38.1, 39.1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ CH: Nước tiểu được tạo thành như thế nào? CH: Trình bày sự tạo thành nước tiểu chính thức. Bài mới: * Mở bài: Hoạt động bài tiêt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh. để trả lời câu hỏi đó ta học bài hôm nay. Hoạt động 1 MỘT SỐ TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY HẠI CHO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU * Mục tiêu: Hiểu được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi. CH: Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.? - GV điều khiển toàn lớp trao đổi. - GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ thông tin, quan sát tranh hình 38.1 và 39.1 và hoàn thành phiếu học tâp số 1. - GV kể phiếu học tập lên bảng. - GV tập hợp các ý kiến và nhận xét. - GV thông báo đáp án đúng. - HS tự thu nhận thong tin mục ■ SGK , vận dụng hiểu biết của mình, liệt kê các tác nhân gây hại. - một vài HS phát biểu, lớp bổ sung yêu cầu nêu được 3 nhóm tác nhân gây hại. - Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh và ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm để hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu đạt được : Nêu được hậu quả nghiêm trọng tói sức khỏe. - Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập trên bảng - Các nhóm khác bổ sung - Thảo luận lớp về ý kiến chưa thống nhất. * Kết luạn : Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: - Các vi khuẩn gây bệnh. - Các chất độc trong thức ăn. - Khẩu phần ăn không hợp lý. Phiếu học tập Tổn thương của hệ bài tiế tnước tiểu Hậu quả - Cầu thận bị viêm và suy thoái - Quá trình lọc máu bị trì trệ làm cơ thể bị nhiễm độc và bị chết. - Ống thận bi tổn thương hay làm việc kếm hiệu quả - Quá trình hấp thụ lại và bài tiết giảm dẫn tới môi trường trong bị biến đổi - Ống thận bị tổn thương làm nước tiểu hòa vào máu nên cơ thể bị đầu độc. - Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn - Gây bí tiểu có thể nguy hiểm đến tính mạng Hoạt động 2 XÂY DỰNG CÁC THÓI QUEN SỐNG KHOA HỌC ĐỂ BẢO VỆ HỆ BÀI TIẾT * Mục tiêu: Trình bày được cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học. tụ đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học. - GV yêu cầu HS đọc lại thong tin mục hình ■ và hoàn thành bảng 40 - GV tập hợp ý kiến của các nhóm. - Thông báo đáp án đúng. - HS tự suy nghĩ trả lời. - Thảo luận nhóm, thống nhất đáp ân cho bài tập điền bảng. - Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung. Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học 1. - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiêt nước tiểu. - Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh. 2. - Khẩu phần ăn uống hợp lí. + Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. + Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại. + Uống đủ nước. + Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi. + Hạn chế tác hại của các chất độc. + Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi. 3- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn đi tiểu lâu. - Hạn chế khả năng tạo sỏi. Từ bảng trên GV yêu cầu HS đề ra kế hoạch hình thành thói quen sốnh khoa học. Cho HS đọc SGK kết luận chung. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. Nêu cac stác nhân gay hại cho hệ bài tiết? Ta cần hình thành thói quen nào để bảo vệ hệ bài tiết? V. DẶN DÒ. - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết. CHƯƠNG VIII DA TuÇn 22 Ngày soạn: Tiết 43 Bµi 41 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của da. - Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh câm cấu tạo da. - Các miếng bìa ghi cấu tạo từ 1 – 10 - Mô hình cấu tạo da. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. CH: Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp phòng tránh. Bài mới: * Mở bài: Ngoài chức năng bài tiết và điều hòa than nhiệt da còn có chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? Bài hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu điều đó. Hoạt động 1 CẤU TẠO CỦA DA Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình 41.1 ; đối chiếu mô hình cấu tạo da và thảo luận: CH: Xác định giới hạn từng lớp của da. - Đánh mũi tên hoàn thành sơ đồ cấu tạo da. - GV treo tranh câm cấu tạo da và gọi HS lên bảng dán các mảnh bìa rời về : + Cấu tạo chung: Giới hạn các lớp của da + Thành phần cấu tạo của mỗi lớp. - GV có thể treo 2-3 tranh câm, gọi các nhóm thi đua dưới hình thức trò chơi. - GV yêu cầu HS đọc lại thông tin và thảo luận 6 câu hỏi mục ▼ . CH: Vì sao ta thấy lớp vẩy trăng bong ra như phấn ở quần áo? CH: Vì sao da ta luôn mềm mại không thấm nước? CH: Vì sao mà ta nhận biết được đặc điểm mà da tiếp xúc? CH: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng, trời lạnh quá? CH: Lớp mỡ dưới da có tác dụng gì? CH: Tóc và lông mày có tác dụng gì? - GV chốt lại kiến thức. -HS quan sát hình vẽ, tụ đọc thong tin, thu thập kiến thức. - Thảo luận nhóm theo 2 nội dung và thống nhất đáp án. - Đại diện các nhóm lên hoàn thành trên bảng các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự rút ra kết luận về cấu tạo da - HS các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời. + Vì lớp tế bào ngoài cùng háo sừng và chết. + Vì các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn. + Vì da có nhiều cơ quan thụ cảm. + Trời nóng: Mao mạch dưới da giãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi. + Trời lạnh: Mao mạch co lại, cơ chân lông co + Là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học, chống mất nhiệt khi trời rét. + Tóc tạo nên lớp đệm không khí để: . Chống tia tử ngoại. . Điều hòa nhiệt độ. + Lông mày ngăn mồ hôi và nước. - Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Kết luận: Da cấu tạo gồm 3 lớp: - Lớp biểu bì. + Tầng sừng. + Tầng tế bào sống. - Lớp bì: + Sợi mô liên kết. + Các cơ quan: Tuyến mồ hôi, T nhờn, cơ quan thụ cảm, mao mạch máu.

File đính kèm:

  • docsinh8ky2.doc