Giáo án Tập làm văn 4 - Học kì I

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Ngày: Tuần: 1

Môn: Tập làm văn

BÀI: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

2.Kĩ năng:

- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.

3.Thái độ:

- Yêu thích văn học.

II.CHUẨN BỊ:

- Phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1

- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.

- VBT

 

doc99 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập làm văn 4 - Học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 1 Môn: Tập làm văn BÀI: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. 2.Kĩ năng: Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện. 3.Thái độ: Yêu thích văn học. II.CHUẨN BỊ: Phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể. VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 13 phút 13 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng & sách vở học tập. Bài mới: Giới thiệu bài Lên lớp 4, các em sẽ học các bài tập làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú. Cô sẽ dạy các em cách viết các đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư; dạy cách trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn. Tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là bài văn kể chuyện. Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm vào phiếu GV nhận xét Bài tập 2: GV gợi ý: + Bài văn có nhân vật không + Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với các nhân vật không ? Bài tập 3: GV hỏi: Theo em, như thế nào là kể chuyện? Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV giúp HS khai thác đề bài: + Nhân vật chính là ai ? + Em phải xưng hô như thế nào ? + Nội dung câu chuyện là gì ? – Gồm những chuỗi sự việc nào? (GV ghi khi HS trả lời) GV nhận xét & góp ý Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV hỏi từng ý: + Những nhân vật trong câu chuyện của em? + Nêu ý nghĩa câu chuyện? GV lưu ý: nếu có HS nói đứa con nhỏ cũng là một nhân vật thì GV vẫn chấp nhận là đúng nhưng cần giải thích thêm cho HS hiểu đây chỉ là nhân vật phụ. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Nhân vật trong chuyện HS đọc nội dung bài tập HS khá, giỏi kể lại nội dung câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của bài theo nhóm vào phiếu khổ to HS dán bài làm lên bảng lớp xem nhóm nào làm đúng, nhanh HS nhận xét HS đọc yêu cầu Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi + Không. + Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca - So sánh bài hồ Ba Bể với sự tích hồ Ba Bể ta rút ra kết luận: Bài này không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là giới thiệu về hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh) Thảo luận nhóm rồi trả lời HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK 1 HS đọc yêu cầu bài tập: Kể lại câu chuyện em đã giúp một người phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc trên đường. HS nêu Từng cặp HS tập kể trước lớp Cả lớp nhận xét, góp ý. HS đọc yêu cầu của bài tập HS trả lời + Người phụ nữ & em + Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp SGK VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 1 Môn: Tập làm văn BÀI: NHÂN VẬT TRONG CHUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá. Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. 2.Kĩ năng: Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. 3. Thái độ: Yêu thích văn học. II.CHUẨN BỊ: 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT1 VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 12 phút 12 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Thế nào là kể chuyện? GV hỏi: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Trong tiết TLV trước, các em đã biết được những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện, bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay cô sẽ giúp các em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện. Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu bài tập GV dán bảng 4 tờ giấy khổ to, mời 4 em lên bảng làm bài GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: (Nhận xét tính cách nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét) GV nhận xét Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV có thể bổ sung câu hỏi: Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập Nếu bạn ấy biết quan tâm đến người khác? Nếu bạn ấy không biết quan tâm đến người khác GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài Chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật 1 HS đọc yêu cầu bài 1 HS nói tên những truyện các em mới học HS làm bài vào VBT 4 em lên bảng làm bài Cả lớp nhận xét &sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu bài HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến: + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, thương người, ghét áp bức, bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. Căn cứ để nêu nhận xét trên: lời nói & hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. + Sự tích Hồ Ba Bể: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu, thương người, sẵn sàng giúp người hoạn nạn, luôn nghĩ đến người khác. Căn cứ để nêu nhận xét: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu bài tập Cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh minh hoạ HS trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận: Biết quan tâm: Chạy đến nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn, xin lỗi dỗ em nín khóc. Không biết quan tâm: Bỏ chạy – hoặc tiếp tục nô đùa mặc cho em bé khóc. HS thi kể SGK Bảng phụ VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 2 Môn: Tập làm văn BÀI: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT TRONG CHUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật. 2.Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể. 3. Thái độ: Ghi chép lại những sự vật, hiện tượng, hành động đặc biệt của những vật, người xung quanh để áp dụng vào làm bài hay hơn. II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to viết sẵn: + Các câu hỏi của phần nhận xét (có khoảng trống để HS trả lời) + Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống & sắp xếp lại cho đúng thứ tự VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 12 phút 12 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: GV hỏi: Thế nào là kể chuyện? Đọc ghi nhớ bài Nhân vật trong truyện. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Các em đã được học 2 bài TLV Kể chuyện: Thế nào là kể chuyện? Nhân vật trong truyện. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ học bài Kể lại hành động của nhân vật để hiểu: Khi kể về hành động của nhân vật, ta cần chú ý những gì? Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu 1: Đọc truyện Bài văn bị điểm không + GV lưu ý HS: đọc phân biệt rõ lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ, xúc động: Thưa cô, con không có ba – với giọng buồn. + GV đọc diễn cảm bài văn + GV giúp HS tìm hiểu yêu cầu của BT2, 3 + Chia nhóm HS; phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã ghi sẵn các câu hỏi. GV lưu ý HS: chỉ viết câu trả lời vắn tắt. + GV cử tổ trọng tài gồm 3 HS khá, giỏi để tính điểm thi đua theo tiêu chuẩn sau: Lời giải: đúng / sai Thời gian làm bài: nhanh / chậm Cách trình bày của đại diện các nhóm: rõ ràng, rành mạch / lúng túng Yêu cầu 2: + Ý 1: yêu cầu HS ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé + Ý 2: nêu ý nghĩa về hành động của cậu bé GV bình luận thêm: Chi tiết cậu bé khóc khi nghe bạn hỏi sao không tả ba của người khác được thêm vào cuối truyện đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi tình yêu cha, lòng trung thực, tâm trạng buồn tủi vì mất cha của cậu bé. Yêu cầu 3 Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: + Điền đúng tên Chim Sẻ & Chim Chích vào chỗ trống. + Sắp xếp lại các hành động đã cho thành câu chuyện. + Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí GV phát phiếu cho 3 HS GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài Chuẩn bị bài: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện HS nhắc lại ghi nhớ Yêu cầu 1: + 2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc 2 lần toàn bài + HS hoạt động nhóm + HS trình bày kết quả làm bài + Tổ trọng tài tính điểm bài làm của mỗi nhóm theo 3 tiêu chí GV nêu ra Yêu cầu 2: + Đại diện nhóm trình bày bài, diễn giải cụ thể Yêu cầu 3: HS nêu: thứ tự các hành động: a – b – c (hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau) HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào VBT Một số HS làm trên phiếu trình bày kết quả làm bài. Cả lớp nhận xét. SGK Bảng phụ VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 2 Môn: Tập làm văn BÀI: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS hiểu: trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật, nhất là các nhân vật chính, là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật. 2.Kĩ năng: Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật của một truyện vừa đọc. Đồng thời biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật & ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi các ý về đặc điểm ngoại hình Nhà Trò – bài 1 (phần nhận xét) Phiếu đoạn văn của Vũ Cao (phần luyện tập) VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 10 phút 3 phút 18 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Kể lại hành động của nhân vật Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ trong bài? Trong các bài học trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những phương diện nào? GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu & làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Yêu cầu HS đọc đề bài GV yêu cầu từng HS ghi vắn tắt ra nháp lời giải của bài 1, suy nghĩ để trao đổi với các bạn về bài 2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc đề bài & xác định yêu cầu của đề bài. Yêu cầu HS nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc trong đoạn văn đã chép trên bảng phụ: gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch. Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé? Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài Yêu cầu HS đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc GV chốt: Khi kể lại truyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi, nên chọn tả ngoại hình của nhân vật nàng tiên & bà lão. Vì nàng tiên Ốc là nhân vật chính. Tả hình dáng của nàng góp phần quan trọng thể hiện tính cách dịu dàng, nết na, lòng biết ơn của nàng với bà lão nhân hậu, biết thương yêu từ con ốc bé nhỏ thương đi. Cần tả ngoại hình của bà lão để làm nổi bật sự vất vả, tần tảo nhưng tấm lòng rất phúc hậu, nhân từ của bà. Củng cố – Dặn dò: Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? GV nói thêm: Khi tả nên chú ý tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu. Tả hết tất cả mọi đặc điểm dễ làm bài viết dài dòng, nhàm chán, không đặc sắc. GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ nội dung đã học. Chuẩn bị bài: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. 2 HS nhắc lại HS trả lời HS nhận xét 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc các yêu cầu 1 & 2. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Câu 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: + Sức vóc: gầy yếu như mới lột. + Thân mình: bé nhỏ + Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở. + Trang phục: người bự những phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. Câu 2: Ngoại hình của nhân vật Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị. Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chì gạch dưới những từ miêu tả hình dáng nhân vật. HS trao đổi, nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc. Cách ăn mặc của chú bé cho thấy chú là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chụi đựng vất vả. Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SH đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc HS trao đổi, nêu kết luận. 2, 3 HS thi kể. Cả lớp nhận xét cách kể của bạn có đúng với yêu cầu của bài không. Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ Bảng phụ Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 3 Môn: Tập làm văn BÀI: KỂ LẠI LỜI NÓI- Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS hiểu: trong văn kể chuyện, nhiều khi phải kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Lời nói & ý nghĩ của nhân vật cũng nói lên tính cách của nhân vật & ý nghĩa của câu chuyện. 2.Kĩ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp & gián tiếp. 3.Thái độ: Thuật lại lời nói của người khác phải chính xác, không thêm bớt, làm sai lệch ý nghĩa của câu nói. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ & 2 màu phấn khác nhau để viết 2 cách dẫn lời khác nhau: lời nói trực tiếp & lời nói gián tiếp ở câu 3 phần Nhận xét. VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 10 phút 5 phút 15 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ? Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? Lấy ví dụ về cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện “Người ăn xin”? GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Trong văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình nhân vật, kể hành động của nhân vật, đặc biệt còn phải kể lại lời nói & ý nghĩ của nhân vật. Lời nói & ý nghĩ của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào trong một bài văn kể chuyện, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài Lời nói & ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? Bài 3: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? Chú ý:GV sử dụng bảng đã ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau để HS dễ phân biệt. Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn phần luyện tập Bài tập 1: GV gợi ý: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp. Bài tập 2: GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển: + Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói nói về mình. + Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm & ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng. GV nhận xét. Bài tập 3: GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần xác định rõ đó là lời của ai với ai & tiến hành: + Thay đổi từ xưng hô. + Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. GV nhận xét. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm lại vào vở các bài tập 2, 3. 1 HS nhắc lại 1 HS trả lời 1 HS đọc yêu cầu của bài Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, nêu: + Câu ghi lại ý nghĩ: Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Cả tôi nữa.của ông lão. + Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi: Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người. 2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại + Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão) + Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài. HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp & gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn. + Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp: Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp: Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. + Lời của cậu bé thứ hai: Còn tớ, tớ.ông ngoại; & lời của cậu bé thứ ba: Theo tớ, bố mẹ được kể theo cách trực tiếp. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá, giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. Cả lớp làm vào vở. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. 2 HS khá giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. Cả lớp làm bài vào vở. Bảng phụ VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 3 Môn: Tập làm văn BÀI: VIẾT THƯ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư , nội dung cơ bản & kết cấu thông thường của một bức thư 2.Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã biết để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. 3.Thái độ: Viết cẩn thận, không gạch xoá II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết đề văn 1 phong bì, tem.  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 8 phút 5 phút 15 phút 3 phút Khởi động: Bài mới: Giới thiệu: Trong tuần 3 ta đã học về viết thơ. Trong tiết học hôm nay, các em viết thơ cho người thân. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét - Cho HS đọc đề bài. - Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Phân tích yêu cầu đề bài. - Cho HS thực hành viết thư. - Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì. - Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV. Củng cố – Dặn dò: - GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email) Chuẩn bị – luyện tập phát triển câu chuyện HS hát 1 bài hát HS nhắc yêu cầu viết thư. - Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư. (ghi nhớ viết thư) - Viết thư cho người thân ở xa. - Gạch chân yêu cầu. - Xác định người nhận thư. - Tin cần báo. - Thực hành viết thư. Phần đầu thư: - Nêu địa điểm và thời gian viết thư. - Chào hỏi người nhận thư. Phần chính: Nêu mục đích lí do viết thư: - Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện. - Thăm hỏi tình hình người nhận thư. Phần cuối thư: - Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào. - Ghi tên người gởi phía trên thư. - Tên người nhận phía dưới giữa thư. - Dán tem bên phải phía trên. - 1HS nêu lại ý chính của 1 bức thư có mấy phần. Phong bì THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 1 phút 12 phút 15 phút 1 phút Khởi động: Bài mới: Giới thiệu bài Từ lớp 3, qua bài tập đọc Thư gủi bà & 1 vài tiết TLV, các em đã bước đầu biết cách viết thư, cách ghi trên phong bì thư. Lên lớp 4, các em sẽ tiếp tục được thực hành để nắm chắc hơn các phần của một lá thư, có kĩ năng viết thư tốt hơn. Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Người ta viết thư để làm gì? Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần những nội dung gì? Qua bức thư đã đọc, em thấy phần mở đầu & kết thúc bức thư như thế nào? Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Tìm hiểu đề: GV mời HS đọc yêu cầu của đề bài GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài bằng cách đặt những câu hỏi sau: + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? + Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì? + Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần dùng từ xưng hô như thế n

File đính kèm:

  • doc5 TAP LAM VAN LOP 4 HKI.doc
Giáo án liên quan