Giáo án Tập viết 2 tuần 2, 3, 4

Tập viết:(2) Chữ hoa Ă, Â.

I. Mục đích, yêu cầu:

Rèn kĩ năng viết chữ:

· Biết viết các chữ hoa Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ.

· Biết viết ứng dụng cụm từ Ăn chậm nhai kĩ theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

II. Đồ dùng dạy-học

· Mẫu chữ Ă, Â đặt trong khung chữ .

· Vở tập viết.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập viết 2 tuần 2, 3, 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày thỏng 9 năm 200 Tập viết:(2) Chữ hoa Ă, Â. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ: Biết viết các chữ hoa Ă,  theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng cụm từ Ăn chậm nhai kĩ theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng dạy-học Mẫu chữ Ă,  đặt trong khung chữ . Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy-học Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra vở học sinh viết bài ở nhà. -Yêu cầu học sinh viết chữ Anh . -Nhận xét. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài:Chữ hoa Ă, Â. Viết câu ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa. a.Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét các chữ Ă,Â. -Chữ Ă và chữ  có điểm gì giống và điểm gì khác chữ A? -Giáo viên viết các chữ Ă, trên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn lại cách viết. -Viết chữ A xong sau đó ta viết dấu á. +Dấu á trên chữ Ă: là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh chữ A. +Dấu ớ trên chữ Â: gồm 2 nét thẵngiên nối nhau, trông như một chiếc nón úp xuống chính giữa đỉnh chữ A, có thể gọi là dấu mũ. b. Viết bảng -Yêu cầu học sinh viết vào không trung chữ hoa Ă,Â. -Yêu cầu học sinh viết vào bảng con chữ hoa Ă,Â. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng Giới thiệu cụm từ ứng dụng -Yêu cầu học sinh mở vở tập viết, đọc cụm từ ứng dụng. -Ăn chậm nhai kĩ mang lại tác dụng gì? Quan sát và nhận xét -Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? -So sánh chiều cao của chữ Ă và chữ n. -Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ă? -Khi viết Ăn ta viết nét nối giữa Ă và n như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Viết bảng -Yêu cầu học sinh viết chữ Ăn vào bảng. -Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh. 4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. -Yêu cầu học sinh viết: +1 dòng có 2 chữ Ă, cỡ vừa. + 1 dòng chữ Ă cỡ nhỏ. +1 dòng chữ  cỡ nhỏ +1 dòng chữ Ăn cỡ vừa. +1 dòng chữ Ăn cỡ nhỏ. +2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ. 5. Chấm, chữa bài -Chấm bài sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 6. Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiét học. -Nhắc học sinh hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV. -Thu vở theo yêu cầu -2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. -Chữ Ă, hoa là chữ A có thêm các dấu. -Theo dõi. -Học sinh viết trống(2 lần) -Học sinh viết vào bảng con chữ hoa Ă,  -Học sinh đọc: Ăn chậm nhai kĩ. -Dạ dày dễ tiêuhoá thức ăn. -Gồm 4 tiếng là: Ăn,chậm,nhai,kĩ. -Chữ Ă cao 2,5 li, chữ n cao 1 li. -Chữ h,k -Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n. -Khoảng cách đủ để viết một chữ o. -Học sinh viết vào bảng con -Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. Thứ năm ngày thỏng 9 năm 200 Tập viết: (3) Chữ hoa B. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ: Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng câu Bạn bè sum họp theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng dạy-học Mẫu chữ B hoa đặt trong khung chữ. Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy-học Kiểm tra bài cũ: -Gọi học sinh lên bảng -Yêu cầu học sinh viết 2 chữ hoa đã học Ă,Â. -Gọi học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng đã học ở tiết trước. -Yêu cầu viết chữ ứng dụng Ăn. -Nhận xét. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài: Chữ hoa B. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa. a.Quan sát và nhận xét: -Chữ B hoa có mấy nét? Đó là những nét nào? -Nêu quy trình: +Nét1: ĐB trên ĐK 6,DB trên đường kẻ 2. +Nét 2: từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK 5, viết 2 nét cong liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ, DB ở ĐK2 và ĐK3. -GV viết mẫu chữ B hoa. -Viết mẫu kết hợp nêu qui trình. b. Viết bảng -Viết vào không trung. -Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng a. Giới thiệu câu ứng dụng -Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng -Thế nào gọi là bạn bè sum họp? b. Quan sát mẫu chữ viết ứng dụng. -Chữ đầu câu viết như thế nào? -So sánh độ cao của chữ B hoa với chữ cái a? -Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? -Giữa các chữ cái ta phải viết thế nào? c. Viết bảng -Cho học sinh viết bảng con chữ Bạn. 4. Hướng dẫn viết vào vở -Gọi học sinh nhắc lại quy trình viết chữ B hoa. -Yêu cầu học sinh viết vào vở: +1 dòng chữ B hoa cỡ vừa. +1 dòng chữ B hoa cỡ nhỏ. +1 dòng chữ Bạn cỡ vừa. +1 dòng chữ Bạn cỡ nhỏ. +2 dòng câu ứng dụng. -GV theo dõi, uốn nắn học sinh viết bài. 5. Chấm, chữa bài -Thu vở, chấm một số bài. -Nhận xét, ghi điểm. 6. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học, khen những em viết đẹp. -Dặn học sinh về nhà luyện viết tiếp trong vở tập viết. -2 học sinh lên bảng viết chữ Ă,Â. -Ăn chậm nhai kĩ. -2 học sinh viết. -Cả lớp viết vào bảng con. -Quan sát chữ B hoa trong khung chữ. -Chữ B hoa gồm 3 nét: nét thẳng đứng và 2 nét cong phải. -Theo dõi -Học sinh viết vào không trung chữ B hoa.(2.l) - Học sinh viết vào bảng con chữ B hoa.(2.l) -Học sinh đọc : Bạn bè sum họp. -Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui. -Chữ đầu câu viết hoa. -Chữ B cao 2,5 li, chữ a cao 1 li. -Cách nhau 1 khoảng bằng khoảng cách 1 chữ cái. -Có thêm nét nối. -2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con. -2 học sinh nhắc lại quy trình. -Học sinh viết bài. -Nộp vở theo yêu cầu. Thứ năm ngày thỏng 9 năm 200 Tập viết:(4) Chữ hoa C. I.Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ: Biết viết chữ c hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng cụm từ Chia ngọt sẻ bùi cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng dạy-học Mẫu chữ cái viết hoa đặt trong khung chữ. Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy-học Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu học sinh viết vào bảng con chữ cái hoa B, chữ Bạn. -Gọi 2 học sinh lên bảng viết. -Nhận xét. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài:Chữ hoa C. 2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa Quan sát và nhận xét chữ C -Đính khung chữ hoa C lên bảng. -Chữ cái C hoa cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ? -Chữ C hoa được viết bởi mấy nét? -Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. -Chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu -ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, DB trên ĐK 2. -GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Hướng dẫn học sinh viết bảng. -Yêu cầu học sinh viết vào không trung chữ C hoa sau đó viết vào bảng con ( 2 lượt) 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng Giới thiệu cụm từ ứng dụng -Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng. -Chia bùi sẻ ngọt có nghĩa là gì? b.Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. -Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét. -Chia ngọt sẻ bùi gồm mấy chữ? Là những chữ nào? -Những chữ nào cao 1 đơn vị? -Những chữ nào cao 1 đơn vị rưỡi? -Những chữ còn lại chỉ cao mấy đơn vị ? -Yêu cầu học sinh quan sát và nêu vị trí các dấu thanh. Viết bảng -Yêu cầu học sinh viết chữ Chia vào bảng con -Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh. 4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. -Yêu cầu học sinh viết: +1 dòng chữ C hoa cỡ vừa. +1 dòng chữ Choa cỡ nhỏ. +1 dòng chữ Chia cỡ vừa. +1 dòng chữ Chia cỡ nhỏ. +2 dòng cụm từ ứng dụngcỡ nhỏ: Chia ngọt sẻ bùi. 5. Chấm, chữa bài -Thu vở 7 em chấm, nhận xét. 6. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn học sinh về nhà viết tiếp trong vở tập viết. -2 học sinh lên bảng viết; cả lớp viết vào bảng con. -Quan sát chữ C hoa. -Cao 5 li, rộng 5 li -Viết bằng 1 nét liền. -Học sinh viết vào không trung chữ C hoa. -Viết vào bảng con. -Đọc: Chia ngọt sẻ bùi. -Nghĩa là yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu. -Học sinh quan sát. -Chia ngọt sẻ bùi gồm 4 chữlà: Chia, ngọt, sẻ, bùi. -Chữ i,a,o,s,e,u, i. -Chữ t -Cao 2,5 đơn vị. Đó là C,h,g,b. -Dấu nặng dưới chữ o, dấu hỏi trên đầu chữ e, dấu huyền trên đầu chữ u. -Viết bảng(2.l) -Tập viết.

File đính kèm:

  • doctap viet.doc