Giáo án tham dự hội giảng giáo viên dạy giỏi chương trình thay sách giáo khoa lớp 11 năm học 2007 - 2008

A. MỤC TIÊU :

- Qua những hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết, cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy - gô muốn gửi gắm .

B PHƯƠNG TIỆN:

- Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh về V.Huy - gô và một số tác phẩm tiêu biểu.

C PHƯƠNG PHÁP :

- Đàm thoại, nêu vấn đề.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tham dự hội giảng giáo viên dạy giỏi chương trình thay sách giáo khoa lớp 11 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tham dự hội giảng Giáo viên dạy giỏi chương trình thay sách giáo khoa lớp 11 năm học 2007 - 2008 Tiết 100 : “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” ( Trích : “ Những người khốn khổ” - V.Huy - gô) Người thiết kế : Đậu Thị Huế Trường : THPT Dân Lập Diêm Điền. A. Mục tiêu : - Qua những hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết, cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy - gô muốn gửi gắm . B Phương tiện: - Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh về V.Huy - gô và một số tác phẩm tiêu biểu. C Phương pháp : - Đàm thoại, nêu vấn đề. D Tiến trình dạy học. Phương pháp Nội dung - Câu hỏi : Qua truyện ngắn “Người trong bao” nhà văn Sê-khốp mong muốn con người có những phẩm chất gì? - Theo em đó có phải là những phẩm chất quan trọng và cần thiết với con người không ? vì sao ? Em hãy cho biết phần tiểu dẫn gồm mấy đoạn, nêu nội dung chính của từng đoạn? - HS trả lời . - GV giới thiệu ảnh chân dung lúc còn trẻ và khi đã già của Huy - gô Nêu những nét đáng nhớ nhất trong tiểu sử của Huy - gô ? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Huy - gô ? - HS trả lời . - GV chốt lại và giới thiệu quang cảnh của thị trấn Vi - lơ - kê , nhà thờ đức bà Pa-ri, tiểu thuyết những người khốn khổ. Với hàng loạt tác phẩm giá trị ấy Huy-gô được nước Pháp và thế giới đánh giá như thế nào ? - HS trả lời . - GV chốt lại GV : Để hiểu hơn tài năng của Huy-gô chúng ta cùng đến với tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. GV trình chiếu trang bìa của tiểu thuyết. Qua bức ảnh trên em thấy nhân vật trung tâm trong tác phẩm là ai ? Hãy nêu những biến cố lớn trong đời nhân vật ấy? Vậy đoạn trích nằm trong phần nào của tác phẩm? - HS trả lời . - GV chốt lại Nhân vật chính trong đoạn chính là những ai ? Thái độ của các nhân vật trước và sau khi Phăng-tin chết giống hay khác nhau? GV: Trong tiết này chúng ta sẽ đọc hiểu chi tiết phần 1 thông qua 4 tình tiết a,b,c,d . - HS đọc văn bản - Huy-gô đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để miêu tả Giăng Van-giăng và Gia - ve? Tác dụng ? Cuộc chiến ấy tiếp diễn như thế nảotong phần b? HS đọcvăn bản. -Tìm những câu có nghệ thuật so sánh khi miêu tả giọng nói và ấnh mắt của Gia - ve ? Tác dụng của chúng? Sự tàn ác ấy có lấn át được tình yêu con người của Giăng Van-giăng không ? Vì sao ? Không chấp nhận sự thực đó Gia-ve bắt đầu hành động trong phần c . - HS đọc văn bản . - Em thấy thái độ của Giăng Van-giăng và Gia-ve khác nhau như thế nào ? - Vì sao Gia-ve có thái độ ấy ? - Phải chăng Giăng Van-giăng đã đầu hàng trước sức mạnh của Gia-ve ? Tình yêu thương của Giăng Van-giăng tiếp tục toả sáng trong cuộc đối thoại với Gia-ve. - HS đọc phân vai. - Thái độ của 2 nhân vật thay đổi như thế nào qua lời đối thoại ? - Sức mạnh của bạo lực hay của tình thương đã tạo nên sự thay đổi ấy . - Qua đoạn đối thoại này bạo lực hay tình thương đã chiến thắng ? - Vậy ai là người cầm quyền và khôi phục uy quyền trong phần 1 của đoạn trích ? - Thông qua chiến thắng này Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình thương? - Thông điệp này có hoàn toàn phù hợp với hiện thực không? Đây là thông điệp có nghĩa hay vô nghĩa với con người ? vì sao ? Huy-gô đã sử dụng nghệ thuật chủ yếu nào khi miêu tả cái thiện và cái ác trong phần 1 của đoạn trích? Tác dụng ? * Kiểm tra bài cũ : - Đáp án : Dũng cảm, rộng lượng, sẵn sàng nhận ra và sửa chữa khuyết điểm của bản thân. * Giới thiệu bài mới : Nhà văn Nam Cao cho rằng : Tình thương là phẩm chất quan trọng nhất vì “Nếu thiếu tình thương, con người chỉ là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”. Đồng quan điểm đó V.Huy - gô, đại văn hào Pháp khẳng định : “Lòng yêu thương tuyệt đối có khả năng tiêu diệt điều ác và mang lại hạnh phúc trong tương lai cho số phận những con người khốn khổ”. Vậy nên đặt tình thương ở vị trí nào trong cuộc sống của con người ? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong đoạn trích : “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích : “Những người khốn khổ” - V.Huy - gô) I . Đọc hiểu tiểu dẫn 1.Tiểu sử - 1802-1885 . Quốc tịch Pháp . - Được coi là thần đồng . - Tuổi thơ trải qua nhiều giằng xé trong tình cảm do mâu thuẫn của cha mẹ. - Tuổi thanh xuân cho đến khi mất: Sự nghiệp sáng tác của Huy–gô đều gắn với thế kỷ XIX nên đã trở thành “Một tiếng vọng âm vang của thời đại” . 2. Các tác phẩm tiêu biểu: - S G K Ngữ Văn 11 tập II 3. Vị trí của Huy-gô: - Nước Pháp: Đặt Huy-gô ngang hàng với các vua chúa và danh tướng. -Thế giới: ngưỡng mộ phong tặng ông danh hiệu “Danh nhân văn hoá thế giới”. 4. Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”: - Nhân vật trung tâm: Giăng Van-giăng (thợ xén cây) vào tù lần 1 (19 năm) vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en, nhờ đó Giăng Van-giăng coi tình thương là lẽ sống (cứu giúp mẹ con nữ công nhân Phăng–tin ..v..v.. ). Trở thành thị trưởng giầu có. Vào tù lần 2 vì cứu một người thợ làm vườn, sau đó vượt ngục và tiếp tục lẽ sống tình thương đến hơi thở cuối cùng, bất chấp sự săn lùng ráo riết của tên cảnh sát Gia-ve. 5.Vị trí đoạn trích: - Cuối phần 1 (Toàn tác phẩm gồm 5 phần), khi thị trưởng Ma-đơ-len buộc phải tự thú mình là Giăng Van-giăng để cứu người làm vườn bị bắt oan và đến bệnh viện từ biệt Phăng-tin (người nữ công nhân mà ông cứu giúp ). II . Đọc hiểu văn bản : 1 .Bố cục : - 2 phần + Hình ảnh Giăng Van-giăng và Gia-ve trước khi Phăng-tin chết + Hình ảnh Giăng Van-giăng và Gia-ve sau khi Phăng-tin chết . 2 . Đọc hiểu chi tiết phần 1: a. Khi Gia-ve mới xuất hiện : *Gia-ve - Bộ mặt : “ Gớm ghiếc” khiến Phăng - tin “Chết lịm đi, che mặt, kêu lên hãi hùng”: Ông Ma- đơ- len, cứu tôi với ! ” * Giăng Van-giăng - Đứng dậy - Bảo Phăng - tin bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh: “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”. Ngệ thuật đối lập : - Gia–ve: con ác thú khủng khiếp - Giăng Van–giăng: vị cứu tinh đĩnh đạc, nhân từ - Tăng sự gay go quyết liệt trong cuộc chiến giữa bạo lực và tình thương b. Khi Gia-ve ra lệnh bắt GVan-giăng. * Gia-ve Giọng nói : “Man rợ, điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”. ánh mắt : “ phóng vào Giăng Van-giăng như cái móc sắt” ; “thấu tận xương tuỷ Phăng – tin.” - Nghệ thuật so sánh, phóng đại, biến Gia-ve thành con ác thú đang điên cuồng, lồng lộn tìm cách cắn xé con mồi . * Giăng Van-giăng: - “Vẫn đứng đó” Quyết tâm làm một bức tường thành vững chắc để bảo vệ Phăng-tin. Bạo lực không lấn át được tình thương. c. Khi Gia-ve thực thi mệnh lệnh: * Gia-ve: - Túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng. - Cười phá lên, cái cười ghê tởm... * Giăng Van-giăng: - Cúi đầu. - Không cố gỡ bàn tay nắm cổ áo ông ra. Gia-ve : Hung hãn, đắc thắng vì tưởng “Đã quật ngã một đô vật la lùng mà hắn đã ôm ghì suốt năm năm”. Giăng Van-giăng : cam chịu nhẫn nhịn . Vì đặt mạng sống của Phăng-tin lên trên danh dự của mình . d. Cuộc đối thoại của Giăng Van–giăng và Gia – ve : * Giăng Van – giăng - Gia – ve ... - Thưa ông tôi muốn nói riêng với ông... - Tôi cầu xin ông một điều ... - Xin ông tha cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu ... * Gia - ve - Gọi ta là ông thanh tra . - Nói to ! Nói to lên ! Ai nói với ta thì phải nói to ! - Ta bảo mày nói to lên cơ mà. - Mày nói giỡn ! Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế ! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả ! Mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia ! á à ! Tốt thật ! Tốt thật đấy ! * Giăng Van – giăng - Coi thường (Gia-ve) đ tôn trọng (tha ông) đ van nài (xin ông). Tình yêu thương đã khiến Giăng Van-giăng phải đi ngược lại với quan điểm sống của mình : Tôn trọng, van xin loài cầm thú Gia-ve. * Gia - ve - Đắc thắng, hống hách (ta bảo, ta cần, ta không thèm...) bực tức , điên cuồng (mày, tao, chà chà, á à...) - Tình thương đã khiến Gia-ve nhận ra rằng hắn đứng trên đỉnh cao của quyền lực Tư sản mà không thể phát huy sức mạnh của quyền lực ấy . - Tình thương đã chiến thắng bạo lực cường quyền. III . Tiểu kết phần 1 1. Người cầm quyền khôi phục uy quyền: Giăng Van-giăng (Uy quyền của tình thương). 2. Thông điệp của Huy-gô : Sự tàn bạo, độc ác... đều bất lực dưới chân lí vĩnh hằng của tình tương. - Thông điệp mang tính không tưởng vì vượt ra khỏi hiện thực cuộc đời. - ý nghĩa : Mang ước mơ và hi vọng đến cho con người khi phải sống trong một sa mạc đại hạn về tình thương như nước Pháp thế kỷ XIX 3. Nghệ thuật: - Đối lập : + Lôi cuốn người đọc vào trận chiến gay go, căng thẳng của cái Thiện - cái ác . + Khẳng định vẻ đẹp chói lọi và sức sống bất tử của cái Thiện giữa cuộc đời. IV. Củng cố: 1. Tình thương có cần thiết cho cuộc sống của em không? Vì sao ? 2. Nên làm gì để tình thương ngày càng giầu có trong cuộc sống ? 3. Khi phân tích tác phẩm tự sự nên trú trọng nhân vật, tình tiết hay cảm xúc của nhà văn? Vì sao? Phân phối chương trình ôn tập thi tốt nghiệp môn văn - lớp 12 Thời gian : 6 tuần ( Từ ngày 07/4/2008 đến ngày 23/5/2008) ( trừ thi cử , nghỉ lễ ) Tổng số tiết : 6 tuần x 7 tiết = 42 tiết Tuần Tiết Tên bài ôn tập ghi chú Tuần 1: Từ 7/4 đến 12/4 1 Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh 2 Vi hành (NAQ) 3 Nhật ký trong tù (HCM) 4 Chiều tối (HCM) 5 Giải đi sớm (HCM) 6 Mới ra tù tập leo núi (HCM) 7 Tâm tư trong tù ( Tố Hữu) Tuần 2:Từ 14/4 đến 19/4 8 Những trò lố hay là ... (NAQ) 9 Đi đường (HCM) 10 Tiếng hát đi đày ( Tỗ Hữu) 11 Khái quát về văn học Việt Nam... 12 Tuyên ngôn độc lập (HCM) 13 Đôi mắt ( Nam Cao) 14 Tây Tiến (Quang Dũng ) Tuần 3:Từ 21/4 đến 26/4 15 Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) 16 Đất nước ( NĐT) 17 Vợ chồng A Phủ (TH) 18 Vợ nhặt ( Kim Lân) 19 Tiếng hát con tàu (CLV ) 20 Các vị ... Tây Phương (HC) 21 Mùa lạc ( NK) Tuần 4: Từ 28/4 đến 3/5 22 Tố Hữu 23 Việt Bắc ( TH ) 24 Kính gửi cụ Nguyễn Du 25 Nguyễn Tuân 26 Người lái đò sông Đà ( NT) 27 Rừng xà nu ( NTT ) 28 Sóng (XQ) Tuần 5:Từ 05/5 đến 10/5 29 Mảnh trăng cuối rừng (NMC) 30 Đất nước (NKĐ) 31 Ôn tập chung VHVN 32 Một con đường ra đời 33 Thuốc (LT) 34 Thư gửi mẹ (Êxênia) 35 Enxa ngồi trước gương (Arugông) Tuần 6:Từ 12/5 đến 23/5 36 Đương đầu với đàn cá dữ 37 Số phận con người 38 Ôn tập chung phần VH nước ngoài 39 Luyện đề thi tốt nghiệp 40 Luyện đề thi tốt nghiệp 41 Luyện đề thi tốt nghiệp 42 Luyện đề thi tốt nghiệp đề khảo sát chất lượng môn văn lớp 12............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 57 Năm học 2007 - 2008 Thời gian 150 phút ( không kể phát đề ) Chọn một trong hai đề: Đề 1: Câu 1( 2 điểm): Tóm tắt truyện “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp. Câu 2 ( 3 điểm): Trình bày các quan điểm sáng tác của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh ? Quan điểm nào là mới mẻ nhất ? Vì sao ? Câu 3 ( 5 điểm): Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất nước”(trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn ,to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời ...” (Văn học 12.tập một, NXB Giáo dục) Đề 2 : Câu 1 ( 2 điểm) : Quan niệm của nhà văn Gorki về con người trong tác phẩm “ Một con người ra đời” . Câu 2 ( 2 điểm) : Giải thích ngắn gọn nhan đề và lời đề từ của bài thơ “ Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên). Câu 3 (6 Điểm): Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn ái Quốc). Đáp án: Đề 1 : Câu 1 ((2 điểm ) Học sinh diễn đạt bằng lời của mình nhưng phải đảm bảo các ý sau : - Xô-cô-lốp trước chiến tranh: cả nhà chết đói,riêng mình anh sống sót vì đi làm thuê cho địa chủ . Sau đó anh lấy vợ ,sinh được ba người con :hai gái ,một trai. - Xô-cô-lốp trong chiến tranh: vào mặt trận chiến đấu,bị Phát xít bắt làm tù binh,bị tra tấn dã man.Trốn khỏi nhà tù Phát xít trở về đơn vị cũng là lúc anh nghe tin vợ và hai con gqái bị bom Phát xít chôn vùi cùng với ngôi nhà. Những tưởng đau đớn tột cùng ấy có thể được xoa dịu bằng việc đoàn tụ với đứa con trai duy nhất trong ngày chiến thắng nhưng không ,đó cũng là ngày anh mất đi niềm hi vọng cuối cùng của mình vì con trai của anh-một đại uý pháo binh ,đã hi sinh đúng trong ngày chiến thắng . -Xô- cô-lốp sau chiến tranh:tiếp tục sống dù vô cùng đau khổ.hơn thế còn nhận Va ni a một đứa trẻ mồ côi làm con nuôi và chăm sóc nó bằng tất cả tình yêu thương của mình. - Biểu điểm: đủ 3 ý :1,5 điểm . Diễn đạt trôi chảy:0,5 điểm. Câu 2(2đ) Các ý chính: -Quan điểm 1: Văn học phải phục vụ cách mạng.Nghĩa là văn học phải là vũ khí đấu tranh chống kẻ thù và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.Đúng như ý thơ của người: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. -Quan điểm 2:Văn học phải phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân.Nghĩa là văn học phải vì nhân dân mà ra đời,phục vụ cho những người dân chân lấm tay bùn.Muốn vậy khi cầm bút nhà văn luôn phải đặt ra các câu hỏi khi cầm bút:viết cho ai, viết làm gì ,viết cái ggì và viết như thế nào. -Quan điểm 3:Văn học phải chân thực.Nghĩa là nội dung phai phản ánh đúng hiện thực cách mạng ,nghệ thuật (ngôn ngữ) phải giản dị trong sáng,tránh cầu kì xa lạ . -Quan điểm 2là mới mẻ nhất vì trước HCM chưa tác giả nào coi đối tượng thưởng thức và tiếp nhận chính tronh văn học là quảng đại quần chúng nhân dân. -Biểu điểm: Mỗi ý 0,5 điểm. Nếu học sinh chỉ nêu tên các quan điểm và giải thích cho 1điểm . Câu 3:(6điểm) Các ý chính: -1 Mở bài :Giới thiệu tác giả ,tác phẩm ,vị trí đoạn trích. -2 Thân bài: a.Cảm nhận mới mẻ về đất nước :6 câu đầu. Chú ý một số từ : khi hai đứa cầm tay,khi chúng ta cầm tay mọi người ,hài hoà nồng thắm ,vẹn tròn to lớn...Đất nước là sự thống nhất hài hoà của tình yêu đôi lứa với tình yêu tổ quốc,cá nhân với cộng đồng. b.niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước: 3 câu tiếp. Lưu ý các từ :mai này ,lớn lên ,những tháng ngày mơ mộng . c.Trách nhiệm với đất nước :4 câu cuối .Lưu ý các từ :đất nước là máu xương, gắn bó san sẻ, hoá thân . -3 Kết bài: Tóm lại nội dung :cảm nhận mới mẻ về đất nước. Nghệ thuật :giọng thơ dịu ngọt tha thiết ,ngôn từ giản dị trong sáng ,giầu cảm xúc. -Biểu điểm : Điểm 6 : đủ ý ,diễn đạt trôi chảy ,có cảm xúc. Điểm 2 :Diễn xuôi nội dung đoạn thơ. Các thang điểm khác căn cứ vào 2 thang điểm trên để cho Đề 2: Câu 1 (2 điểm) - Các ý chính: Con người vô cùng hạnh phúc vì trái tim được rung động ngọt ngào khi chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Con người cần biết tự khẳng địng mình nếu không sẽ bị đồng loại vặt cổ. Con người cần được sống trong cảnh hoà bình ,tự do và tình yêu thương. -Biểu điểm : - ý 1 :0,5 điểm, ý 2,3 : 1,5 điểm Câu 2 (3 điểm) - Nhan đề “ Tiếng hát con tàu” thể hiện niềm vui niềm hạnh phúc và khát vọng lên đường đến với những miền đất xa xôi của nhà thơ. - Lời đề từ : “Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi tổ quốc bố bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” Câu 1 : Tây Bắc không chỉ là một địa danh cụ thể mà còn biểu tượng cho mọi miền đất xa xôi của tổ quốc. Câu 2 : Khát vọng lên đường đã cháy bỏng trong tâm hồn của nhà thơ. Câu 3 : Mọi miền đất của tổ quốc đang mời gọi và thúc dục lòng người. Cầu 4 : Tâm hồn nhà thơ đã hoà nhập vào Tây Bắc - Đất nước. Tóm lại lời đề từ thể hiện khát vọng mãnh liệt được hoà nhập cái tôi cá nhân vào cuộc sống nhân dân, đất nước của nhà thơ. Biểu điểm. Nhan đề : 1 điểm Lời đề từ : 2 điểm ( mỗi câu 0,5 điểm ) Nếu học sinh không tách riêng các câu mà giải thích chung chung lời đề từ thi cho 0,5 điểm. Câu 3 : 5 điểm 1- Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu tình huống nhầm lẫn . 2 - Thân bài : A - Tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp giữa vua Khải Định và nhân vật tôi. Tác dụng phơi đày hình ảnh bù nhìn thảm hại của Khải Định - Hình dáng sấu xí lỗ lăng luộm thuộm ( dẫn chứng ... ) - Tính cách : nhút nhát , ăn chơi sa đoạ, vô chách nhiệm ( dẫn chứng ... ) - Giá trị : Rẻ rúng tột cùng ( dẫn chứng ... ) B - Tình huống nhàm lẫn của chính phủ Pháp giữa Khải Định với mọi người dân an nam trên đất Pháp . Tác dụng : - Lật tẩy chính sách mật thám giã man thực dân Pháp với người dân An Nam ( Dẫn chứng ... ) - Tăng sự thấp hèn của Khải Định ( Pháp mời mà không biết mặt ) 3 - Kết bài : Đánh giá sự độc đáo của tình huống nhầm lẫn : Biến tác phẩm thành vũ khí sắc bén đối với 2 loại kẻ thù dân tộc . Biểu điểm : - Điểm 5 : Nếu đủ ý , có dẫn chứng phân tích cụ thể , sâu sắc , diễn đạt trôi chảy . - Điểm 3 : Đủ ý nhưng phân tích chưa sâu sắc , mắc một số lỗi diễn đạt Điểm 2,5 : Phân tích ý a sâu sắc , diễn đạt trôi chảy nhưng thiếu ý b. Giáo viên căn cứ vào biểu điểm này để cho các thang điểm khác .

File đính kèm:

  • docNguoi cam quyen.doc
Giáo án liên quan