Giáo án thao giảng tên bài dạy – Tiếng Việt: Câu cầu khiến

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn trọng trong khi sử dụng câu cầu khiến phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.

- Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, SGV, sách thiết kế, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, máy chiếu

2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài trước khi đến lớp.

3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, tổng hợp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở,

- Kĩ thuật: Động não, phân tích, trả lời một phút,

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?

- Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích sau và cho biết câu nghi vấn đó dùng để làm gì?

Mỗi chiếc lá rụng là một biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng tên bài dạy – Tiếng Việt: Câu cầu khiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG Giáo viên : Vũ Thị Xoan Môn : Ngữ văn 8 Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 28/01/2013 Tiết TKB: 4 Tiết PPCT: 82 Tên bài dạy – Tiếng Việt: CÂU CẦU KHIẾN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. - Chức năng của câu cầu khiến. 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản. - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn trọng trong khi sử dụng câu cầu khiến phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu cầu khiến theo mục đích giao tiếp cụ thể. + Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cầu khiến. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, SGV, sách thiết kế, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, máy chiếu 2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài trước khi đến lớp. 3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, tổng hợp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở,… - Kĩ thuật: Động não, phân tích, trả lời một phút,… C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì? - Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích sau và cho biết câu nghi vấn đó dùng để làm gì? Mỗi chiếc lá rụng là một biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? (Khái Hưng, Lá rụng) 3. Bài mới: GV: Dẫn vào bài: Hoạt động của GV & HS Ghi bảng GV: Chiếu Slide 4 GV: Trong chương trình tiếng Việt ở cấp tiểu học, các em đã được làm quen với Câu cầu khiến, vậy hãy dựa vào những kiến thức đã học tìm các câu cầu khiến trong ví dụ trên? HS: a . Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. b . Đi thôi con. GV: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? HS: Có chứa các từ cầu khiến (đừng, đi, thôi). GV: Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết về hình thức câu cầu khiến có đặc điểm gì? HS: Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ... đi, thôi, nào... GV: Chiếu Slide 5 yêu cầu HS quan sát GV: Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) có khác cách đọc câu “Mở cửa.” trong (a) không? HS: Hai câu “Mở cửa” được đọc với giọng khác nhau. Mở cửa! trong câu b nhấn mạnh hơn câu a GV: Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa.” trong (a) ở chỗ nào? HS: Câu b dùng để đề nghị, ra lệnh (câu cầu khiến) nên giọng được nhấn mạnh hơn. Câu a dùng để trả lời câu hỏi (câu trần thuật). GV: Ngoài việc dựa vào những từ cầu khiến thì ta có thể dựa vào đặc điểm hình thức nào để xác định câu cầu khiến? HS: Căn cứ vào ngữ điệu – câu cầu khiến là câu có ngữ điệu cầu khiến. GV: Chiếu Slide 6 GV: Đọc các câu cầu khiến sau và nhận xét về dấu câu được sử dụng trong đó? Mở cửa! Thôi đừng lo lắng. HS: Câu a kết thúc bằng dấu chấm than còn câu b kết thúc bằng dấu chấm. GV: So sánh ý cầu khiến giữa câu sử dụng dấu chấm than và câu sử dụng dấu chấm thì câu nào ý cầu khiến được nhấn mạnh hơn? HS: Ý cầu khiến ở câu sử dụng dấu chấm than nhấn mạnh hơn. GV: Em có nhận xét gì về cách kết thúc câu cầu khiến khi viết? HS: Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. GV: Chiếu Slide 7 GV: Theo em, câu cầu khiến trong ví dụ trên dùng để làm gì? Câu cầu khiến Chức năng - Thôi đừng lo lắng - Cứ về đi. - Đi thôi con. - Mở cửa! HS: Câu cầu khiến Chức năng - Thôi đừng lo lắng Khuyên bảo - Cứ về đi. Yêu cầu - Đi thôi con. Yêu cầu - Mở cửa! Đề nghị, ra lệnh GV: Qua phân tích ví dụ trên, em hãy cho biết câu cầu khiến có chức năng gì? HS: Chức năng: Dùng để khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, đe dọa, nhờ vả,,... GV: Chiếu Slide 8 GV: Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ? Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ, Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta. HS: - Câu cầu khiến: Tiến lên! - Chức năng: Bài thơ nhờ sử dụng câu cầu khiến nên vừa là lời chúc Tết của Bác Hồ, đồng thời là lời kêu gọi, hiệu triệu toàn dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. GV chiếu Slide 9: Gọi HS đọc ghi nhớ HS: Đọc ghi nhớ GV chiếu Slide 10: Hướng dẫn HS đặt câu cầu khiến theo hình ảnh GV chiếu slide 11: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 GV: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi Cn xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn? HS: Làm bài tập 1 theo hướng dẫn a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. - Khuyết chủ ngữ. => Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. - Thêm Cn không làm thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn. b.Ông giáo hút thuốc trước đi. => Nếu bỏ chủ ngữ câu còn là: “Hút trước đi” - Ý nghĩa của câu không thay đổi nhưng ý cầu khiến nhấn mạnh hơn và lời nói kém lịch sự hơn. c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. => Thay CN “Nay các anh đừng làm gì nữa...” - Thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu; trong số những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói. GV: Hướng dẫn HS về nhà làm GV chiếu Slide 15: Gọi HS đọc yêu cầu bài: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột! b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. HS: - Hình thức: + Câu a vắng chủ ngữ và dấu chấm than. + Câu b có chủ ngữ - ngôi thứ hai số ít và dấu chấm. - Ý nghĩa: Câu b nhờ có chủ ngữ nên ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe. GV chiếu Slide 16: Yêu cầu HS đọc bài tập 4 Hỏi: Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như: - Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh! - Đào ngay giúp em một cái ngách! HS: Không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn đề phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt so với Dế Mèn. GV chiếu Slide 17: Hướng dẫn HS làm bài tập 5 - Không thay đổi được vì: + Đi đi con: Chỉ người con thực hiện hành động đi. + Đi thôi con: Cả hai mẹ con cùng đi. I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 1. Tìm hiểu ví dụ: 2. Kết luận: - Hình thức: + Câu cầu khiến là câu có từ cầu khiến (thôi, đừng, đi...) + Câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến + Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. - Chức năng: Dùng để khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh... *Ghi nhớ: (SGK) II. Luyện tập: Bài tập 1 Bài tập 3 - Hình thức: + Câu a vắng chủ ngữ và có dấu chấm than. + Câu b có chủ ngữ - ngôi thứ hai số ít và có dấu chấm. - Ý nghĩa: Câu b nhờ có chủ ngữ nên ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe. Bài tập 4 Bài tập 5: + Đi đi con: Chỉ người con thực hiện hành động đi. + Đi thôi con: Hai mẹ con cùng đi. D. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: Trò chơi : Điền từ vào chỗ trống trong bài thơ sau: TỰ BẠCH Em (1) cầu khiến trong nhà, Đề nghị, khuyên bảo luôn là niềm vui Yêu cầu, (2) vài lời, (3) cầu khiến mọi người nghe xem! Học trò muốn nhận ra em, Hãy, thôi, đừng, (4) không quên từ nào. (5) , nào giục giã làm sao! Chấm than, (6) góp vào thành câu. Mong học trò nhớ thật lâu! Nếu không sẽ trở thành câu chuyện buồn!... - GV: Hướng dẫn cách chơi, định thời gian suy nghĩ cho HS điền - Các chữ cần điền theo thứ tự như sau: câu, ra lệnh, ngữ điệu, chớ, đi, dấu chấm - Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? - Dặn dò: Học sinh về học bài, làm bài tập 4 và 5, soạn bài mới “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....………………………………………@&?……………………………………….

File đính kèm:

  • docgiao an thao giang cau cau khien.doc