Giáo án Tiếng việt khối 2 tuần 10

Tập đọc

Sáng kiến của bé Hà

I Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ

 - Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật ( Hà, ông, bà )

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà

II Đồ dùng

 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ

 HS : SGK

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt khối 2 tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tập đọc Sáng kiến của bé Hà I Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ - Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật ( Hà, ông, bà ) + Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ HS : SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu chủ điểm mới và bài học - GV giới thiệu, ghi đầu bài 2 Bài mới a Luyện đọc + GV đọc mẫu toàn bài + HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp ( Chú ý cách đọc một số câu ) - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm Cả lớp đọc đồng thanh ( đoạn 1, 2 ) Tiết 2 b HD tìm hiểu bài - Bé Hà có sáng kiến gì ? - Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà ? - Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Vì sao ? - Bé Hà còn băn khoăn điều gì ? - Ai đã gỡ bí giúp bé ? - Hà đã tặng ông bà món quà gì ? - Món quà của Hà có được ông bà thích không ? - Bé Hà trong chuyện là cô bé như thế nào? - Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức " ngày ông bà " ? c Luyện đọc lại - 3, 4 nhóm đọc phân vai - GV nhận xét + HS theo dõi SGK + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Từ ngữ : ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ... + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Đọc chú giải cuối bài + HS đọc theo nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm + Đại diện các nhóm thi đọc - Nhận xét + HS đọc đồng thanh - Tổ chức ngày lễ cho ông bà - Hà có ngày tết thiếu nhi. Bố là công nhân có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà chưa có ngày lễ nào cả - Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà - Bé Hà còn băn khoăn chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà - Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố - Hà tặng ông bà chùm điểm mười - Chùm điểm mười ông bà thích nhất - Là cô bé ngoan nhiều sáng kiến và kính yêu ông bà - Vì Hà rất yêu ông bà + HS tự phân vai đọc theo nhóm - Nhận xét IV Củng cố, dặn dò - GV hỏi nội dung, ý nghĩa của bài. GV chốt lại ý chính - Nhận xét chung giờ học Tập đọc Bưu thiếp I Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài - Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng - Đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu được ý nghĩa các từ : bưu thiếp, nhân dịp - Hiểu được nội dung của hai bưu thiếp, cách viết nội dung bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết câu văn trong bưu thiếp, trên phong bì để HD HS luyện đọc HS : Mỗi HS 1 phong bì thư, 1 bưu thiếp III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc 3 đoạn bài Sáng kiến của bé Hà - GV nhận xét 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu, ghi đầu bài b Luyện đọc * GV đọc mẫu toàn bài * HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu + Đọc trước lớp từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì - GV HD HS đọc một số câu + Đọc trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm c HD tìm hểu bài - Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai ? - Gửi để làm gì ? - Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai ? - Gửi để làm gì ? - Bưu thiếp dùng để làm gì ? d Viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông bà Gợi ý nội dung bưu thiếp mừng thọ: Nhân dịp ông mừng thọ 70 tuổi, cháu chúc ông mạnh khoẻ và nhiều niềm vui. Cháu của ông - GV nhận xét - HS đọc - Nhận xét + HS theo dõi + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Từ ngữ : bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long... + HS nối tiếp nhau đọc từng bưu thiếp - HS đọc phần chú giải + HS đọc theo nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm + Đại diện các nhóm thi đọc - Của cháu gửi cho ông bà - Chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới - Của ông bà gửi cho cháu Báo tin ông bà đẫ nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu - Để chúc mừng thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức + 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS viết bưu thiếp và phong bì thư - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài - Nhận xét IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học Thực hành viết bưu thiếp khi cần thiết Kể chuyện Sáng kiến của Hà I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt - Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung + Rèn kĩ năng nghe : - Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn HS : SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Đọc bài : Sáng kiến của bé Hà 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD kể chuyện * Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào các ý chính - GV HD HS kể mẫu đoạn 1 - GV có thể đặt câu hỏi gợi ý + Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào ? + Bé Hà có sáng kiến gì ? + Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà ? + Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Hai bố con có bí mật riêng gì? Hà đã có món quà gì tặng ôngbà? Niềm vui của ông bà như thế nào? - GV nhận xét * Kể toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét, đánh giá Câu chuyện muốn nói với em điều gì? ở nhà em có ông hay bà? Bố mẹ và em đối sử với ông bà như thế nào? Sau khi học bài này em có suy nghĩ gì? - HS đọc bài + HS đọc yêu cầu của bài Bé Hà là cô bé năng động, có nhiều sáng kiến. Nghĩ ra “ ngày ông bà” Mọi người đều có ngày lễ riêng,còn ông bà thì chưa có. Ngày lập đông. Món quà của Hà thật đặc biệt. Chùm điểm 10 Ông bà cảm động lắm........ + HS kể chuyện theo nhóm ( nối tiếp nhau kể từng đoạn của chuyện theo nhóm ) - Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp - Nhận xét + 3 HS đại diện cho nhóm thi kể, mỗi em một đoạn HS kể cả chuyện trong nhóm Lần lượt từng em kể cả chuyện Thi kể cả chuyện trước lớp Ông bà sinh ra và nuôi dưõng bố mẹ chúng ta. Có ông bà mới có bố mẹ, có chúng ta. Con, cháu luôn biết ơn và chăm sóc ông bà, làm cho ông bà vui. HS tự liên hệ HS nêu tình cảm, cách quan tâm chăm sóc ông bà HS nêu suy nghĩ: Làm như bé Hà IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học - Khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe Luyện từ và câu Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi I Mục tiêu - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng - Rèn kĩ năng sưe dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi II Đồ dùng GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - Đọc yêu cầu của bài - GV viết lên bảng những từ đúng : bố, mẹ, ông, bà, con, cụ già, cô, chú, con cháu, cháu - GV nhận xét * Bài tập 2 ( M ) - Đọc yêu cầu - GV nhận xét * Bài tập 3 + Đọc yêu cầu của bài + GV giúp HS hiểu : - Họ nội là những người thuộc họ hàng về đằng bố - Họ ngoại là những người thuộc họ hàng về đằng mẹ - GV nhận xét bài làm của HS * Bài tập 4 - HS đọc yêu cầu bài tập GV đọc từng câu, hướng dẫn HS điền dấu phù hợp. - Chuyện này buồn cười ở chỗ nào ? Nam không biết viết lại nói chị viết xấu ,nhiều lỗi chính tả. - GV nhận xét bài làm của HS + Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà - HS mở chuyện Sáng kiến của bé Hà đọc thầm, tìm và viết ra giấy nháp - Phát biểu ý kiến - Nhận xét + Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết - 2 HS lên làm bảng phụ - Cả lớp làm VBT - Nhận xét, bổ xung - Đọc bài làm của mình trong VBT + Xếp vào mỗi nhóm sau 1 từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết - HS làm bài vào VBT - 2 em lên bảng - Nhận xét + Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết. viết xong thư, chị hỏi: - Em còn muốn nói thêm gì nữa không? Cậu bé đáp: - Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư: “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.” - Cả lớp làm vào VBT 1-2 em đọc bài đã điền đúng dấu câu - HS trả lời IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học - Về nhà ôn bài Chính tả ( tập chép ) Ngày lễ I Mục tiêu - Chép lại chính xác bài chính tả Ngày lễ - Làm đúng các bài tập phân biệt k / c, l / n, thanh hỏi / thanh ngã II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2 HD tập chép a HĐ 1 : HD chuẩn bị - GV đọc đoạn chép trên bảng phụ - GV chỉ vào những chữ viết hoa trong bài chính tả hỏi : Những chữ nào trong tên các ngày lễ được viết hoa ? Vì sao phải viết hoa? - Tiếng dễ viết sai : hằng năm, là ngày, lấy làm... - GV theo dõi, uốn nắn * Chấm, chữa bài - Nhận xét bài viết của HS b HĐ 2 : HD làm bài tập chính tả * bài tập 2 - HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh. * Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu - GV nhận xét, chốt lời giải đúng a) l hay n lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan. b) nghỉ hay nghĩ nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ. - 2, 3 HS đọc lại - Chữ đầu của mỗi bộ phận tên Tên các ngày lễ. - HS viết bảng con + HS chép bài vào vở HS đổi vở soát lỗi. + Điền vào chỗ trống c / k - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT - Đổi vở cho bạn, kiểm tra, nhận xét + 2, 3 HS lên bảng , cả lớp làm vào VBT - Nhận xét Nhiều HS đọc bài làm đúng( lưu ý phát âm chuẩn, không ngọng) IV Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS chép bài chính tả đúng - Yêu cầu những em chép chưa đạt về nhà chép lại Chính tả ( nghe - viết ) Ông và cháu I Mục tiêu + Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ ông và cháu. + Viết đúng các dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than + Làm đúng các bài tập phân biệt : c / k, l / n, thanh hỏi / thanh ngã II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết quy tắc chính tả với c / k ( k + e, ê, i ) HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Viết lại tên các ngày lễ trong bài chính tả - GV nhận xét 2 bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD nghe - viết + GV đọc toàn bài chính tả một lượt - Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không ? - Trong bài có những dấu gì ? - Tiếng khó : vậy, keo, thua, hoan hô, chiều + GV đọc từng dòng thơ + GV chấm, chữa bài - Chấm 5, 7 bài - Nhận xét c HD làm bài tập chính tả * Bài tập 2 - Đọc yêu cầu của bài - GV treo bảng phụ viết quy tắc GV nhận xét bài làm của HS, chốt lời giải đúng: - 3 chữ bắt đầu bằng c: cá, cua, cõng... - 3 chữ bắt đầu bằng k: kim, kéo, kem... * Bài tập 3 - Đọc yêu cầu GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a) l hay n: Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao tháng ngày. b) Dấu hỏi hay dấu ngã: dạy bảo - cơn bão lặng lẽ - số lẻ mạnh mẽ - sứt mẻ áo vải - vương vãi - HS viết - Nhận xét + 2, 3 HS đọc lại - Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui - HS trả lời - HS viết vào bảng con - HS viết bài vào vở + Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k - HS đọc lại ghi nhớ - HS làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhận xét + Điền vào xhỗ trống l hay n - HS làm bài vào VBT - 2 em lên bảng - Nhận xét bài của bạn Học sinh đọc bài viết đúng. IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học - Những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại Tập viết Chữ hoa : H I Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chữ : - Biết viết chữ hoa H theo cỡ vừa và nhỏ - Viết đúng, sạch đẹp cụm từ ứng dụng Hai sương một nắng II Đồ dùng GV : Mẫu chữ cái hoa H đặt trong khung chữ HS : Bảng phụ, vở TV III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở viết ở nhà của HS - Viết bảng con chữ G - Giờ trước học câu thành ngữ gì ? 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD viết chữ hoa * Quan sát và nhận xét - Chữ H cao mấy li ? - Được viết bằng mấy nét ? + GV HD HS quy trình viết * HD viết trên bảng con - GV theo dõi, sửa sai c HD viết cụm từ ứng dụng * Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng * HD HS quan sát và nhận xét - Nhận xét độ cao các con chữ ? - Khoảng cách giữa các tiếng ? * HD viết chữ Hai vào bảng con d HD viết vào vở TV - GV giúp đỡ những em yếu kém e Chấm, chữa bài - GV chấm khoảng 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS - HS viết - Góp sức chung + HS quan sát chữ H mẫu - Cao 5 li - Viết bằng 3 nét - HS quan sát + HS viết trên bảng con + Một nắng hai sương Những người nông dân lao động cần cù, chăm chỉ từ sáng sớm ( sương vẫn còn đọng tên lá, đến tối mịt sương đêm đã xuống mới trở về nhà). + HS nhận xét - HS viết bảng con chữ : Hai + HS viết bài Nghe GV nhận xét. IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học - Hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở tập viết Tập làm văn Kể về người thân I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết kể về ông, bà hoặc người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà, người thân + Rèn kĩ năng viết : - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu ) II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạn BT 1 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2 HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - Đọc yêu cầu của bài - GV khơi gợi tình cảm với ông, bà, người thân ở HS - Em sẽ chọn kể về ai ? GV nhận xét Gợi ý: Ông, bà ( người thân) của em bao nhiêu tuổi? Ông, bà ( người thân) của em làm nghề gì? Ông, bà ( người thân) chăm sóc em như thế nào? Tình cảm của em với nguời đó? * Bài tập 2 ( V ) + Đọc yêu cầu của bài + GV HD HS cách viết : - Viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng - Viết xong phải đọc lại - Phát hiện sửa những chỗ sai - Nhận xét bài viết của HS + Kể về ông, bà ( hoặc một người thân ) của em ? - Cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng sẽ kể - HS trả lời - 1 HS khá giỏi kể mẫu trước - Nhận xét - HS kể trong nhóm - Đại diện nhóm kể Ông nội em năm nay đã 67 tuổi. Trước đây, ông em là sĩ quan quân đội. Nay ông đã nghỉ hưu. Ông em rất yêu quý các cháu. Ông thường mua sách vở, đồ chơi cho em. Em rất yêu quý và kính trọng ông. + Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về ông, bà hoặc người thân của em - HS viết bài - Đọc bài viết của mình - Nhận xét bài viết của bạn HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh Nhà em có bà nội là cao tuổi nhất. Bà em năm nay 62 tuổi. Khi còn trẻ, bà là giáo viên. Bà nghỉ hưư đã mấy năm nhưng bà vẫn bảo ban các cháu học hành. Em bé nhất nhà nên thường được bà quan tâm. em rất yêu quý và kính trọng bà. IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học Yêu cầu về nhà hoàn thiện lại bài viết Tiếng việt ( tăng ) Luyện đọc: Sáng kiến của bé Hà I Mục tiêu + Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ - Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật ( Hà, ông, bà ) + Nâng cao yêu cầu rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ HS : SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu chủ điểm mới và bài học - GV giới thiệu, ghi đầu bài 2 Bài mới a Luyện đọc thành tiếng + GV đọc mẫu toàn bài + HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm Cả lớp đọc đồng thanh ( đoạn 1, 2 ) b Luyện đọc hiểu - Bé Hà có sáng kiến gì ? - Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà ? - Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Vì sao ? - Bé Hà còn băn khoăn điều gì ? - Ai đã gỡ bí giúp bé ? - Hà đã tặng ông bà món quà gì ? - Món quà của Hà có được ông bà thích không ? - Bé Hà trong chuyện là cô bé như thế nào? - Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức " ngày ông bà " ? c Luyện đọc lại - 3, 4 nhóm đọc phân vai - GV nhận xét Qua câu chuyện của bé Hà em học tập được gì? + HS theo dõi SGK + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Từ ngữ : ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ... + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Đọc chú giải cuối bài + HS đọc theo nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm + Đại diện các nhóm thi đọc - Nhận xét + HS đọc đồng thanh - Tổ chức ngày lễ cho ông bà - Hà có ngày tết thiếu nhi. Bố là công nhân có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà chưa có ngày lễ nào cả - Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà - Bé Hà còn băn khoăn chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà - Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố - Hà tặng ông bà chùm điểm mười - Chùm điểm mười ông bà thích nhất - Là cô bé ngoan nhiều sáng kiến và kính yêu ông bà - Vì Hà rất yêu ông bà + HS tự phân vai đọc theo nhóm - Nhận xét Lòng hiếu thảo, yêu kính ông bà. IV Củng cố, dặn dò - GV hỏi nội dung, ý nghĩa của bài. GV chốt lại ý chính - Nhận xét chung giờ học Tiếng Việt ( tăng) Luyện viết: Sáng kiến của bé Hà I Mục tiêu - Chép lại chính xác đoạn 3 bài: Sáng kiến của bé Hà. - Làm đúng các bài tập phân biệt k / c, l / n, thanh hỏi / thanh ngã II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2 HD tập chép a HĐ 1 : HD chuẩn bị - GV đọc đoạn chép trên bảng phụ - GV chỉ vào những chữ viết hoa trong bài chính tả hỏi : Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao phải viết hoa? Đoạn văn có những dấu câu nào? - Tiếng dễ viết sai : chúc thọ, trăm tuổi, chùm điểm mười... - GV theo dõi, uốn nắn * Chấm, chữa bài - Nhận xét bài viết của HS b HĐ 2 : HD làm bài tập chính tả * bài tập 2 - HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh. * Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu - GV nhận xét, chốt lời giải đúng a) l hay n lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan. b) nghỉ hay nghĩ nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ. - 2, 3 HS đọc lại - Chữ đầu của mỗi bộ phận tên Tên riêng của người, chữ cái đầu câu. Dấu chấm, hai chấm, gạch đầu dòng. - HS viết bảng con + HS chép bài vào vở HS đổi vở soát lỗi. + Điền vào chỗ trống c / k - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT - Đổi vở cho bạn, kiểm tra, nhận xét + 2, 3 HS lên bảng , cả lớp làm vào VBT - Nhận xét Nhiều HS đọc bài làm đúng( lưu ý phát âm chuẩn, không ngọng) IV Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS chép bài chính tả đúng - Yêu cầu những em chép chưa đạt về nhà chép lại Tiếng Việt ( tăng) Luyện từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm,dấu chấm hỏi I Mục tiêu - Luyện: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi II Đồ dùng GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD làm lại các bài tập trong vở BT * Bài tập 1 ( M ) - Đọc yêu cầu của bài - GV viết lên bảng những từ đúng : bố, mẹ, ông, bà, con, cụ già, cô, chú, con cháu, cháu - GV nhận xét * Bài tập 2 ( M ) - Đọc yêu cầu - GV nhận xét * Bài tập 3 + Đọc yêu cầu của bài + GV giúp HS hiểu : - Họ nội là những người thuộc họ hàng về đằng bố - Họ ngoại là những người thuộc họ hàng về đằng mẹ - GV nhận xét bài làm của HS * Bài tập 4 - HS đọc yêu cầu bài tập GV đọc từng câu, hướng dẫn HS điền dấu phù hợp. - Chuyện này buồn cười ở chỗ nào ? Nam không biết viết lại nói chị viết xấu ,nhiều lỗi chính tả. - GV nhận xét bài làm của HS + Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà - HS mở chuyện Sáng kiến của bé Hà đọc thầm, tìm và viết ra giấy nháp - Phát biểu ý kiến - Nhận xét + Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết - 2 HS lên làm bảng phụ - Cả lớp làm VBT - Nhận xét, bổ xung - Đọc bài làm của mình trong VBT + Xếp vào mỗi nhóm sau 1 từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết - HS làm bài vào VBT - 2 em lên bảng - Nhận xét + Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết. viết xong thư, chị hỏi: - Em còn muốn nói thêm gì nữa không? Cậu bé đáp: - Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư: “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.” - Cả lớp làm vào VBT 1-2 em đọc bài đã điền đúng dấu câu - HS trả lời IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học - Về nhà ôn bài Tiếng Việt ( tăng) Luyện: Kể về người thân I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết kể về ông, bà hoặc người thân, thể hiện tình cảm đối với ông, bà, người thân + Rèn kĩ năng viết : - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu ) II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạn BT 1 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2 HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - Đọc yêu cầu của bài - GV khơi gợi tình cảm với ông, bà, người thân ở HS - Em sẽ chọn kể về ai ? GV nhận xét Gợi ý: Ông, bà ( người thân) của em bao nhiêu tuổi? Ông, bà ( người thân) của em làm nghề gì? Ông, bà ( người thân) chăm sóc em như thế nào? Tình cảm của em với nguời đó? * Bài tập 2 ( V ) + Đọc yêu cầu của bài + GV HD HS cách viết : - Viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng - Viết xong phải đọc lại - Phát hiện sửa những chỗ sai - Nhận xét bài viết của HS + Kể về ông, bà ( hoặc một người thân ) của em ? - Cả lớp suy nghĩ, chọn đối tượng sẽ kể - HS trả lời - 1 HS khá giỏi kể mẫu trước - Nhận xét - HS kể trong nhóm - Đại diện nhóm kể Bà nội em năm nay đã 65 tuổi. Trước đây, bà em là bác sĩ. Nay bà đã nghỉ hưu. Bà em rất yêu quý các cháu. Bà thường mua quà và đồ chơi cho em. Em rất yêu quý và kính trọng bà + Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về ông, bà hoặc người thân của em - HS viết bài - Đọc bài viết của mình - Nhận xét bài viết của bạn HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh Nhà em có bà nội là cao tuổi nhất. Bà em năm nay 62 tuổi. Khi còn trẻ, bà là giáo viên. Bà nghỉ hưư đã mấy năm nhưng bà vẫn bảo ban các cháu học hành. Em bé nhất nhà nên thường được bà quan tâm. em rất yêu quý và kính trọng bà. IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học Yêu cầu về nhà hoàn thiện lại bài viết

File đính kèm:

  • docTV10.DOC
Giáo án liên quan