Giáo án Tiếng việt khối 2 tuần 3

Tập đọc

Bạn của Nai nhỏ

I Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.

 - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK

 - Thấy được các đức tính ở bạn của Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

 - Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt khối 2 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tập đọc Bạn của Nai nhỏ I Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng.... - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật + Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ chú giải trong SGK - Thấy được các đức tính ở bạn của Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người. - Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người II Đồ dùng dạy học GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD đọc đúng HS : SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số ) B Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS đọc bài : Mít làm thơ - GV nhận xét cho điểm C Bài mới 1 GV giới thiệu chủ điểm bài học GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đểm 2 Luyện đọc GV yêu cầu HS quan sát tranh bài đọc a GV đọc mẫu toàn bài ( thể hiện giọng của các nhân vật ) b GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu * Đọc từng đoạn trước lớp - Chú ý cách ngắt nghỉ hơi và giọng đọc * Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm * Cả lớp đọc đồng thanh + HS hát - 2 HS đọc bài - HS khác nhận xét + HS quan sát tranh minh hoạ,nêu nội dung tranh chủ điểm: Hình ảnh đẹp về bạn bè: các bạn nhỏ chơi thả diều, đá bóng, đọc truyện,máy bay...Một số con vật gần gũi với trẻ em: chó, mèo, gà, vịt... Nêu tên chủ điểm: Bạn bè + HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc: Bạn của Nai Nhỏ, nêu nội dung tranh. 4- 5 HS nêu - HS nghe + HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Từ khó : chơi xa, chặn lối, lo lắng... + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn( đọc 2 lượt,mỗi lượt 4 em đọc 4 đoạn). HS đọc phần chú giải SGK HS đọc theo nhóm đôi theo bàn. 3 nhóm thi đọc - HS đọc từng đoạn hoặc cả bài : ĐT CN Tiết 2 3 Hướng dẫn tìm hiểu bài - Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu ? - Cha Nai Nhỏ nói gì ? Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3, 4 - Nai Nhỏ kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ? - Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào ? - Theo em người bạn tốt là người thế nào ? - GV tổng hợp ý của HS 4 Luyện đọc lại Bài này khi đọc phân vai cần mấy người ? - GV yêu cầu HS thi đọc phân vai - GV nhận xét - Đọc xong bài này, em cho biết vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa ? + HS đọc đoạn 1 - Đi chơi xa cùng với bạn - Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con + HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4 - HS thuật lại cả 3 hành động của bạn Nai Nhỏ Hành động 1: Hích vai đẩy hòn đá đang chặn lối. Hành động 2: Kéo bạn chạy như bay, thoát khỏi nguy hiểm. Hành động 3: Lao tới húc sói ngã ngửa. - HS nêu ý kiến của mình - HS khác nhận xét - HS thảo luận theo nhóm - trả lời Người bạn biết giúp đỡ người khác, không quản ngại nguy hiểm cứu người. 3 người Chia lớp thành các nhóm 3 luyện đọc theo vai (cha, Nai Nhỏ, dẫn chuyện). + Các nhóm thi đọc - Nhận xét Bình chọn nhóm đọc đúng, hay nhất Vì bạn của Nai Nhỏ vừa thông minh, vừa dũng cảm, sẵn lòng giúp đỡ người khác không quản ngại nguy hiểm. IV Củng cố, dặn dò Em thích nhân vật nào trong câu chuyện, vì sao ? + GV nhận xét giờ học + Về nhà tiếp tục luyện đọc Tập đọc Gọi bạn I Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo… - Biết ngắt nhịp hợp lí ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ - Biết đọc bài với giọng tình cảm, nhấn giọng lời gọi bạn tha thiết của Dê trắng + Rèn kĩ năng đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong bài . Nắm được ý nghĩa của mỗi khổ thơ trong bài - Hiểu được nội dung trong bài : tình cảm cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng + Đọc thuộc lòng cả bài thơ II Đồ dùng dạy học GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK Bảng phụ viết sẵn câu thơ, khổ thơ cần luyện đọc HS : SGK III Các hoạt động dạy học của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số ) 2/ Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS đọc bài Danh sách HS tổ 1, lớp 2A trả lời câu hỏi trong SGK. GV nhận xét 3/ Bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu, viết tên bài b Luyện đọc * GV đọc mẫu toàn bài * GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng dòng thơ + Đọc từng khổ thơ trước lớp - GV HD HS đọc ngắt giọng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở khổ thơ 3 + Đọc từng khổ thơ trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm ( từng khổ, cả bài, cá nhân, đồng thanh ) + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt c HD tìm hiểu bài - Đôi bạn Bê Vàng, Dê Trắng sống ở đâu ? - Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ? - Khi Bê Vàng quên đường đi, Dê Trắng làm gì ? -Vì sao đến bây giờ mà Dê Trắng vẫn kêu “Bê! Bê!” d/ Học thuộc lòng bài thơ - GV ghi các từ ngữ đầu dòng thơ - HS hát - HS thực hiện + HS quan sát tranh minh hoạ - HS nghe + HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ - Đọc đúng các từ ngữ khó phát âm : xa xưa, thuở nào, một năm, suối cạn…. + HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài - HS đọc nghĩa các từ chú giải cuối bài - HS đọc bài + HS đọc thầm khổ thơ 1, 2 - Sống trong rừng xanh sâu thẳm - Vì trời hạn hán, cỏ cây héo khô, đôi bạn không còn gì để ăn + HS đọc thầm khổ thơ 3 - Thương bạn, chạy khắp nơi tìm gọi bạn - HS trả lời - HS tự đọc nhẩm bài thơ 2, 3 lượt - 2 HS thành một cặp, 1 em nhìn các từ gợi ý đọc thuộc, 1 em kiểm tra. Thi đọc thuộc bài IV Củng cố, dặn dò + Bài thơ giúp em hiểu đều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê trắng + GV nhận xét giờ học Kể chuyện Bạn của Nai Nhỏ I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói - Dựa vào tranh, mhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ, nhớ lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn - Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo 3 vai giọng kể tự nhiên phù hợp với nội dung. + Rèn kĩ năng nghe: - Biết lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. II Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK - Biển treo trước ngực ghi tên nhân vật III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số ) 2 Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS kể lại 3 đoạn của chuyện : Phần thưởng 3 Bài mới a HĐ 1 Giới thiệu bài - GV giới thiệu ghi đầu bài b HD kể chuyện * Dựa theo tranh, nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình - GV khen ngợi những HS làm tốt *Nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn + Câu hỏi gợi ý : - Nghe Nai Nhỏ kể lại hành động hích lại hòn đá to của bạn, cha Nai Nhỏ nói thế nào ? - Nghe Nai Nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lão Hổ hung dữ, cha Nai Nhỏ nói gì ? - Nghe xong chuyện bạn của con húc ngã Sói để cứu Dê Non, cha Nai Nhỏ đã mừng rỡ nói với con thế nào ? * Phân các vai dựng lại câu chuyện + Các bước : - Lần 1 : GV làm người dẫn chuyện, 2 HS đọc theo vai Nai Nhỏ và cha. - Lần 2 : HS 1 làm người dẫn chuyện 2 HS đọc theo vai Nai Nhỏ và cha. - Lần 3 : HS tập hình thành nhóm nhập vai dựng lại một đoạn của câu chuyện. - HS hát - HS kể - HS nghe + 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS quan sát 3 tranh minh hoạ trong SGK + 1 HS nhắc lai lời kể lần thứ nhất vvề bạn của Nai Nhỏ - HS tập kể theo nhóm - Đại diện các nhóm thi nói lại lời kể của Nai Nhỏ + HS nhìn lại từng tranh, nhớ và nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ - Bạn con khoẻ thế cơ à ? Nhưng cha vẫn lo lắm - Bạn của con thật thông minh và nhanh nhẹn ! Nhưng cha vẫn chưa yên tâm đâu - Đấy chính là điều cha mong đợi. Con trai bé bỏng của cha, quả là con đã....... + HS tập nói theo nhóm - Các nhóm cử đại diện lần lượt nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ nói với con. - HS kể lại chuyện 2, 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện IV Củng cố, dặn dò + GV nhận xét tiết học + Về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe Luyện từ và câu Từ chỉ sự vật, Câu kiểu "Ai là gì ?" I Mục đích yêu cầu + Nhận biết được các từ chỉ sự vật ( danh từ ) + Biết đặt câu theo mẫu Ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì ? II Đồ dùng dạy học GV : Tranh minh hoạ các sự vật trong SGK Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 kiểm tra bài cũ - Kiểm tra một số HS làm lại bài tập 1, bài tập 3 tiết LT&C tuần 2 - GV nhận xét 2 Bài mới a Giới thiêụ bài - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học b HD HS làm bài tập * Bài tập 1 ( làm miệng ) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - GV ghi bảng các từ đúng : bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía…. * Bài 2 ( làm miệng ) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bạn, bảng, sách, phượng vĩ, cô giáo, thước kẻ, thầy giáo. * Bài 4 ( viết ) + GV nêu yêu cầu của bài, viết mẫu lên bảng Ai là học sinh lớp 2A? Bạn Vân Anh là gì? - GV viết vào mô hình một số câu đúng Cô Hoa là giáo viên . Mẹ em là công nhân. Bố em là bộ đội. - HS làm bài - Nhận xét + 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp quan sát từng tranh, suy nghĩ - HS làm vào VBT - HS phát biểu ý kiến 3- 5 HS đọc các từ đúng. + HS đọc yêu cầu - HS làm miệng - Nhận xét + 1 HS đọc câu và mẫu câu Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A. Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A. - HS làm bài vào vở - HS phát biểu ý kiến IV Củng cố, dặn dò + Tìm từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi HS tìm 1 số từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối. Lần lượt từng đội chép lên bảng các từ vừa tìm được. Đội nào tìm được nhiều từ hơn, viết đúng, đẹp lên bảng là thắng cuộc. + Về nhà tập đặt câu theo mẫu vừa đặt ( câu kể Ai là gì ? ) Chính tả ( tập chép ) Bạn của Nai Nhỏ I Mục tiêu + Chép lại chính xác nội dung tóm tắt chuyện Bạn của Nai Nhỏ ( thời gian khoảng 20 phút ) . Biết viết hoa chữ cái đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu, trình bày bài đúng mẫu + Củng cố quy tắc chính tả ng / ngh. Làm đúng các bài phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( ch / tr hoặc dấu hỏi / dấu ngã ) II Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập chép HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ + GV yêu cầu HS viết : - 2 tiếng bắt đầu bằng g - 2 tiếng bắt đầu bằng gh 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b HD tập chép * HD HS chuẩn bị + GV treo bảng phụ- đọc bài - Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn ? - Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu ? - Chữ đầu câu viết thế nào ? - Tên nhân vật viết thế nào ? - Cuối câu có dấu câu gì ? Gọi HS đọc từ khó * GV yêu cầu HS chép bài vào vở ( GV lưu ý cho HS cách trình bày ) * GV chấm, chữa bài - Chấm 5,7 bài, nhận xét c HD làm bài tập chính tả * Bài 2 ( điền vào chỗ trống ng / ngh ) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp * Bài 3 - GV nêu yêu cầu của bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng : a) tr hay ch: cây tre, mái che, trung thành, chung sức. b) đổ hay đỗ: đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại. - HS viết vào bảng con - 2, 3 HS đọc lại bài trên bảng - HS trả lời: Vì bạn của Nai Nhỏ là 1 người tốt bụng, dũng cảm, biết hi sinh, giúp đỡ người khác. 4 câu Viết hoa Viết hoa chữ cái đầu. Dấu chấm 3-5 em đọc: Nai Nhỏ, lo, liều, yên lòng. + HS nhìn bảng phụ viết bài HS đổi vở, soát lỗi theo bàn. - HS soát lại bài, chữa bằng bút chì ra lề vở - HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài vào bảng con - Nhận xét + HS làm bài vào VBT - Đổi vở cho bạn kiểm tra 3- 5 em đọc bài làm đúng IV Củng cố, dặn dò + GV nhận xét tiết học. + nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả ng / ngh Chính tả ( nghe viết ) Gọi bạn I Mục tiêu - Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ cuối bài thơ 5 chữ Gọi bạn - Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng / ngh. Làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( ch / tr ; dấu hỏi / dấu ngã ) II Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết bài chính tả HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - HS viết : nghe ngóng, nghỉ ngơi, cây tre, mái che 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD nghe - viết * HD HS chuẩn bị + GV treo bảng phụ - GV đọc bài viết - Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào ? - Thấy Bê Vàng không trở về, Dê Trắng đã làm gì ? - Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ? - Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì ? - GV viết bảng vài tiếng, từ khó dễ lẫn : Suối cạn, nuôi, lang thang, nẻo… * HS nghe GV đọc, viết bài vào vở - GV đọc cho HS viết * Chấm, chữa bài - GV đọc lại bài - GV chấm 5, 7 bài, nhận xét c HD làm bài tập chính tả + Bài tập 2 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: nghiêng ngả, nghi ngờ, nghe ngóng, ngon ngọt. + Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a) Trò chuyện, che chở, trắng tinh, chăm chỉ. b) Cây gỗ, gây gổ, màu mỡ, mở cửa - 2 HS lên bảng viết - Cả lớp viết vào bảng con + HS theo dõi - 1, 2 HS đọc lại 2 khổ thơ - Trời hạn hán, suối cạn hết nước, cây cỏ khô héo, không có gì để nuôi sống đôi bạn - Chạy khắp nơi tìm bạn - Viết hoa chữ cái đầu bài, đầu mỗi dòng thơ, đầu câu, viết hoa tên riêng nhân vật - Được ghi sau dấu hai chấm, đặt trong dấu ngoặc kép, sau mỗi tiếng gọi có dấu chấm than. - HS viết bài - HS nhìn vở viết soát lỗi + HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào bảng con - 2 HS lên bảng làm - 1, 2 HS đọc quy tắc chính tả với ng / ngh + HS làm vào VBT - HS lên bảng chữa bài - Nhận xét 3- 5 HS đọc bài đúng ( lưu ý phát âm chuẩn ) IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Nhắc nhở HS vận dụng nội dung chính tả vừa học khi viết bài. - Luyện viết các chữ phân biệt : ng/ ngh ; ch/ tr ; dấu hỏi/ dấu ngã Tập viết Chữ hoa B I Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chữ : - Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và cỡ nhỏ - Biết viết ứng dụng câu Bạn bè sum họp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định II Đồ dùng dạy học GV : Mẫu chữ B đặt trong khung chữ Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li HS Vở tập viết III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 kiểm tra bài cũ - HS viết chữ Ă, Â - Nhắc lại cụm từ đã viết ứng dụng ở bài trước 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD viết chữ hoa * GV HD HS quan sát và nhận xét chữ B - Chữ B cao mấy li ? rộng mấy đường kẻ ? - Chữ B được viết bằng mấy nét ? + GV nêu quy trình viết - GV viết mẫu lên bảng * HD HS viết trên bảng con - GV nhận xét uốn nắn c HD viết câu ứng dụng * Giới thiệu câu ứng dụng - 1 HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng * HS quan sát mẫu chữ viết ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét - Các chữ cái cao mấy li ? * GV HD HS viết chữ Bạn vào bảng con - GV nhận xét, uốn nắn d GV HD HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém e Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Khen ngợi những HS viết đẹp - 2 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng con - HS trả lời + HS quan sát chữ mẫu - Cao 5 li, 6 đường kẻ - Viết bằng 2 nét Nét 1 bắt đầu ở li thứ 4 từ trái sang Nét 2 từ giữa li thứ 3, vòng qua điểm bắt đầu củ a nét 1. - HS quan sát + HS viết trên bảng con - Bạn bè sum họp Chữ b, h cao 2 li rưỡi. Chữ a,n,e,u,m,o cao 1 li. Chữ p cao 2 li. Chữ s cao 1,25 li. - HS viết bảng con. - HS nghe - HS viết bài IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung về tiết học, khen những HS viết đẹp - Về nhà luyện viết tiếp Tập làm văn Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe và nói - Biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện Gọi bạn. Dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện - Biết sắp xếp các câu trong một bài theo đúng trình tự diễn biến + Rèn kĩ năng viết : biết vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách một nhóm 3 đến 5 HS trong tổ học tập theo mẫu II Đồ dùng dạy học GV : Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD làm bài tập * Bài tập 1 ( miệng ) - GV nhận xét * Bài tập 2 - GV kiểm tra bài làm của HS * Bài tập 3 ( viết ) GV treo bảng phụ kẻ sẵn các cột như SGK trang 30: Số thứ tự, họ và tên, nam nữ, ngày sinh, nơi ở GV phát giấy khổ rộng, bút màu cho các nhóm làm bài vào giấy. - GV nhận xét - 2, 3 HS đọc bản tự thuật đã viết tuần 2 - Nhận xét + HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào VBT - HS sắp xếp lại tranh theo thứ tự 1, 4, 3, 2. - HS kể lại chuyện theo tranh - HS nhận xét + HS đọc yêu cầu của bài - HS làm VBT b) Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước. d)Chẳng may trượt ngã, Kiến bị dòng nước cuốn đi. a)Chim Gáy đậu trên cây, thấy kiến bị nạn, vội bay đi gắp 1 cành khô thả xuống dòng suối để cứu. c)Kiến bám vào cành cây, thoát chết. - HS đọc yêu cầu của bài 3, đọc cả mẫu - GV chia lớp làm nhiều nhóm, các nhóm trao đổi với nhau - Đại diện các nhóm lên trình bày - HS làm vào VBT Các nhóm làm bài vào giấy, lần lượt dán bài làm lên bảng. Số TT Họ và tên Nam nữ Ngày sinh Nơi ở 1 Hà Tuấn Anh nam 4/7/99 Tiên Cát Lớp nhận xét IV Củng cố, dặn dò + GV nhận xét tiết học + Yêu cầu về nhà xem lại bài Tiếng việt ( tăng ) Luyện đọc : Bạn của Nai Nhỏ I Mục tiêu + HS tiếp tục luyện đọc bài : Bạn của Nai Nhỏ + Rèn kĩ năng đọc phân vai cho HS + Giáo dục HS học hỏi lòng tốt của bạn II Đồ dùng dạy học GV : bảng phụ ghi nội dung câu cần đọc HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS đọc bài : Bạn của Nai Nhỏ - GV nhận xét 2 Bài mới - GV yêu cầu HS đọc bài - GV yêu cầu HS đọc từng đoạn - GV yêu cầu HS đọc phân vai - GV nhận xét + Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu ? - Cha Nai Nhỏ nói gì ? Nai Nhỏ kể gì về bạn mình ? - Theo em người bạn tốt là người thế nào ? Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao ? Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Hướng dẫn HS đọc theo vai - HS đọc bài - Nhận xét + 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS lần lượt đọc từng câu ( chú ý từ khó ) - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Nhận xét - HS đọc phân vai theo nhóm - Nhận xét Đi chơi xa cùng bạn. Cha rất lo cho con. Con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. - HS thuật lại cả 3 hành động của bạn Nai Nhỏ Hành động 1: Hích vai đẩy hòn đá đang chặn lối. Hành động 2: Kéo bạn chạy như bay, thoát khỏi nguy hiểm. Hành động 3: Lao tới húc sói ngã ngửa. Người bạn biết giúp đỡ người khác, không quản ngại nguy hiểm cứu người. HS lựa chọn nhân vật mình yêu thích, giải thích được lý do. HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn trong nhóm đôi Thi đọc diễn cảm : Mỗi tổ cử một nhóm 2 em đọc diễn cảm cả bài. HS luyện đọc theo vai: 3 em 1 nhóm Thi đọc theo vai Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc theo vai tốt nhất. IV Củng cố, dặn dò + GV nhận xét giờ học + Về nhà luyện đọc lại bài Tiếng Việt (tăng) Chính tả ( tập chép ) Bạn của Nai Nhỏ I Mục tiêu + Chép lại chính xác nội dung đoạn 3 chuyện Bạn của Nai Nhỏ ( thời gian khoảng 20 phút ) . Biết viết hoa chữ cái đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu, trình bày bài đúng mẫu + Củng cố quy tắc chính tả ng / ngh. Làm đúng các bài phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( ch / tr hoặc dấu hỏi / dấu ngã ) II Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập chép( đoạn 3) bài Bạn của Nai Nhỏ. HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ + GV yêu cầu HS viết : - 2 tiếng bắt đầu bằng g - 2 tiếng bắt đầu bằng gh 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b HD tập chép * HD HS chuẩn bị + GV treo bảng phụ- đọc bài - Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn ? - Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu ? - Chữ đầu câu viết thế nào ? - Tên nhân vật viết thế nào ? - Cuối câu có dấu câu gì ? Gọi HS đọc từ khó * GV yêu cầu HS chép bài vào vở ( GV lưu ý cho HS cách trình bày ) * GV chấm, chữa bài - Chấm 5,7 bài, nhận xét c HD làm bài tập chính tả * Bài 2 ( điền vào chỗ trống ng / ngh ) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp * Bài 3 - GV nêu yêu cầu của bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng : a) tr hay ch: cây tre, mái che, trung thành, chung sức. b) đổ hay đỗ: đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại. - HS viết vào bảng con - 2, 3 HS đọc lại bài trên bảng - HS trả lời: Vì bạn của Nai Nhỏ là 1 người tốt bụng, dũng cảm, biết hi sinh, giúp đỡ người khác. 4 câu Viết hoa Viết hoa chữ cái đầu( Hổ). Dấu chấm 3-5 em đọc: Nai Nhỏ, lo, bờ sông, rình,. + HS nhìn bảng phụ viết bài HS đổi vở, soát lỗi theo bàn. - HS soát lại bài, chữa bằng bút chì ra lề vở - HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài vào bảng con - Nhận xét + HS làm bài vào VBT - Đổi vở cho bạn kiểm tra 3- 5 em đọc bài làm đúng IV Củng cố, dặn dò + GV nhận xét tiết học. + nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả ng / ngh Tiếng Việt( tăng) Luyện từ và câu: Ôn từ chỉ sự vật, câu kiểu “ Ai là gì ?” Mục tiêu: - HS tiếp tục ôn từ chỉ sự vật – Câu kiểu “ ai là gì ?” - Rèn kĩ năng nói câu hoàn chỉnh. - Giáo dục h/s có ý thức học. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ nghi nội dung bài. HS: SGK, vở BTTV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 kiểm tra bài cũ - Kiểm tra một số HS làm lại bài tập 1, bài tập 3 tiết LT&C tuần 2 - GV nhận xét 2 Bài mới a Giới thiêụ bài - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học b HD HS làm bài tập * Bài tập 1 ( làm miệng ) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. - GV ghi bảng các từ đúng : bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía…. * Bài 2 ( làm miệng ) - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bạn, bảng, sách, phượng vĩ, cô giáo, thước kẻ, thầy giáo. * Bài 3( viết ) + GV nêu yêu cầu của bài, viết mẫu lên bảng Ai là học sinh lớp 2A? Bạn Vân Anh là gì? - GV viết vào mô hình một số câu đúng Cô Hoa là giáo viên . Mẹ em là công nhân. Bố em là bộ đội. - HS làm bài - Nhận xét + 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp quan sát từng tranh, suy nghĩ - HS làm vào VBT - HS phát biểu ý kiến 3- 5 HS đọc các từ đúng. + HS đọc yêu cầu - HS làm miệng - Nhận xét + 1 HS đọc câu và mẫu câu Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A. Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A. - HS làm bài vào vở - HS phát biểu ý kiến IV Củng cố, dặn dò + Tìm từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi HS tìm 1 số từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối. Lần lượt từng đội chép lên bảng các từ vừa tìm được. Đội nào tìm được nhiều từ hơn, viết đúng, đẹp lên bảng là thắng cuộc. + Về nhà tập đặt câu theo mẫu vừa đặt ( câu kể Ai là gì ? ) Tiếng Việt ( tăng) Tập làm văn: Ôn chào hỏi tự giới thiệu về bản thân, gia đình I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe nói : - Luyện cho HS cách chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân, gia đình. - Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn. + Rèn kĩ năng viết : Luyện kĩ năng viết một bản tự thuật ngắn II Đồ dùng dạy học GV : Tranh minh hoạ BT 2 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A ổn định tổ chức ( kiểm tra sĩ số ) B Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra 2 HS đọc bài tập 3 ( Tuần 1 ) - GV nhận xét, cho điểm C Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi đầu bài 2. HD làm bài tập a Bài tập 1 ( miệng ) - GV nhận xét b Bài tập 2 ( miệng ) + GV nêu yêu cầu của bài - Tranh vẽ những ai ? - Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào ? - Mít chào Bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào ? - Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của ba nhân vật trong tranh + GV chốt lại : Ba bạn HS chào hỏi, tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự, đàng hoàng. Các em hãy học theo cách chào hỏi, tự giới thiệu đó. c Bài tập 3 ( viết ) - GV nhận xét, cho điểm + HS hát - HS thực hiện + HS nghe + 1 HS đọc yêu cầu của bài - Thực hiện lần lượt từng yêu cầu + HS quan sát trả lời câu hỏi - Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít - Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép, chúng tớ là HS lớp 2 ) - Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon ) - HS nhận xét + 1, 2 HS đọc yêu cầu - HS viết tự thuật vào VBT Họ và tên: Nam, nữ: Ngày sinh: Nơi sinh: Quê quán: Nơi ở hiện nay: Học sinh lớp:.............Trường: - Nhiều HS đọc bài tự thuật D Củng cố, dặn dò + GV nhận xét tiết học + Chú ý thực hành những điều đã học: Tập kể về mình cho ngời thân nghe Tập chào hỏi có vă

File đính kèm:

  • docTV3.DOC
Giáo án liên quan