Giáo án tiết 34 + 35 - Bài đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò lèn (Nguyễn Duy)

. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp Học sinh:

1. Kiến thức:

Vẻ đẹp rất riêng của từng bài thơ thể hiện ba phong cách thơ khác nhau của ba tác giả (Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Nguyễn Duy).

2. Kĩ năng: Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh.

3. Thái độ: Tình quê hương đất nước, ý thức gìn giữ truyền thống ân nghĩa thuỷ chung, lòng biết ơn cách mạng .

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút

- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp

2. Kiểm tra bài cũ: 4ph

Đọc thuộc lòng một đoạn trong trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ.

3. Giảng bài mới: 83 phút

- Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.

- Giới thiệu bài:

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 34 + 35 - Bài đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò lèn (Nguyễn Duy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2008 Tiết 34+35 BÀI ĐỌC THÊM: - DỌN VỀ LÀNG ( Nông Quốc Chấn ). - TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên ) - ĐÒ LÈN ( Nguyễn Duy ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp Học sinh: 1. Kiến thức: Vẻ đẹp rất riêng của từng bài thơ thể hiện ba phong cách thơ khác nhau của ba tác giả (Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Nguyễn Duy). 2. Kĩ năng: Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh. 3. Thái độ: Tình quê hương đất nước, ý thức gìn giữ truyền thống ân nghĩa thuỷ chung, lòng biết ơn cách mạng . II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút - Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 4ph Đọc thuộc lòng một đoạn trong trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ. 3. Giảng bài mới: 83 phút - Tạo tâm thế tiếp thu bài mới. - Giới thiệu bài: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 25ph I/ Hoạt động 1: - Cho h/s tham khảo phần tiểu dẫn, gọi một em nêu những nét chính về tác giả và đặc điểm thơ Nông Quốc Chấn. (?) Em cho biết bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? - Gọi h/s đọc bài thơ ? Phát hiện mạch cấu tứ của bài thơ? (?)“Dọn về làng” lựa chọn tư thế trữ tình nào? Bài thơ đã dẫn người đọc trở về với quá khứ đau thương của người dân miền núi như thế nào? (?) Gia đình tác giả phải trải qua những mất mát, đau thương nào? Phải chăng đó chỉ là bi kịch riêng của một gia đình?. Giáo viên bình tiểu kết. (?) Để thể hiện những nội dung trên, NQC đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Định hướng tổng kết. Rút ra lời bình luận. - Tự tham khảo. - Đại diện nhóm phát biểu, bổ sung - Trả lời - Đọc diễn cảm - Đại diện nhóm trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà: H/s nêu ý kiến bình luận * Bài 1: DỌN VỀ LÀNG ( Nông Quốc Chấn ) I/ Tìm hiểu chung 1- Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông đậm bản sắc dân tộc miền núi. Tác phẩm: (sgk) 2- Hoàn cảnh ra đời: (SGK) II/ Đọc hiểu: 1- Bố cục: Bài thơ mở đầu bằng những cảm xúc diễn đạt niềm vui khi Cao - Bắc - Lạng được giải phóng (6 câu). Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn ngoại xâm đã tàn phá, gieo rắc bao tội ác lên quê hương (31 câu). Đoạn kết, trở lại với những xúc cảm mừng vui hân hoan, vì từ nay quê hương trở lại cuộc sống thanh bình (15 câu) 2) Nội dung: a- Niềm vui quê hương giải phóng: Được thể hiện trong tiếng reo của đứa con báo tin cho mẹ và nỗi mững vui được dọn về làng. b- Từ niềm vui hôm nay, tác giả nhớ lại cuộc sống đau thương của nhân dân quê mình ngày giặc chiếm -Bỏ làng , bản, long đong dầu dãi giữa núi rừng khe suối trong mưa bão - Kẻ thù gieo rắc bao nhiêu tội ác kinh hoàng - Hình ảnh cái chết của người cha là đỉnh điểm của đau thưong và nội căm hờn lũ giặc làm bật lên lời thể quyết liệt: Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn/ Bằm xương thịt mày tao mới hả. *** Qua cảnh ngộ đau thương của miột gia đình, người đọc được cảnh đau thương của cả một vùng Cao –Bắc-Lạng c- Niềm vui khi được “Dọn về làng” được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn, tràn đầy sức sống, người con lên đường cầm súng diệt thù b) Đặc sắc về nghệ thuật: - Kết cấu: hiện tại – quá khứ- tương lai - Kết hợp tự sự vói biểu cảm - Cách diễn tả giàu hình ảnh, xúc cảm dồn nén, lời thơ chân thành, mộc mạc, tự nhiên...và đậm phong cách riêng của nhà thơ dân tộc ít người. IV/ Tổng kết: Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ riêng của Nông Quốc Chấn- cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng trong cách suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh. 35ph Hoạt động 2: -Cho HS đọc tiểu dẫn SGK. Dẫn dắt giúp HS nắm được những điều căn bản về tác giả, tác phẩm. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét đánh giá, định hướng cho HS nắm vấn đề. “CLV đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị” ( Hoài Thanh) Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản - Cho HS đọc văn bản thơ. Có thể gọi một HS có chất giọng tốt đọc trước lớp. - GV gợi mở dẫn dắt giúp HS dần tìm hiểu văn bản: -Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ, bố cục, diễn biến tâm trạng -GV có thể phát vấn bằng hệ thống câu hỏi để đưa HS đi dần sáng tỏ các vấn đề. - Theo dõi đáp án của HS, nhận xét, đánh giá. Nếu cần có thể thuyết giảng nhấn mạnh thêm để HS lĩnh hội trọn vẹn vấn đề. **Cùng ý tưởng: Trong bài Chim lượn trăm vòng, tác giả viết: “Tâm hồn tôi khio tổ quốc soi vào. Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ” - Hướng dân HS tìm hiểu bố cục và phát hiện mạch vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình ? Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào để thể hiện niềm hạnh phúc của mình khi được về với nhân dân? Việc so sánh liên tiếp như thế đã có tác dụng gì trong nghệ thuật tạo hình và biểu cảm? ?Trong các khổ thơ tiếp theo, nhân dân hiện lên qua những con người cụ thể nào? ? Người anh du kích được khắc hoạ bằng chi tiết cảm động nào? Nghĩa cử ấy nói lên vẻ đẹp gì ? ? Thằng em liên lạc được khắc hoạ ở phương diện nào? ? Tấm lòng cao cả của người mẹ Tây Bắc được nêu bật từ tình huống nào? Những hình ảnh thơ nào thể hiện thật sâu sắc hình ảnh nhân vật này? ? Hai câu thơ cuối khổ đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật ý thơ then chốt nhất của cả đoạn? ( Tham khảo: Đất khách mười mùa sương về thăm quê ngoảnh lại Ê-đô là cố hương (Basô, Đoàn Lê Giang dịch) và bài Độ Tang Càn của Giả Đảo) - Cho HS phát hiện những câu thơ giàu chất triết lí- suy tưởng trong bài và nêu giá trị của chúng ? Nêu nhận xét về hệ thống hình ảnh trong bài thơ? -Học sinh đọc tiểu dẫn SGK, tìm các ý chính về tác giả , tác phẩm và trả lời theo hiếu biết của mình dựa trên cơ sở tìm hiểu từ SGK. - Đọc văn bản, lưu ý các từ ngữ , hình ảnh thơ quan trọng . -Theo hướng dẫn của GV , tiến hành tìm hiểu các khía cạnh của văn bản bằng nhiều cách khác nhau , có thể thảo luận theo nhóm nếu GV yêu cầu. - Trả lời vấn đề vừa tìm hiểu được theo năng lực của bản thân. - Thảo luận nhóm và phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu - Phát biểu * B ài 2 : TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên ) I/ TIỂU DẪN: 1-Tác giả: Chế Lan Viên (1820 – 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan quê Quảng Trị. Năm1927 chuyển vào sống ở An Nhơn Bình Định Trước CM TT có nhiều năm sống và sáng tác ở Bình Định, là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Sau CM tháng 8, tham gia hoạt động văn nghệ, tìm được con đường cho thơ đến với nhân dân, cách mạng. Tác phẩm thơ: “Điêu tàn” (1937), “Ánh sáng và phù sa” (1960), “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967), “Những bài thơ đánh giặc” (1972),… : “Hoa trên đá…” (1984)…Di cảo thơ (I,II,III),..     Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập; giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo, ngôn ngữ thơ sắc sảo. 2-Xuất xứ: Bài thơ “Tiếng hát con tàu” được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội- vào những năm 1958-1960 : phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế mới. Sự kiện ấy là điểm xuất phát, khơi gợi ñeå taùc giaû giaõi baøy tình caûm , aân nghóa cuûa ñoái vôùi nhaân daân , ñoái vôùi cuoäc ñôøi vaø caùch maïng. Bài in trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa” (1960) II/ Đọc- hiểu : 1. Khổ thơ đề từ và ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh thơ:     _Tây Bắc trong bài thơ ngoài ý nghĩa là vùng Tây Bắc của Tổ quốc còn là biểu tượng cho mọi miền đất nước thân yêu, nơi đã trải qua những năm tháng kháng chiến anh hùng nay đang cần dựng xây và phát triển; cũng chính là ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đó có thơ ca _ Con tàu là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước, tìm thấy tâm hồn đích thực của mình, cũng là đến với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thi ca. ó Ý nghĩa nhan đề bài thơ: Tiếng hát của tâm hồn nhà thơ- một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm một cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca    2. Bố cục và diễn biến tâm trạng của nhà thơ - Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. + Đoạn thứ nhất (hai khổ thơ đầu) là sự trăn trở và lời giục giã, mới gọi lên đường. + Đoạn thứ hai (chín khổ thơ tiếp theo) là niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến. + Đoạn thứ ba (bốn khổ cuối) là khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê. - Giọng điệu, âm hưởng của bài thơ cũng biến đổi theo mạch diễn biến tâm trạng + Đoạn đầu là lời giục giã với những câu hỏi ngày càng dồn dập, tăng tiến. + Đoạn thứ hai là lời bày tỏ trực tiếp tình cảm và dòng hoài niệm đầy ân tình về nhân dân trong những năm kháng chiến. Xen với những hình ảnh lung linh của hồi tưởng là những chiêm nghiệm về đời sống được đúc kết trong giọng trầm lắng. + Đoạn cuối mang âm hưởng của khúc hát lên đường vừa dồn dập, lôi cuốn, vừa bay bổng, say mê. 3. Niềm khát khao mãnh liệt và hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở về với nhân dân: + Dùng liên tiếp năm hình ảnh so sánh. Chuỗi so sánh thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ, hạnh phúc như xoè nở trong tâm hồn, rưng rưng xúc động trong giọng điệu :Trở lại Tây Bắc là trở về cội nguồn tình thương, nguồn sống dào dạt bất tận ( như nai về suối cũ, như cỏ non, như chim én đón xuân về, như trẻ thơ đói lòng gặp sữa mẹ,…) Những hình ảnh này đều rất gần gũi với đời sống, rất gợi cảm tạo ra một điểm nhấn rất sâu trong ý thơ. Đó là quy luật tất yếu về mối quan hệ thiêng liêng giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và cuộc sống. +Trở lại Tây Bắc là để đền ơn đáp nghĩa đối với những tấm lòng nhân hậu thủy chung. Nhà thơ ghi tạc công ơn của họ bằng những chi tiết cảm động, coi họ thật sự là những người ruột thịt: +Là anh du kích với “chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn… đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”. Thật can trường mà chu đáo, thuỷ chung làm nên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người, của đồng đội kháng chiến +Là em giao liên tận tuỵ, dũng cảm, mưu trí luôn hoàn thành nhiệm vụ: “mười năm tròn chưa mất một phong thư”; +Là bà mế Tây Bắc “năm con đau mế thức một mùa dài – Con với mế không phải hòn máu cắt – Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. + Là cô gái Tây Bắc “vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng… Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”. Tình quân dân, tình cảm miền xuôi miền ngược, tình cảm nam nữ như không tách bạch rạch ròi được nữa. + Trở lại Tây Bắc là để đo lòng mình, khám phá chiều sâu tâm hồn mình về tình yêu nước, thương dân, về ân nghĩa thủy chung ở đời:             “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,             Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”     Khổ thơ giàu chất triết lý, kết tinh những trải nghiệm ứng xử, sự chắt lọc tình đời, tình người bằng trái tim, tâm hồn trong sáng. 4 Tính chất suy tưởng-triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh trong bài thơ: - Trữ tình - triết luận là giọng điệu chủ đạo của bài thơ Tiếng hát con tàu. Giọng điệu đó thấm nhuần trong từng khổ thơ, xuyên thấm từ những câu thơ đề từ đến câu thơ cuối. - Nói đến tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ Chế Lan Viên lấp lánh, rực rỡ những sắc màu, bồi hồi, xôn xao những xúc động đồng thời lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải, làm bừng sáng phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miễn đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá thành máu thịt tâm hồn ta : “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn !” ; “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. - Nhà thơ đã sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú. +Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đới sống thực (bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc). +Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể đến chi tiết (“chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”). + Có những hình ảnh thực nhưng lại giàu sức gợi (“Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc”). + Có những hình ảnh được xây dựng thành những hình ảnh - biểu tượng (con tàu, vầng trăng, suối lớn mùa xuân),... Chế Lan Viên thường có thói quen xây dựng, thiết kế những hình ảnh độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết vời nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ. - Cùng với những hình ảnh, các phép tu từ ẩn dụ, so sánh cũng được sử dụng rộng rãi, đa dạng và linh hoạt. Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới hình thức thơ. Và khi nào những tìm tòi về mặt hình thức ấy hoà hợp được với tư tưởng sâu sắc, với cảm xúc phong phú, chân thành thì Chế Lan Viên có được những bài thơ có giá trị. III- Kết luận : Khát vọng được trở về trong lòng nhân dân để cho tâm hồn thêm trong sáng, để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật là những ý tưởng rất đẹp được Chế Lan Viên thể hiện bằng trải nghiệm, bằng thái độ sống tích cực và bản lĩnh nghệ thuật già dặn. 23ph Hoạt Động 3: - Yêu cầu HS: Phát biểu một vài nét về Nguyễn Duy - GV nhấn mạnh một số nội dung quan trọng đã ghi trong Tiểu dẫn -GV đọc diễn cảm bài thơ.Hướng dẫn cách đọc. + Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi ND thời thơ ấu. Hãy nêu một vài chi tiết và nhận xét về cái tôi tác giả ?. ? Hình ảnh người bà , qua hồi ức của tác giả,hiện lên như thế nào ? ( các chi tiết, hình ảnh ) ( Lưu ý trạng thái cảm xúc nhiều chiều trong tâm hồn nhà thơ ) ? Để khắc hoạ hình ảnh người bà và gửi gắm tình cảm đối với bà, Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật : + Thủ pháp đối lập. + Thủ pháp so sánh, đối chiếu Hãy tìm các chi tiết minh hoạ GV tổng kết - HS dựa bài soạn và SGK để tham gia trả lời. - Theo dõi sách, lắng nghe - HS lắng nghe, phát biểu - Dựa vào đoạn thơ, tìm chi tiết, hình ảnh. Qua đó, phát hiện ra những cung bậc tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà. - HS lắng nghe và phát biểu HS lắng nghe Bài Đò Lèn của Nguyễn Duy I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Xem Tiểu dẫn SGK 2. Xuất xứ bài Đò Lèn : II.Hướng dẫn đọc hiểu: 1.Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình: -Thời thơ ấu : câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm, níu váy bà đòi đi chợ...=> tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên. - Cách nhìn của nhà thơ: Thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp 2.Tình cảm sâu nặng đối với người bà : - Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép , gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. . =>cơ cực, tần tảo, yêu thương . - Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại: + Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà- thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà. + Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng : “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “ 3.Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu: - Sử dụng thủ pháp đối lập : + Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà. + Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà. + Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người. => thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa. -Sử dụng phép so sánh đối chiếu : + Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng + Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản =>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà. - Giọng điệu thành thực, thẳng thắn. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người. III.Kết luận: - Bài thơ để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như ND vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2 phút - Nhận xét chung tiết học - Bài học sau Thực hành một số phép tu từ cú pháp. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDoc them Don ve lang.doc