Giáo án Tiết 76 - Đọc Văn: Ông già và biển cả (Hê Minh Ue)

I. Mục tiêu : Giúp HS

1. Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông.

2. Kỹ năng: - Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng.

3. Thái độ: Rút ra một bài học về lối viết: chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích.

 

II. Phần chuẩn bị của gv và hv

1.GV: Giáo án, SGK, SGV, thiết kế bài dạy

2.HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn

III. Tiến trình dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ: Không

2. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6886 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 76 - Đọc Văn: Ông già và biển cả (Hê Minh Ue), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/2/2011 Ngày giảng: Lớp 12A tiết 4 ngày /3/2013 12B tiết 2 ngày 12/3/2013 Tiết 76 Đọc Văn: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (HÊ MINH UE) I. Mục tiêu : Giúp HS 1. Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông. 2. Kỹ năng: - Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. 3. Thái độ: Rút ra một bài học về lối viết: chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích. II. Phần chuẩn bị của gv và hv 1.GV: Giáo án, SGK, SGV, thiết kế bài dạy 2.HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn III. Tiến trình dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động củaHS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung - GV yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và Nêu những ý chính về Hê-ming-uê, tiểu thuyết Ông già và biển cả, vị trí của đoạn trích học. - GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. GV bổ sung + Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mìnhvà ý nghĩa biểu tượng của htượng con cá kiếm. Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản đoạn trích - GV yêu cầu HS đọc lướt nhanh và tóm tắt đoạn trích, sau đó nêu một số câu hỏi và hướng dẫn thảo luận. Câu hỏi 1:Nhận xét khái quát về hai hình tượng nổi bật trong đoạn trích: ông lão và con cá kiếm. Câu hỏi 2: Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả Câu hỏi 3: Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể. Câu hỏi 4: Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới. Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đoa nhận xét về mối, liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm. Câu hỏi 5: So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng? HS làm việc cá nhân HS trả lời HS đọc ở nhà, đến lớp tóm tắt theo yêu cầu của GV. Thảo luận trả lời các câu hỏi + Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ một mình ông lão. Khi trò chuyện với mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá. Cuối cùng kiệt sức vào đến bờ con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa . I. Tìm hiểu chung (8’) 1. O-nit Hê-ming-uê (1899- 1961): + Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên tgiới. + Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người". 2. Ông già và biển cả (The old man and the sea) + Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống. + Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben. + Tóm tắt tác phẩm (SGK). + Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi" 3. Đoạn trích + Đoạn trích nằm ở cuối truyện. II. Đọc- hiểu văn bản đoạn trích (34’) 1.Hình ảnh ông lão và con cá kiếm + Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập: - Con cá kiếm thể hiện vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy. - Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó. - Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. - “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau. - Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình 3.Củng cố, luyện tập (2’): ? Nêu đặc điểm sáng tác của Hê Minh uê HS căn cứ quá trình phân tích, trả lời: Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên tgiới. Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người". 4. Hướng dẫn hv tự học ở nhà (1’) -Về nhà Chuẩn bị nội dung tiết 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn trích Phiêu học tập ? Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả? kể tên những tác phẩm tiêu biểu Tác giả Heminhue (1899-1961) -+ Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên tgiới. + Truyện ngắn của Hê-ming-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người". + các tác phẩm tiêu biểu (sgk) ? Tác phẩm được sáng tác năm bao nhiêu? Thể loại? chỉ ra nội dung tư tưởng của tác phẩm? 2.Tác phẩm Ông già và biển cả (The old man and the sea) + Được sáng tác năm 1952 đến 1954 được giải Nôben + Thể loại: Truyện dài + Nội dung:- Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời: Hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người dân lao động trong xã hội vô tình: thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo: Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. ? Em hãy chỉ ra nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm? 3, Nghệ thuật của tác phẩm + “Ông già và biển cả” có cốt truyện đơn giản, nhân vật ít, ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị, song phần chìm của nó rất lớn, gợi ra nhiều tầng nghĩa. II. Đọc hiểu đoạn trích ? Đoạn trích nằm vị trí nào trong tác phẩm? + Đoạn trích nằm ở cuối truyện. ? em có cảm nhận ntn sau khi đọc xong đoạn trích? - Đây là đoạn trích hay miêu tả cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá khổng lồ. 1. Hình tượng vẻ đẹp của cá Kiếm a. Vẻ đẹp của cá qua các vòng lượn. ? cá bắt đầu lượn vào thời điểm nào? tư thế lượn ra sao? - Mặt trời mọc lần thứ 3 – cá bắt đầu lượn - Vòng lượn lúc vòng tròn rộng, lúc vòng tròn hẹp ? Hình ảnh vòng lượn đựoc nhắc đi nhắc lại gợi lên hình ảnh người đánh cá ntn? - Là ông lão kiên cường, dũng cảm ? Tại sao tác giả miêu tả con cá lượn nhiều vòng mục đích muốn hiện điều gì đằng sau những ngôn từ đó? - mục đích nói lên cố gắng cuối cùng kiên trì muốn thoát khỏi dây câu của ông lão b. Vẻ đẹp của cá kiếm qua cảm nhận của ông lão. ? con cá được cảm nhận ntn qua xúc giác và thị giác? - Xúc giác: + Vòng lượn lớn nhỏ của cá + sợi dây nặng + đau đớn bàn tay - Thị giác ; + Thấy cá vượt dài qua thuyền + đuôi lớn hơn lưỡi hái + Thân hình đồ sộ + bộ vi xếp lại + bộ vây to sụ xòe rộng ? Cảm giác và tâm trạng của ông lão ntn khi đuợc tiếp xúc với con cá? - Tâm trạng hồi hộp, lo lắng, xúc động - cảm giác: choáng váng, đau đớn , mệt mỏi. ? chỉ ra biện pháp nghệ thuật cơ bản? - Đối thoại - Độc thoại nội tâm

File đính kèm:

  • docGiao an DMPP Ngu van 12 HK II bai 1 nam hoc 2012 2013.doc
Giáo án liên quan