Giáo án Tiết:5,6 Văn bản : TRONG LÒNG MẸ

A. MỤC TIU :

 Gip học sinh :

- Hiểu được tình cảnh đng thương v nỗi đau tinh thần của nhn vật ch b Hồng.

- Cảm nhận được tình yu thương mnh liệt của b Hồng đối với mẹ.

RLKN : Hiểu được thể văn hồi kí v đặc sắc của thể văn ny qua ngịi bt Nguyn Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chn tình,

 giu sức truyền cảm.

 Thi độ: - Yu thương, quý trọng mẹ.

 - Căm giận những hủ tục, lề thĩi khắt khe đối với số phận nghười phụ nữ trong x hội cũ.

 

 

 B. CHUẨN BỊ:

 GV: - Chn dung nh văn Nguyn Hồng

 - Tập hồi ký “ Những ngy thơ ấu”

 HS: Đọc VB &Trả lời cu hỏi: “Đọc-hiểu văn bản”( SGK / tr. )

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY V HỌC :

 I./ ỔN ĐỊNH:

II./ KIỂM TRA:

- Điều gì đ gợi cho nhn vật “tơi” nhớ về buổi tựu trường đầu tin ?

Nh văn đ diễn tả kỷ niệm ấy theo trình tự no ?

 - Nt đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn ny ?

* Việc chuẩn bị bi ở nh của HS

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết:5,6 Văn bản : TRONG LÒNG MẸ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Tiết:5,6 Văn bản : TRONG LÒNG MẸ (Trích” Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng) A. MỤC TIÊU : Ø Giúp học sinh : Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng. Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ. ØRLKN : Hiểu được thể văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chân tình, giàu sức truyền cảm. ØThái độ: - Yêu thương, quý trọng mẹ. - Căm giận những hủ tục, lề thói khắt khe đối với số phận nghười phụ nữ trong xã hội cũ. B. CHUẨN BỊ: ØGV: - Chân dung nhà văn Nguyên Hồng - Tập hồi ký “ Những ngày thơ ấu” ØHS: Đọc VB &Trả lời câu hỏi: “Đọc-hiểu văn bản”( SGK / tr. ) C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : I./ ỔN ĐỊNH: II./ KIỂM TRA: Điều gì đã gợi cho nhân vật “tôi” nhớ về buổi tựu trường đầu tiên ? Nhà văn đã diễn tả kỷ niệm ấy theo trình tự nào ? - Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn này ? * Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS III./ BÀI MỚI : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH BỔ SUNG I. Giới thiệu tác giả-tác phẩm : (Sgk / 18,19) II. Đọc và tìm hiểu chú thích : ( Sgk / 15…20) III. Đọc và tìm hiểu văn bản : 1. Bố cục: Đoạn trích làm 2 phần - Đoạn 1 : Từ đầu đến "và mày cũng còn phải có họ hàng người ta hỏi đến chứ? " cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng; Ý cảm xúc của chú bé về người mẹ bất hạnh. - Đoạn 2 : (phần 2) Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng. 2. Người cô : - Qua cuộc đối thoại cho ta thấy nhân vật cô có tâm địa độc ác, luôn nói mỉa mai, nói châm chọi (mày có muốn giọng ngọt bình thản - quả không gì cay đắng bằng, bà ta quả cay nghiệt) - Cách cư xử của bà cô (cười hỏi ® hỏi luôn giọng vẫn ngọt ® bé Hồng khóc vân chưa chịu buông tha). 3. Bé Hồng: - Bé Hồng rất đau khổ và xúc động khi bà cố nói về mẹ. - Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. - Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. 4. Vài nét về nghệ thuật: - Chất trữ tình thấm được ở nội dung câu chuyện được kể (tình huống, dòng cảm xúc phong phú). - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc, từ ngữ gợi tả, gợi hình ảnh, lối so sánh giàu cảm xúc, gây ấn tượng. * Tổng kết : (SGK/ tr. 21) Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Một đời liên tục sáng tác trên 40 năm để lại một khối lượng sáng tác lớn ở hai thời kỳ trước và sau cách mạng. Đó là Nguyên Hồng cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông ? Đoạn trích "Trong lòng mẹ" tác giả muốn gửi gắm điều gì ? Các em cùng tìm hiểu trong bài học này nhé! - HS: Đọc chú thích¶ (SGK/tr.18,19) ? Vài nét về tác giả, tác phẩm ? - GV : Mở rộng thêm ý ngoài chú thích. Hoạt động 2 : Đọc VB-hiểu chú thích - GV : Đọc 1 đoạn - HS: Đọc hết văn bản (3 - 5 HS đọc) - Gọi HS đọc chú thích (SGK/tr18,19) - GV lưu ý chú thích 5,8,12,14,17 Hoạt động 3 : Đọc- tìm hiểu VB ? Theo em đoạn trích nên chia làm mấy phần ? Ý mỗi phần là gì ? - GV : ghi lên bảng phần bố cục. - Đọc lại phần 1 ? Người cô có quan hệ như thế nào đối với bé Hồng ? ? Người cô #ó những hàng động, lời nói gì về mẹ của Hồng ? ? Qua cuộc trao đổi giữa người cô và chú bé, ta thấy người cô là con người ra sao ? Chi tiết nào thể hiện điều đó ? - GV : Chốt lại ý chính ® ghi - Bé Hồng có thái độ , cử chỉ hành động gì khi nghe bà cô nói về mẹ ? ? Những cử chỉ, hành động đó chứng tỏ bé Hồng đối với mẹ ra sao ? ? Cảm giác khi được ngồi trong lòng mẹ của bé Hồng ? Cảm giác đó thể hiện điều gì ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn trích ? ? Chỉ ra từ ngữ gợi cảm xúc hình ảnh ? Chỉ ra và phân tích lối so sánh? - HS : Đọc lại ghi nhớ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : Bài vừa học : - Nắm vững 4 ý đã tìm hiểu - Luyện tập: “Nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” . CM nhận định qua đoạn trích. Bài sắp học : “TRƯỜNG TỪ VỰNG”. - Thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu SGK => Thế nào là trường từ vựng? Những điểm cần lưu ý? - Tham khảo bài tập / SGK. Tiết: 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG A. MỤC TIÊU : Ø Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản. - Mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, giúp ích cho việc học văn và làm văn. ØRLKN : Xác lập trường từ vựng. Ø Giúp học sinh học tốt bộ môn, ý thức sử dụng trường từ vựng. B. CHUẨN BỊ: ØGV: Bài tập + Đáp án. ØHS: Theo HD tiết 6. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : I./ ỔN ĐỊNH: II./ KIỂM TRA: 1. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ ? Như thế nào là nghĩa rộng ? Như thế nào là nghĩa hẹp? Cho ví dụ minh họa. 2. Làm bài tập 3 . Cho biết như thế nào là TN nghĩa rộng ? TNø nghĩa hẹp ? 3. Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS III./ BÀI MỚI : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH BỔ SUNG I. Tìm hiểu khái niệm : 1. Tìm hiểu đoạn trích : Các từ in đậm : Mắt, mặt , da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng ® chỉ bộ phận của cơ thể con người. 2. Ghi nhớ : (SGK/trang 21) II. Một số điều lưu ý . 1. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ : SGK / tr. 21, 22 2. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt hau về từ loại. Ví dụ : SGK / tr. 22 3. Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Ví dụ : SGK/trang 22 4. Thường dùng cách chuyển trường từ vựng. III. Luyện tập : 1/ tr. 23: Đọc văn bản trong lòng mẹ của NH, tìm các từ thuộc trường từ vựng "Người ruột thịt:" Thầy, mợ, tôi (bé Nguyên Hồng). 2/tr. 23: Đặt trên trường từ vựng cho mỗi từ dưới đây: a) Lưới, mơm, câu, vó ® dụng cụ đánh bắt thủy sản. b) Tủ, rương, hòm, va li, chai lọ ® dụng cụ để đựng. c) Đá, đạp, dẫm, xén ® Hoạt động cá nhân. d) Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi ® trạng thái tâm lý. e) Hiền lành, độc ác, cỡi mở ® tính cách. g) Bút máy, bút bi, phấn, bút chì ® dụng cụ để viết. 3/Tr.23 : Các từ in đậm : Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, yêu thương, kính mến, rắp tâm ® thái độ. 4/Tr.23: Sắp xếp từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào 2 trường khứu giác, thính giác. * Khứu giác : mũi, thính, thơm , điếc. * Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Trong hệ thống từ vựng TV, Có rất nhiều từ có chung một nét nghĩa nào đó, tập hợp những từ đó thành một nhóm => TRƯỜNG TỪ VỰNG Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm Đọc đoạn trích (2HS/2lần) ? Nêu các từ in đậm trong đoạn ? Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa ? (chỉ bộ phận của ai?) => Những từ ngữ trên đều nói đến các bộ phận của con người các từ đó gọi là từ vựng thuộc trường các bộ phận của con người. Vậy em hiểu trường từ vựng là gì ? Hoạt động 3 : lưu ý một số điều - Khi xét các trường từ vựng ta cần lưu ý đến một số điểm : ® Lấy ví dụ phân tích Rút ra ý 1. à Lấy ví dụ phân tích rút ra ý 2 ® Lấy ví dụ phân tích rút ra ý 3 ® Lấy ví dụ phân tích rút ra ý 4 Hoạt động 4 : HD luyện tập -HS đọc bài tập cho biết từ vựng thuộc trường "Người ruột thịt" ® GV ghi lên bảng. -Đọc bài tập 2 gọi HS lần lượt làm từng phần. -Đọc a cho biết trường từ vựng -Đọc b cho biết trường từ vựng GV sửa chữa bổ sung (nếu sai) -Đọc bài tập 3. -Đọc văn bản ra nêu từ in đậm ? Những từ đó thụôc trường nào? -Đọc bài tập 4 : Sắp xếp từ theo 2 trường ? cho biết vì sao từ "điếc, thích" có 2 trường. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : Bài vừa học : Nắm vững : 1- Thế nào là trường từ vựng ? 2- Những điều lưu ý của trường từ vựng. 3- Học thuộc ghi nhớ ở SGK/tr. 21. Bài sắp học : “BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN”. - Đọc kỹ toàn bài (2 ® 5 lần) - Trả lời câu hỏi: Bố cục VB là gì? Cách bố trí , sắp xếp nội dung phần TB của VB? - Tham khảo bài tập phần luyện tập. Tiết: 8 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN A. MỤC TIÊU : Ø Giúp học sinh : - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơngiản. - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa , trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa - giúp ích cho việc học văn và làm văn. ØRLKN : Xây dựng bố cục một VB Ø Ý thức tốt trong việc XD VB ( rõ ràng, đầy đủ , mạch lạc…) B. CHUẨN BỊ: ØGV: Bảng phụ có ghi sẵn bố cục VB – Nhiệm vụ từng phần. ØHS: Theo HD tiết 7. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : I./ ỔN ĐỊNH: II./ KIỂM TRA: 1. Chủ đề của văn bản là gì ? cho ví dụ . 2. Em hiểu như thế nào về tính thống nhất chủ đề văn bản. 3. Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS III./ BÀI MỚI : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH BỔ SUNG I. Bố cục của văn bản : * Văn bản : "Người thầy đạo cao đức trọng" (Theo Phan Huy Chú) + Bài văn 3 phần rõ ràng, cụ thể. * Trả lời câu hỏi. * Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. II. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản : * Bố cục văn bản thường có 3 phần. + Mở bài : Có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. + Thân bài : Thường có các đoạn nhỏ trình các khía cạnh của chủ đề. + Kết bài : Tổng kết chủ đề của văn bản. * Ghi nhớ : (SGK/tr. 25) III. Luyện tập : 1/ tr. 26 Cách trình bày ý trong các đoạn trích. a) Trình bày theo không gian:Nhìn xa®đến gần ® đến tận nơi ® đi xa dần. b) Trình bày theo thời gian. c) Cả đoạn trích trình bày theo lối diễn dịch: Đoạn 1 : Nêu nhận xét khái quát. Đoạn 2,3: Nếu ví dụ cụ thể hóa choa đoạn 1. + Đoạn 2, 3: được sắp xếp theo thứ tự từ sự thật đến tưởng tượng và từ sản phẩm tưởng tượng suy ngược lại sự thật. 2/ tr.26 - Nêu khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ. - Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng và nổi nhớ nhung, khao khát đươc mẹ nâng niu ấp ủ. - Sự cay nghiệt của bà cô và phản ứng quyết liệt của bé Hồng trước thái độ của bà cô nói về mẹ mình. - Niềm vui sướng hạnh phúc của bé Hồng khi đựơc ở trong lòng mẹ. 3/ tr.26 - Cách sắp xếp trên chưa hợp lý cần xếp lại. -Trước hết cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: - Sau đó chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trong đời sống hằng ngày. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Các em đã nắm được văn bản thường có 3 phần : Mở bài, Thân bài, kết bài và chức năng nhiệm vụ của chúng. Bởi vậy bài học này nhằm ôn tập lại kiến thức đã học, đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nội dung phần thân bài, phần chính của văn bản. Hoạt động 1 : Ôn KT 3 phần của VB - HS đọc văn bản ? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó ? ? Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản? ? Phân tích mối quan hệ giữa các phần ? Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát : Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào ? Hoạt động 2 : Cách bố trí, sắp xếp ND phần thân bài Phần thân bài của văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào? Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé Hồng ? (Phần thân bài?) Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh .. em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết ? Phần thân bài của văn bản "Người thầy đạo cao đức trọng" nêu các sự việc thể hiện chủ đề? Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy ? Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung của phần thân bài. - HS đọc phần ghi nhớ (SGK/tr. 25) Hoạt động 3 : HD luyện tập -Đọc bài tập 1 (SGK/tr.26) ? Em hãy cho biết cách trình bày ý trong các đoạn trích : - ĐV (a) trình bày theo cách nào ? - ĐV (b): Trình bày theo cách nào ? - ĐV (c) : +Đoạn 1 : Trình bày theo cách nào ? +Đoạn 2, 3 : Trình bày theo cách nào ? -Đọc bài tập 2 và Cho học sinh làm vào giấy. Bài tập 3-Cho học sinh làm miệng. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : Bài vừa học : - Đọc lại bài, nắm vững nội dung bài học - Học thuộc ghi nhớ ơ ( SGK/tr.25 ) Bài sắp học : “TỨC NƯỚC VỠ BỜ” - (Ngô Tất Tố). - Đọc tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố. - Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở phần “Đọc-hiểu VB”

File đính kèm:

  • docBai 2 Trong long me.doc