Giáo án Tin học 10 Thông tin và dữ liệu

I Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức cơ bản:

Học sinh nắm được một số khái niệm về thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin và dữ liệu. Từ đó cùng với kiến thức của bài cũ học sinh hình dung rõ hơn về hoạt động của máy tính.

2. Kĩ năng cơ bản :

- Khái niệm về thông tin dữ liệu, đơn vị đo thông tin.

- Mã hoá thông tin và biểu diễn dữ liệu trong máy tính .

3. Phát triển tư duy tin học:

Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được khái niệm thông tin, dữ liệu, cách mã hoá thông tin.

Các kiểu dữ liệu trong máy tính : kiểu dữ liệu xâu kí tự, kiểu số và cách biểu diễn dữ liệu trong máy tính.

Nhận biết được các dạng thông tin.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 Thông tin và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ2: Thông tin và dữ liệu I Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức cơ bản: Học sinh nắm được một số khái niệm về thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin và dữ liệu. Từ đó cùng với kiến thức của bài cũ học sinh hình dung rõ hơn về hoạt động của máy tính. 2. Kĩ năng cơ bản : Khái niệm về thông tin dữ liệu, đơn vị đo thông tin. Mã hoá thông tin và biểu diễn dữ liệu trong máy tính . 3. Phát triển tư duy tin học: Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được khái niệm thông tin, dữ liệu, cách mã hoá thông tin. Các kiểu dữ liệu trong máy tính : kiểu dữ liệu xâu kí tự, kiểu số và cách biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Nhận biết được các dạng thông tin. II .Phương pháp - Đồ dùng dạy học 1.1 Phương pháp Thuyết trình, giảng giải, đàm thoại. 2.2 Phương tiện dạy học : GV : Giáo án, bảng, phấn. HS : SGK, dọc trước bài 2 ở nhà. III Bài Giảng 3.1 ổn định lớp: Sĩ số: Vắng: 3.2 Đặt vấn đề: Đặt vấn đề : ở bài trước, các em đã tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của nghành khoa học tin học và vai trò của máy tính điện tử qua đó các em biết được nguyên nhân của sự hình thành và phát triển máy tính, vai trò quan trọng của máy tính trong việc sử lý tính toán đối với con người. Vậy những cái mà các em biết qua bài học trứớc là gì hay còn gọi chúng là gì ? Người ta gọi đó là thông tin. Để hiểu thêm về thông tin hôm nay chúng ta học bài : Thông tin và dữ liệu. Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Đ2: Thông Tin Và Dữ Liệu 1.Khái niệm về thông tin và dữ liệu. - Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết cho con người. VD : khi đọc sách thì cho ta thông tin về quyển sách. - Để đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách thể hiện thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lý được. Vậy thông tin được đưa vào máy tính gọi là dữ liệu. 2. Đơn vị đo thông tin. - đơn vị cơ bản để đo thông tin gọi là bit. đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện – có hai trạng thái và khả năng xuất hiện là như nhau. - 8 bit tạo thành 1 byte 3. Các dạng thông tin. * Có 3 dạng cơ bản : - Dạng văn bản : là dạng quen thuộc và thường gặp trên các phương tiện mạng thông tin : tờ báo, cuấn sách, quyển truyện.. - Dạng hình ảnh : bức vẽ, ảnh chụp, bản đồ, bang hình … là những phương tiện mang thông tin hình ảnh. - Dạng âm thanh : tiếng nói con người, tiếng sóng biển … là thông tin dạng âm thanh. 4. Mã hoá thông tin. - Việc biến đổi thông tin thành một dãy bit là một cách mã hoá thông tin. 5. Biểu diễn dữ liệu trong máy tính. A. Kiểu xâu kí tự. để biểu diễn kiểu xâu kí tự, máy tính dùng một dãy các bít (0 và 1) để biểu diễn một kí tự. Như vậy để biểu diễn một xâu kí tự máy dùng một byte để ghi nhận độ dài xâu và các byte tiếp theo mỗi byte ghi một kí tự theo thứ tự từ trái sang phải. B. Kiểu số : * Hệ đếm được hiểu như là tập hợp các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định số . Có hai kiểu hệ đếm : Hệ đếm phụ thuộc vị trí. Hệ đếm không phụ thuộc vị trí (hệ đếm la mã ) * Các hệ đếm thường dùng trong tin học : - Hệ thập phân sử dụng các kí hiệu gồm 10 chữ ố : 0, 1,2 … 9. giá trị của mỗi chữ số trong hệ đếm 10 phụ thuộc vào vị trí của nó. - Quy tắc tính giá trị là mỗi đơn vị ở hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kê cận bên phải. - Hệ đếm nhị phân chỉ dùng hai kí hiệu là chữ số 0 và chữ số 1 để biểu diễn. - Hệ đếm cơ số 16 (hệ Hexa) sử dụng các kí hiệu 0,1…9.A…F trong đó A…F có giấ trị tương ứng là 10 …15 * Cách biểu diễn số nguyên. - Việc biểu diễn số nguyên cũng sử dụng dãy các bít 0 và 1. - Cách biểu diẽn số thực : trong máy tính, các số thực đều được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động : ± M.10k (0Ê M<1 gọi là phần định trị) K là số nguyên gọi là phần bậc. GV : Khi các em nghe bài hát thì các em biết được gì ? HS : trả lời câu hỏi. GV : Vậy nội dung của bài hát, điệu nhạc mà các em nghe được ấy người ta gọi là thông tin và thông tin này ở dạng âm thanh. GV : theo các em, con người muốn có thông tin thì phải làm gì HS : trả lời câu hỏi. Chuyển vấn đề : Khi chúng ta đọc một bài báo hay một quyển tạp trí ta thường đánh gía bài báo này đọc rât hay, hấp dẫn nội dung phong phú tức là muốn nói tới lượng thông tin hoặc bài báo này sơ sài, đọc cảm thấy nhàm chán tức là lượng thông tin ít. Vậy đơn vị của thông tin là gì ? chúng ta học tiếp VD giả sử có dãy 8 bóng đèn được đánh số từ 1 đến 8 trong đó có một số bóng đèn được bật sáng và một số khác thì không. để biểu diễn trạng thái sáng tắt của 8 bóng đèn ta có thể dùng dãy 8 bit. Trong đó bit thứ k = 1 nếu bóng thứ k sáng. VD có bóng thứ 1,6,8 sáng thì trạng thái đó được biểu diễn là : 10000101 Ngoài hai đơn vị cơ bản để đo thông tin người ta còn sử dụng một số đơn vị khác lag KB, MB, GB, TB, Pb. Các em tìm hiểu trong SGK GV : để biết đầy đủ về một đối tượng nào đó ta phải biết đủ lượng thông tin của nó, tương tự để máy tính nhận biết một sự vật nào đó, ta phải cung cấp cho nó đủ lượng thông tin về đối tượng. Chuyển vấn đề : Thế giới quanh ta rất đa dạng nên có rất nhiều dạng thông tin khác nhau và mỗi dạng có cách thể hiện khác nhau. Chúng ta tìm hiểu các dạng thống tin. GV :Khi đọc một quyển sách ta biết thông tin về quyể sách đó mang lại vậy quyển sách đó được biểu diễn dưới dạng thông tin gì ? HS : Chuyển vấn đề : các thông tin được đưa vào máy tính để máy tính hiểu và xử lý được thì cần phải biến đổi thành một dãy các bít. Việc biến đổi như vậy người ta gọi là mã hoá thông tin. Chúng cùng nhau nghiên cứu tiếp GV : xét lại ví dụ 8 bóng đèn. Chuyển vấn đề : dữ liệu trong máy tính là các thông tin đã được mã hoá. Chúng được biểu diễn như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu phần tiếp theo. Có rất nhiều loại dữ liệu khác nhau, ta chỉ xét 2 kiểu dữ liệu cơ bản Kiểu dữ liệu xâu kí tự và kiểu số chúng ta cùng nhau nghiên cứu cụ thể từng kiểu dữ liệu. Để hiểu rõ hơn về kiểu số trước hết ta phải hiểu thế nào là hệ đếm và các hệ đếm thường dùng trong tin học. Gv : em nào có thể lấy cho cô một ví dụ về hệ đếm ? HS : GV : thông thường chúng ta biết hệ đếm la mã và hệ đếm thập phân ở trong toán học. VD : 536,4 = 5.102 + 3.10 + 6.100 VD: 1012 = 1.22+0.21 + 1.20 = 510 Các số nguyên có thể là có dấu hoặc không có dấu. Tuỳ theo phạm vi của giá trị tuyệt đối mà ta có thể sử dụng một byte, 2byte hoặc 4byte bộ nhớ để ngi nhận giá trị. Cách viết số thực trong tin học khác với cách viết thường dùng trong toán học : dấu phẩy ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân thay bằng dấu chấm. VD : 12345,25 đ 12345.25 3.3 Củng cố và mở rộng: 3.3.1 Củng cố bài giảng : Qua bài này các em cần phải nắm rõ các kn thông tin và dữ liệu, ý nghĩa của việc mã hoá thông tin, và một số đơn vị của thông tin, cách biểu diễn dữ liệu trong máy tính. 3.3.2 Bài tập về nhà : các em trả lời câu hỏi và bài tập sau bài học trong SGK 3.4 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docbai 2.doc
Giáo án liên quan