Giáo án Tin học 10 - Tiết 23 - Bài 10: Khái niệm hệ điều hành

I- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.

- HS: Biết về một số hệ điều hành

- Nắm được vai trò và chức năng của hệ điều hành.

- Phương pháp : Diễn giảng, giải thích

- Đồ dùng: GAĐT

II- NỘI DUNG.

1. Ổn định tổ chức lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5888 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 23 - Bài 10: Khái niệm hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 10: khái niệm hệ điều hành (Tiết 22) Ngày soạn:17/11/07 I- Mục đích và yêu cầu. - HS: Biết về một số hệ điều hành - Nắm được vai trò và chức năng của hệ điều hành. - Phương pháp : Diễn giảng, giải thích - Đồ dùng: GAĐT II- Nội dung. 1. ổn định tổ chức lớp. Lớp Sĩ số Vắng Ghi chú 10A5 42 10A6 48 10A7 43 2. Kiểm tra bài cũ. 1. ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội. 2. Xã hội Tin học hoá 3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội Tin học hoá 3. Bài mới. Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Khái niệm hệ điều hành (Operating System) GV: Như chúng ta đã biét: Có hai loại phần mềm chính là phần mềm hệ thống và phần mềm úng dụng. GV: Phần mềm hệ thống là phần mềm nằm thường trực trong máy, là môi trường cho các phần mềm khác hoạt động. VD: MSDOS, WINDOWS, LINUX… KN: Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ: - Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính. - Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện chương trình. - Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. * Chú ý: - Máy tính chỉ có thể khai thác và sử dụng hiệu quả khi có hệ điều hành. - Có rất nhiều hệ điều hành nhưng chỉ có thể cài đặt 1 hoặc 1 vài HĐH trên 1 máy tính cụ thể. - Mọi HĐH đều có chức năng và tính chất như nhau. 2. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành a) Chức năng - Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống; - Cung cấp tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,...) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó; - Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài; - Hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi; - Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng,...). b) Các thành phần chủ yếu của HĐH. - Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. - Quản lí tài nguyên, bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên. - Hệ thống quản lí tệp là chương trình phục vụ việc lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí. - Các chương trình nạp khi khởi động, và thu don hệ thống trước khi tắt máy hay khởi động lại máy. - Các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích khác. 3. Phân loại hệ điều hành. Hệ điều hành có ba loại chính sau: Đơn nhiệm một người dùng: - Các chương trình phải được thực hiện lần lượt. Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống Đa nhiệm một người dùng: - Hệ điều hành loại này chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Đa nhiệm nhiều người dùng: HĐH cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. HS: Đứng tại chỗ phát biểu. GV: Tổng hợp câu trả lời ghi lên bảng. VD: WINDOWS 98, 2000, XP… GV: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu? Có thể cùng hoạt động song song hai hệ điều hành được không? GV: Nhiệm vụ của HĐH là gì? HS: Đọc sgk và trả lời GV: Ghi tóm tắt lên bảng GV: Việc giao tiếp có thể thực hiện bằng một trong hai cách: thông qua hệ thống câu lệnh (Command) được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hệ thống MS-DOS là hệ điều hành thuộc loại này. Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh. Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh. Ví dụ, Windows 95, 98… Ví dụ, Windows XP, 2000.. 4. Củng cố - KN, chức năng thành phần của HĐH - Nắm được 3 loại HĐH chính. 5. Bài tập về nhà: 1, 2, 3 (SGK) II. Rút kinh nhgiệm giờ dạy.

File đính kèm:

  • docT22 lop 10.doc
Giáo án liên quan