Giáo án Tin học 6 tiết 34 và 37

Tiết 34: ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- Giúp ôn tập, củng cố kiến thức HKI chuẩn bị cho kiểm tra.

II. Chuẩn bị:

_ GV: bảng phụ, máy chiếu

_ HS: chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 34 và 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày soạn: 5/12 Tiết 34: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp ôn tập, củng cố kiến thức HKI chuẩn bị cho kiểm tra. II. Chuẩn bị: _ GV: bảng phụ, máy chiếu _ HS: chuẩn bị trước bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: Ôn tập về thông tin và biểu diễn thông tin - Nêu yêu cầu trên bảng phụ. - Yêu cầu HS trả lời - Nhắc lại và nhấn mạnh tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành các dãy bit. - Nhận xét và sửa sai cho HS - HS nhớ lại các nội dung bài học trước và trả lời câu hỏi. - HS nêu ví dụ. 1. Có những dạng thông tin cơ bản nào? 2. Nêu một vài ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau? 3. Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? HĐ2: Em có thể làm những gì nhờ máy tính - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. ?> Hãy trình bày những hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay? - HS trả lời - Nêu một số hạn chế của máy tính hiện nay. 4. Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? 5. Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay? HĐ3: Ôn tập về máy tính và phần mềm máy tính - Trình bày câu hỏi - Yêu cầu HS trả lời. - Nhận xét câu trả lời của HS, nhắc lại cấu trúc chung của máy tính - Yêu cầu HS trình bày ví dụ về phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. - HS trình bày - Thảo luận để giải thích vì sao CPU được coi như bộ não của máy tính. - HS trình bày. 6. Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào? 7. Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính? 8. Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính? 9. Hãy kể tên một vài thiết bị vào ra của máy tính mà em biết? 10. Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Dặn dò: Ôn tập thêm ở nhà IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 18 Tiết 34 B: ÔN TẬP (TT). I.MỤC TIÊU: - Học sinh hệ thống lại tất cả kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc khảo sát chất lượng HKI. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án. - Học sinh: SGK, vở. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: - Ổn định vị trí học sinh. - Kiểm tra sỉ số lớp. 2) Dạy bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học - Gv: Yêu cầu hs xem bài 7. - Gv: Đặt câu hỏi ôn tập. - Gv: Bổ sung những câu trả lời của hs cho hoàn chỉnh. - Gv: Yêu cầu hs xem bài 8. - Gv: Đặt câu hỏi ôn tập. - Gv: Bổ sung những câu trả lời của hs cho hoàn chỉnh. - Gv: Yêu cầu hs xem bài 9. - Gv: Đặt câu hỏi ôn tập. - Gv: Bổ sung những câu trả lời của hs cho hoàn chỉnh. - Gv: Yêu cầu hs xem bài 10. - Gv: Đặt câu hỏi ôn tập. - Gv: Bổ sung những câu trả lời của hs cho hoàn chỉnh. - Gv: Yêu cầu hs xem bài 11. - Gv: Đặt câu hỏi ôn tập. - Gv: Bổ sung những câu trả lời của hs cho hoàn chỉnh. - Gv: Yêu cầu hs xem bài 12. - Gv: Đặt câu hỏi ôn tập. - Gv: Bổ sung những câu trả lời của hs cho hoàn chỉnh. - Hs: Thực hiện theo yêu cầu. - Hs: Trả lời. - Hs: Lắng nghe. - Hs: Thực hiện theo yêu cầu. - Hs: Trả lời. - Hs: Lắng nghe. - Hs: Thực hiện theo yêu cầu. - Hs: Trả lời. - Hs: Lắng nghe - Hs: Thực hiện theo yêu cầu. - Hs: Trả lời. - Hs: Lắng nghe - Hs: Thực hiện theo yêu cầu. - Hs: Trả lời. - Hs: Lắng nghe - Hs: Thực hiện theo yêu cầu. - Hs: Trả lời. - Hs: Lắng nghe Bài 7: Sử dụng phần mềm Mario để gõ phím: +Phần mềm Mario có mấy bảng chọn cơ bản? +Nêu cách thức đăng ký với người luyện tập? + Cho biết thao tác nạp tên người luyện tập? Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời: +Cho biết các nút lệnh điều khiển quan sát? + Sao Hỏa, sao Kim, sao thủy , sao nào gần mặt trời nhất? Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành: + Cho biết cái gì điều khiển máy tính? + Phần mềm gõ phím Mario có phải là hệ điều hành không? Vì sao? Bài 10: Hệ điều ành làm những việc gì?: + Hệ điều hành là phần cứng hay phần mềm? + Nêu sự khác nhau chính giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng? Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính: + Hãy nêu những thao tác chính với tệp và thư mục? Vì sao chúng ta cần các tha tác này? + Trong một đĩa có thể tồn tại hai tệp hoặc hai thư mục có tên giống nhau được hay không? Bài 12: Hệ điều hành Windows: + Cửa sổ làm việc gồm những thành phần nào? + Nút Start nằm ở đâu trên màn hình nền? + Kễ tên một số biểu tượng chính trên màn hình nền? IV. DẶN DÒ: Về nhà học bài, xem lại bài chuẩn bị cho thi học kì I. ********************************** Tuần 19 Ngày soạn: 15/12 Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I (thực hành) I. Mục tiêu: - Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. _ Đánh giá kĩ năng, trình độ của từng HS. Từ đó GV điều chỉnh cách dạy phù hợp với từng đối tượng HS. II. Chuẩn bị: _ GV: đề kiểm tra _ HS: học thuộc bài ở nhà III. Tiến trình lên lớp: Đề kiểm tra 1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân (thiết bị vào và thiết bị ra, thân máy tính, bộ nhớ, bộ xử lý...) 2. Thực hiện đăng nhập và thoát khỏi phiên làm việc. 3. Tạo một thư mục mới trong đĩa D, sao chép một tệp tin bất kì từ đĩa C sang đĩa D. Đổi tên tệp tin đó thành teptincuaem. Di chuyển thư mục vừa tạo sang đĩa E. Ma trận đề: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Làm quen với một số thiết bị máy tính 0.5đ 1.25đ 0.75đ 2.5đ Làm quen với Windows 0.75đ 0.75đ 1đ 2.5đ Các thao tác với thư mục 0.5đ 0.75đ 1.25đ 2.5đ Các thao tác với tệp tin 1.25đ 0.75đ 0.5đ 2.5đ Tổng 3đ 3.5đ 3.5đ 10đ IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 20 Tiết 37: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN I.MỤC TIÊU: - Học sinh làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản và cách sử dụng phục vụ cuộc sống hằng ngày. II.CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản - Giáo viên giới thiệu phần mềm Word. - Học sinh lắng nghe và ghi bài. 1.Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản: - Văn bản là tập hợp các kí tự, chữ, con sốđược viết dưới dạng như: sách, vở, báo, thư - Phần mềm soạn thảo văn bản được dùng nhiều nhất hiện nay là Microsoft Word của hãng Microsoft. Hoạt động 2: Cách khởi động Word. - Giáo viên nêu cách khởi động word và yêu cầu học sinh lặp lại. - Học sinh lặp lại và ghi bài. 2.Khởi động Word: - Có hai cách khởi động phần mềm: + Cách 1: Nháy chuột vào biểu tượng trên màn hình nền. + Cách 2: Nháy nút Start, vào All Programs và chọn Microsoft Word. Hoạt động 3: Tìm hiểu có gì trên cửa sổ Word. - Giáo viên giới thiệu những điểm chính trên cửa sổ Word. - Giáo viên yêu cầu học sinh ghi bài. - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Học sinh ghi bài. 3.Có gì trên cửa sổ của Word: - Đó là các bảng chọn, nút lệnh, thanh công cụ, thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang, con trỏ soạn thảo và vùng soạn thảo. a) Bảng chọn: - Các lệnh được sắp xếp từng nhóm trong các bảng chọn được đặt trên thanh bảng chọn. - Để thực hiện một lệnh nào đó ta nháy chuột vào tên bảng chọn có chứa lệnh đó và chọn lệnh. b) Nút lệnh: - Các nút lệnh thường dùng nhất được đặt trên thanh công cụ. Mỗi nút lệnh có một tên riêng. Hoạt động 4: Thao tác mở văn bản. - Giáo viên nêu cách mở văn bản và nêu công dụng thao tác. - Học sinh lắng nghe và ghi bài. 4.Mở văn bản: Để mở tệp văn bản ta dùng nút lệnh Open trên thanh công cụ và thực hiện các bước: + B1: Nháy chọn tên tệp. + B2: Nháy nút Open để mở. Hoạt động 5: Thao tác lưu văn bản - Giáo viên giới thiệu việc lưu văn bản và hỏi học sinh công dụng của việc lưu văn bản là gì. - Học sinh lắng nghe và phát biểu ý kiến. 5.Lưu văn bản: Để lưu văn bản ta dùng nút lệnh Save trên thanh công cụ và thực hiện các bước: + B1: Gõ tên văn bản ở ô File name. + B2: Nháy nút Save để lưu. Hoạt động 6: Kết thúc chương trình. - Giáo viên nêu thao tác kết thúc chương trình Word. - Học sinh lắng nghe và ghi bài. 6.Kết thúc: Để kết thúc việc soạn thảo văn bản ta chọn vào nút . IV.CỦNG CỐ: - Hệ thống kiến thức đã học, cách thức tạo, lưu và mở một văn bản V.DẶN DÒ: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. *************************************** Tuần 20 Tiết 38: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu những thành phần cơ bản trong việc soạn thảo một văn bản đơn giản. - Học sinh nắm các quy tắc gõ văn bản, các kiểu gõ văn bản bằng tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Phân tích các thành phần của một văn bản. - Giáo viên giới thiệu khái quát những điều cơ bản trong một văn bản. - Giáo viên đặt các câu hỏi về kí tự, dòng,đoạn, trang là gì để học sinh tìm hiểu sâu hơn vấn đề. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến lại và ghi bài. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh cùng nhau thảo luận và xây dựng bài. - Học sinh ghi bài vào vở. 1. Các thành phần của văn bản: - Các thành phần cơ bản của một văn bản bao gồm: từ, câu và đoạn văn. Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản ta cần phân biệt: a) Kí tự: Kí tự là con chữ, số, kí hiệu Kí tự là thành phần cơ bản nhất văn bản. b) Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu. c) Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản. d) Trang: Phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo. - Giáo viên đặt vần đề con trỏ là gì để học sinh đào sâu vào bài học. - Giáo viên nêu điểm khác biệt giữa con trỏ và chuột để học sinh phân biệt. - Học sinh cùng nhau trao đổi và xây dựng bài. - Học sinh ghi nhớ đặc điểm con trỏ và chuột, lắng nghe và ghi bài. 2. Con trỏ soạn thảo: - Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự gõ vào. - Khi muốn chèn kí tự hay đối tượng vào văn bản, ta phải di chuyển con trỏ đến vị trí cần chèn. - Để di chuyển con trỏ đến vị trí cần thiết, ta chỉ nháy chuột đến vị trí đó. IV. CỦNG CỐ: - Hệ thống thành phần chính trên một văn bản. V. DẶN DÒ: - Về nhà xem lại bài thật kỹ, tiết sau chúng ta có bài thực hành trên máy, các em chuẩn bị bài thật tốt . Tuần 21 Tiết 39: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu những quy tắc trong việc gõ văn bản Word và các cách gõ văn bản chữ Việt. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu các quy tắc gõ văn bản trong Word. - Giáo viên hỏi học sinh quy tắc viết một văn bản thường ngày để kiểm tra xem các em học sinh có nắm quy tắc soạn thảo văn bản chưa. - Giáo viên liên hệ điểm tương đồng của việc soạn thảo văn bản trong Word và viết văn bản thường ngày. - Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc quy tắc này và vận dụng vào chương trình Word. - Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Học sinh theo dõi. - Học sinh nghe giảng và ghi bài. 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word: - Các dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm(:) , dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó. - Các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. - Giữa các từ chỉ dùng có một kí tự trống để phân cách. - Một văn bản có nhiều đoạn văn, ta nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn và chuyển sang đoạn mới. Hoạt động 2: Các cách gõ văn bản chữ Việt. - Giáo viên nêu các cách gõ trong văn bản cho học sinh xem và yêu cầu các em nêu nhận xét. - Giáo viên lắng nghe lắng nghe ý kiến học sinh và hướng dẫn các em sử dụng phần mềm hỗ trợ các cách gõ trên. - Giáo viên yêu cầu học sinh lặp lại nhiều lần các cách gõ để khắc sâu bài học. - Học sinh trao đổi và nhận xét. - Học sinh lắng nghe và ghi chú vào vở. - Học sinh lặp lại những trọng tâm theo yêu cầu. 4. Gõ văn bản chữ Việt: - Có 2 cách gõ văn bản phổ biến là Telex và VNI. + Kiểu Telex: + Kiểu VNI: IV. CỦNG CỐ: - Hệ thống kiến thức đã học từ khâu các thành phần cơ bản, con trỏ, quy tắc gõ văn bản và các cách gõ văn bản tiếng Việt. V. DẶN DÒ: - Tiết sau chúng ta có bài thực hành trên máy tính, các em xem lại bài thật kỹ để thực hành cho tốt. *********************** Tuần 21 Tiết 40: BÀI THỰC HÀNH 5. VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM. I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu những quy tắc trong việc soạn thảo văn bản và vận dụng trực tiếp thông qua bài thực hành trên máy. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học - Giáo viên yêu cầu lớp học mở phần mềm Word và cách sử dụng cơ bản như: mở, lưu, tạo mới văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh phân biệt các bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ. - Học sinh thực hiện thao tác mở máy và chỉ cho giáo viên xem đâu là bảng chọn, đâu là các nút lệnh. Học sinh thực hành các thao tác tạo mới, lưu, mở văn bản. I. Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word: 1) Khởi động Word. 2) Nhận biết các bảng chọn trên thanh bảng chọn. 3) Phân biệt các thanh công cụ của Word. Tìm hiểu các nút lệnh trên thanh công cụ đó. 4) Tìm hiểu các chức năng trong bảng chọn File: Mở, đóng và lưu tệp văn bản, mở văn bản mới. 5) Chọn các nút lệnh File Open nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ, tìm ra sự tương tự giữa nút lệnh trong bảng chọn và nút lệnh trên thanh công cụ. - Giáo viên yêu cầu học sinh gõ vào một văn bản đơn giản. - Học sinh thực hành trên máy. II.Soạn một văn bản đơn giản: 1) Gõ văn bản có tên là “Bien dep”, chú ý gõ bằng 10 ngón như đã học. 2) Lưu văn bản vừa gõ có tên là Bien dep. V. DẶN DÒ: - Hôm sau, chúng ta có tiết thực hành tiếp theo trên máy, các em xem lại bài học. ********************************** Tuần: 22 Tiết 41: BÀI THỰC HÀNH 5. VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM (TT). I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu những quy tắc trong việc soạn thảo văn bản và vận dụng trực tiếp thông qua bài thực hành trên máy. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động: Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ và các thao tác hiển thị văn bản. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác trên các nút lệnh và tìm hiểu xem công dụng, ý nghĩa của từng nút lệnh. - Giáo viên cho học sinh có cái nhìn tổng quát về giao diện của phần mềm Word để học sinh nắm vững kiến thức và dễ hình dung. - Giáo viên kiểm tra học sinh thực hành trên máy. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và rút ra kết luận cho bản thân qua bài thực hành. - Học sinh cảm nhận bài học được rõ ràng và nắm vững kiến thức. - Học sinh đưa kết quả trên máy tính cho giáo viên đáng giá. III.Tìm hiểu cách di chuyển con trỏ soạn thảo và các cách hiển thị văn bản: 1) Tập di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản bằng chuột và các mũi tên nêu trong bài. 2) Sử dụng các thanh cuốn để xem các phần khác nhau của văn bản khi được phóng to. 3) Chọn các lệnh View Normal, View Outline để hiển thị văn bản trong các chế độ khác nhau. Quan sát sự thay đổi màn hình. Nháy lần lượt vào các nút , và ở góc dưới, bên trái thanh cuốn dọc để thay đổi hiển thị văn bản và rút kết luận. 4) Thu nhỏ kích thước của màn hình soạn thảo. 5) Nháy chuột ở các nút và ở góc bên phải cửa sổ để phóng to thu nhỏ màn hình. 6) Đóng cửa sổ thoát khỏi Word. V. DẶN DÒ: -Tiết sau chúng ta sẽ làm quen với việc chỉnh sửa văn bản, các em xem trước bài. ************************* Tuần: 22 Tiết 42: CHỈNH SỬA VĂN BẢN. I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm các thao tác chỉnh sửa văn bản để có được một văn bản hoàn chỉnh như mong muốn. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học - Giáo viên giới thiệu các thao tác thường dùng nhất trong văn bản là xóa và chèn. - Giáo viên ghi những điểm chính và yêu cầu học sinh ghi bài. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi bài. 1. Xóa và chèn thêm văn bản: - Để xóa một vài kí tự, ta dùng phím Backspace hoặc Delete. Phím Backspace dùng để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo và phím Delete dùng để xóa kí tự ngay sau soạn thảo. - Muốn chèn thêm văn bản vào một vị trí, ta di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí đó và gõ thêm nội dung vào. - Để xóa phần văn bản lớn, ta đánh dấu phần đó và dùng nút lệnh Backspace hoặc Delete. - Giáo viên nêu thao tác dùng nhiều nhất trong văn bản là đánh dấu. - Giáo viên đưa kết quả các thao tác sau khi đánh dấu để học sinh thấy mức độ quan trọng và rút ra kết luận. - Giáo viên tổng hợp ý kiến học sinh và ghi bảng. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trao đổi và nêu ý kiến. - Học sinh ghi bài vào vở. 2. Chọn phần văn bản: - Khi muốn thực hiện thao tác xóa, thêm, chuyển vị trí ta cần chọn phần văn bản gọi là đánh dấu. - Các bước: + B1: Nháy chuột tại vị trí ban đầu. + B2: Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn. - Nếu thao tác thực hiện không như ý muốn, ta dùng nút Undo để khôi phục lại trạng thái ban đầu của văn bản trước khi chỉnh sửa. IV. CỦNG CỐ: - Hệ thống kiến thức qua các câu hỏi củng cố. V. DẶN DÒ: - Tiết sau, chúng ta học tiếp phần còn lại trong bài chính sủa văn bản, các em về nhà chuẩn bị trước bài học. Tuần: 23 Tiết 43: CHỈNH SỬA VĂN BẢN (TT). I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm các thao tác chỉnh sửa văn bản để có được một văn bản hoàn chỉnh như mong muốn. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Thao tác sao chép. - Giáo viên nêu công dụng của việc sao chép cho học sinh nắm. - Giáo viên yêu cầu học sinh lặp lại và ghi bài. - Học sinh nghe giảng. - Học sinh lặp lại nhiều lần để nhớ bài và ghi bài vào vở. 3. Sao chép: Sao chép văn bản là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác. - Các bước: + B1: Chọn phần văn bản cần sao chép và nháy nút Copy . + B2: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần sao chép và nháy nút Paste . Hoạt động 2: Thao tác di chuyển. - Giáo viên nêu công dụng của thao tác di chuyển qua ví dụ minh họa. Giáo viên hỏi học sinh sự khác biệt giữa sao chép và di chuyển là gì. - Giáo ghi ý chính lên bảng yêu cầu cả lớp chép bài. - Học sinh nghe giảng và trao đổi, phát biều ý kiến. - Học sinh ghi bài vào vở. 4. Di chuyển: - Ta có thể di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách: sao chép rồi xóa phần văn bản ở vị trí gốc. - Các bước thực hiện: + B1: Chọn văn bản cần di chuyển và nháy nút lệnh Cut trên thanh công cụ để xóa phần văn bản đó tại vị trí cũ. + B2: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí mới và nháy nút Paste . IV. CỦNG CỐ: - Hệ thống kiến thức qua các câu hỏi củng cố. V. DẶN DÒ: - Hôm sau chúng ta có tiết thực hành trên máy, các em xem bài để thực hành cho tốt. Tuần: 23 Tiết 44: BÀI THỰC HÀNH 6. EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN. I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm các thao tác chỉnh sửa văn bản thông qua bài tập thực hành. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động Word và tạo văn bản mới. - Giáo viên cho học sinh khởi động máy và gõ vào một văn bản trong bài thực ành. - Giáo viên quan sát và trả lời những câu hỏi của học sinh. - Học sinh khởi động phần mềm và gõ văn bản. - Học sinh vừa gõ văn bản và nêu lên những thắc mắc cần được giải đáp. 1. Khởi động Word và tạo văn bản mới: - Mở Word và gõ bài có nội dung như sau: Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển trong veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Hoạt động 2: Phân biệt chế độ gõ chèn hoặc chế độ gõ đè. - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu công dụng của nút lệnh gõ chèn vào văn bản. - Giáo viên giải đáp thắc mắc và chỉnh sửa bài thực hành của học sinh nếu có chỗ sai. - Học sinh thực hành bài tập trên máy theo yêu cầu của giáo viên. - Học sinh nêu thắc mắc cho giáo viên và hoàn thiện bài tập trên máy. 2. Phân biệt chế độ gõ chèn hoặc chế độ gõ đè: - Đặt con trỏ soạn thảo vào trước đoạn văn thứ hai và nháy đúp nút một vài lần để thấy nút đó hiện rõ. Gõ đoạn văn bản dưới đây để phân biệt tác dụng của hai chế độ gõ: Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên. IV. CỦNG CỐ: - Hệ thống kiến thức qua các câu hỏi củng cố. V. DẶN DÒ: - Tiết sau, chúng tiếp tục thực hành trên máy bài chỉnh sửa văn bản, về xem bài thật kỹ. ****************************** Tuần: 24 Tiết 45: BÀI THỰC HÀNH 6. EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN (TT) I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm các thao tác chỉnh sửa văn bản thông qua bài tập thực hành. II. CHUẨN BỊ: - Gíáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy. - Học sinh: SGK, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: - Ổn định vị trí học sinh. - Kiểm tra sỉ số lớp. 2) Dạy bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản. - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các nút lệnh Copy, Cut và Paste để thực hành bài tập trong sách. - Giáo viên đi vòng và hỏi học sinh có thấy đặc điểm gì. - Học sinh thực hành trên máy bài tập trong sách. - Học sinh trả lời. 1. Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản: - Bước 1: Mở văn bản có tên Biendep.doc đã lưu trong bài thực hành trước đó. Trở lại phần văn bản vừa gõ ở tiết 44, ta sao chép toàn bộ nội dung của văn bản đó vào cuối văn bản Biendep.doc. - Bước 2: Thay đổi trật tự các đoạn văn bản bằng cách sao chép hoặc di chuyển với các nút lệnh Copy, Cut và Paste. - Bước 3: Lưu văn bản với tên cũ (Biendep.doc) Hoạt động 2: Thực hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung. - Giáo viên cho học sinh gõ vào máy một bài thơ và có nhiều câu lặp lại. Giáo viên hỏi cách làm của học sinh và gợi ý dùng nút lệnh Copy. - Giáo viên kiểm

File đính kèm:

  • doctiet 34-47(ko co 35-36).doc