Giáo án Toán 2 tiết 60 đến 69

Môn: Toán Tiết: 60 Tuần:12

BÀI: LUYỆN TẬP

* MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Giúp HS củng cố về:

- Các phép tính trừ có nhớ dạng: 13 - 5; 33 - 5; 53 - 15.

- Giải bài toán có lời văn (toán đơn giải bằng một phép tính trừ).

- Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 2 tiết 60 đến 69, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 60 Tuần:12 Bài: luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS củng cố về: - Các phép tính trừ có nhớ dạng: 13 - 5; 33 - 5; 53 - 15. - Giải bài toán có lời văn (toán đơn giải bằng một phép tính trừ). - Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - HS lên bảng đặt tính rồi tính: 63 - 15; 83- 25; 93- 43. - Cả lớp làm vở nháp. - GV nhận xét, đánh giá. 30 phút II. Bài mới. 1.Giới thiệu bài GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng. 2. Luỵen tập. Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. Đặt tính rồi tính. - Khi đặt tính phải chú ý điều gì? - Phải chú ý viết sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. - Cả lớp làm bài vào vở - HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 33 - 8; 63 - 35; 83 - 27. - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét. Bài 2: - So sánh 33 - 4 - 9 và 33 - 13. - Có cùng kết quả là 20. Vì 4 + 9 = 13 nên 33 - 4 - 9 bằng 33 - 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng). - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - HS đọc đề bài. - Phát cho nghĩa là thế nào? - Phát cho nghĩa là bớt đi, lấy đi. - Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì? - Thực hiện phép tính 63 - 48. - Yêu cầu HS trình bày bài giải . - 1 HS đọc chữa. Bài giải Số quyển vở còn lại là: 63 - 48 = 15 (quyển) Đáp số: 15 quyển. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kiến tha mồi. - Chuẩn bị: Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. - Cách chơi: Tiến hành như tiết 58 bảng phụ 1 số mảnh bìa * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 61 Tuần:13 Bài: 14 trừ đi một số 14 - 8 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8. - Tự lập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số. - áp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 - 8 để giải các bài toán có liên quan. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - HS lên bảng đặt tính rồi tính: 73 - 15; 61- 25; 57- 43. - Cả lớp làm vở nháp. - GV nhận xét, đánh giá. 30 phút II. Giới thiệu bài mới. Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 - 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số. Sau đó, áp dụng để giải các bài tập có liên quan. 1. Dạy học bài mới Bước 1: Nêu vấn đề - Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Thực hiện phép trừ 14 - 8. Bước 2: Tìm kết quả - Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que. - Hướng dẫn: Có tất cả bao nhiêu que tính tất cả? - Có 14 que tính (có 1 bó que tính và 4 que tính rời). - Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? - Bớt 4 que nữa. - Vì sao? - Vì 4 + 4 = 8. - Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que, còn lại 6 que. - Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính. - Còn 6 que tính. Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính 14 - 8 6 - Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. - Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6. Viết 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ. 2. Bảng công thức: 14 trừ đi một số - HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học. - HS nối tiếp nhau thông báo kết quả của các phép tính. - GV ghi bảng. - Cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc. 3. Luyện tập - thực hành Bài 1: - HS tự nhẩm và ghi kết quả các phép tính . - 3 HS lên bảng, mỗi HS làm một cột tính. - HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận: Khi biết 5 + 9 = 14 không cần tính 9 + 5 vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi. Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả của 14 - 9 và 14 - 5 không vì 5 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia. Bài 2: - 1 HS đọc đề bài. - Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? - Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS làm bài . 3 HS lên bảng chữa bài. 14 14 12 - - - 5 7 9 9 7 3 - HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên. - Nhận xét và cho điểm. Bài 3: - HS đọc đề bài. - HS giải bài tập. 1 HS chữa bài: Bài giải Số quạt điện cửa hàng còn lại là: 14 - 6 = 8( cái) Đáp số: 8 cái. - Nhận xét và cho điểm. III. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số, ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. que tính * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 62 Tuần:13 Bài: 34 - 8 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 - 8. - áp dụng phép trừ có nhớ dạng 34 - 8 để giải các bài toán liên quan. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - HS đọc thuộc lòng bảng các công thức 14 trừ đi một số. - Nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 14 - 8. - Nhận xét và cho điểm HS. 30 phút II. Bài mới 1. Phép trừ 34 - 8 Bước 1: Nêu vấn đề - Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Thực hiện phép trừ 34 - 8. Bước 2: Đi tìm kết quả - HS lấy 3 bó que tính và 4 que tính rời, tìm cách để bớt đi 8 que tính rồi thông báo kết quả. - 34 que tính, bớt đi 8 que, còn lại bao nhiêu que? - Còn lại 26 que tính. - Viết lên bảng 34 - 8 = 26 Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính 34 - 8 26 - Viết 34 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 4. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. - 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 được 6, viết 6 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. - Tính từ đâu sang đâu? Tính từ phải sang trái. - 4 có trừ được 8 không? - 4 không trừ được 8. - Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 4 là 14, 14 trừ 8 bằng 6, viết 6. 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 là 2, viết 2. - Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính. - HS làm bảng con: 64 - 6; 74 - 6. 2. Luyện tập - thực hành Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS làm bài vào . 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 ý. 64 84 94 - - - 6 8 9 58 76 85 - 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính - Nhận xét và cho điểm. Bài 2: - 1 HS đọc đề bài - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Bài toán về ít hơn. - HS trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp. Tóm tắt Nhà Hà nuôi: 34 con gà Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà 9 con gà Nhà Ly nuôi: ..... con gà? Bài giải Số con gà nhà bạn Ly nuôi là: 39 - 9 = 25 (con gà) Đáp số: 25 con gà. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng, cách tìm số bị trừ trong một hiệu và làm bài tập. x + 7 = 34 x =34 - 7 x = 27 x - 14 = 36 x = 36 + 14 x = 50 III. Củng cố, dặn dò - HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 - 8 - Nhận xét tiết học. que tính * rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 63 Tuần:13 Bài: 54 - 18 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích - yêu cầu Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 - 18. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. - Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ. - Củng cố biểu tượng về hình tam giác. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: Tìm x: x + 7 = 54; 24 + y = 53 - Cả lớp làm vở nháp. 30 phút II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Phép trừ 54 - 18 Bước 1: Nêu vấn đề - Có 54 que tính, bớt 18 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào? 54 - 18. Bước 2: Đi tìm kết quả - HS lấy 5 bó que tính và 4 que tính rời. - 54 que tính, bớt đi 18 que tính, còn lại bao nhiêu que tính? - Còn lại 36 que tính. - Vậy 54 trừ 18 bằng bao nhiêu? 36 Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính. 54 - 18 36 - Viết 54 rồi viết 18 dưới 54 cho 8 thẳng cột với 4, 1 thẳng cột với 5. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. - 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 , nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 2. Luyện tập - thực hành Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? - Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS là bài vào vở. Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS là một ý. 74 64 44 - - - 47 28 19 27 36 25 - Mỗi HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính. - Nhận xét và cho điểm. Bài 2: - 1 HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc dạng toán gì? Bài toán về ít hơn. - Vì sao em biết? - Vì ngắn hơn cũng có nghĩa là ít hơn. - HS trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp. Tóm tắt vải xanh : 34 dm Vải tím ngắn hơn vài xanh: 15 dm Vải tím : ... dm? Bài giải Mảnh vài tím dài là: 34 - 15 = 19 (dm) Đáp số: 19 dm. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Vẽ mẫu, hỏi: mẫu vẽ hình gì? Hình tam giác. - Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau? Nối 3 điểm với nhau. - HS tự vẽ hình. que tính bảng phụ hình vẽ III. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 54 - 18. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 54 - 18 Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 64 Tuần: 13 Bài: Luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích - yêu cầu Giúp HS củng cố về: - Phép trừ có nhớ dạng: 14 - 8; 34 - 8; 54 - 18. - Tìm số hạng chưa biết trong một tổng; số bị trừ chưa biết trong một hiệu. - Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ. - Biểu tượng về hình vuông. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: Tính: 56 + 14- 25; 74 + 5 - 29 - Cả lớp làm vở nháp. - Gv nêu NX, đánh giá 25 phút 5 phút II. Luyện tập Bài 1: - HS làm bài. - HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả từng phép tính. - HS khác NX bài của bạn. - GV nhận xét và cho điểm. Bài 2: - 1 HS nêu đề bài. - Khi đặt tính phải chú ý điều gì? - Chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. - Thực hiện tính từ đâu? Tính từ hàng đơn vị. - Cả lớp làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. - HS nhận xét bài của bạn về cách đặt tính, kết quả tính. - 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện phép ttính: 84 - 47; 30 - 6; 60 - 12. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Có 84 ô tô và máy bay, trong đó ô tô có 45 chiếc ô tô. - Hỏi có bao nhiêu máy bay? - HS tự giải bài toán. Tóm tắt Ô tô và máy bay: 84 chiếc Ô tô : 45 chiếc Máy bay : .... chiếc? Bài giải Số máy bay có là: 84 - 45 = 39 (chiếc) Đáp số: 39 chiếc. III. Củng cố, dặn dò. Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo -HS quan sát mẫu bài tập 4 SGK và cho biết mẫu vẽ hình gì? - Hình vuông. - HS thi vẽ. - GVhỏi thêm: Hình vuông có mấy đỉnh? - Có 4 đỉnh. - GV nêu NX, tuyên dương người thắng cuộc. bảng phụ hình vẽ. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 65 Tuần:13 Bài: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện các phép trừ dạng: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Lập và học thuộc lòng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: Tính: 84 - 47+ 2; 60 - 12 - 28 - Cả lớp làm vở nháp. - Gv nêu NX, đánh giá 30 phút II. Bài mới GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. 1. 15 trừ đi một số Bước 1: 15 - 6 - Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại? - Thực hiện phép trừ 15 - 6. - HS sử dụng que tính để tìm kết quả. - Còn 9 que tính. - Viết lên bảng: 15 - 6 = 9. Bước 2: - Tương tự trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? - Còn 8 que tính. - Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng. - Viết lên bảng: 15 - 7 = 8 - HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép tính trừ: 15 - 8; 15 - 9 - 15 - 8 = 7 15 - 9 = 6 - Cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số. 2. 16 trừ đi một số Tiến hành tương tự 15 trừ đi một số. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. 3. 17, 18 trừ đi một số - HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 - 8; 17 - 9; 18 - 9 - Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức. - Điền số để có: 17 - 8 = 9 17 - 9 = 8 18 - 9 = 9 - Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 4. Luyện tập - thực hành Bài 1: - Có bạn HS nói khi biết 15 - 8 = 7, muốn tính 15 - 9 ta chỉ cần lấy 7 - 1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? - Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 - 9 chính là 15 - 8 - 1 hay 7 - 1 (7 là kết quả bước tính 15 - 8). - Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. Bài tập 2 * Trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay - Nội dung: Bài tập 2 - Cách chơi: GV chia lớp làm 4đội. Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay của các tổ. Tổ nào có nhiều bạn xong nhất và đúng là tổ chiến thắng. III. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 66 Tuần:14 Bài: 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện các phép tính trừ có nhớ dạng 56 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. - Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng. - Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình chữ nhật. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: + HS 1: Đặt tính và tính: 15 - 8; 16 - 7; 17 - 9; 18 - 9. + HS 2: Tính nhẩm: 16 - 8; 15 - 7 - 3; 18 - 9 - 5. - Nhận xét và cho điểm HS. 28 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Phép trừ 55 - 8 - Có 55 que tính bớt đi 8 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào? - Thực hiện phép trừ 55 - 8. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính của mình. 55 - 8 47 - Viết 55 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 5 (đơn vị). Viết dấu - và kể vạch ngang. - Bắt đầu tính từ đâu? Hãy nêu kết quả của từng bước. - Bắt đầu tính từ hàng đơn vị (từ phải sang trái) 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. - Vậy 55 trừ 8 bằng 47. 2. Phép tính 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9. 56 - 7 49 37 - 8 29 68 - 9 59 Tiến hành tương tự như trên để rút ra cách thực hiện các phép trừ 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9. Yêu cầu không sử dụng que tính. * 6 không trừ được 7, lấy 16 trừ 7 bằng 9, viết 9 , nhớ 1. 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. Vậy 56 trừ 7 bằng 49. * 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. Vậy 37 trừ 8 bằng 29. * 8 không trừ được 9, lấy 18 trừ 9 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 6 trừ 1 bằng 5, viết 5. Vậy 68 trừ 9 bằng 59. - HS thực hành bảng con: 27- 8; 87- 9 3. Luyện tập - thực hành Bài 1: - 3 HS lên bảng thực hiện 3 con tính: 45 - 9; 96 - 9; 87 - 9. - HS nhận xét bài của bạn trên bảng về cách đặt tính, kết quả phép tính. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - HS tự làm bài tập x + 9 = 27 x = 27 - 9 x = 18 7 + x = 35 x = 35 - 7 x = 28 x + 8 = 46 x = 46 - 8 x = 38 - Tại sao ở ý a lại lấy 27 - 9? - Vì x là số hạng chưa biết, 9 là số hạng đã bíêt, 27 là tổng trong phép tính cộng x + 9 = 27. Muốn tính số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Bài 3: - HS quan sát mẫu và cho biết mẫu gồm hình gì ghép lại với nhau? - Mẫu có hình tam giác và hình chữ nhật ghép với nhau. - HS lên bảng chỉ hình tam giác và hình chữ nhật trong mẫu. - HS tự vẽ hình. - GV nêu NX, góp ý. que tính hình vẽ 2 phút III. Củng cố, dặn dò - Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì? - Chú ý sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị chục thẳng cột với chục. - Thực hiện theo cột dọc bắt đầu từ đâu? - Từ hàng đơn vị. - Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 68 - 9. - Tổng kết lớp học. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 67 Tuần: 14 Bài: 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS: - Biết cách thựchiện phép trừ có nhớ dạng: 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. - Củng cố giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ (bài toán về ít hơn). Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng : Đặt tính rồi tính: 47 - 8; 85 - 9 - Nhận xét và cho điểm HS. 30 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Phép trừ 65 - 38 - Có 65 que tính, bớt đi 38 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? - Thực hiện phép trừ 65 - 38. - 1 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính. 65 - 38 27 - Viết 65 rồi viết 38 dưới 65 sao cho 8 thẳng cột với 5, 3 thẳng cột sới 6. Viết dấu - và kẻ vạch ngang. - 5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. 3 thêm 1 bằng 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. - Cả lớp làm phần a bài tập 1 SGK vào vở nháp. 5 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. 85 55 95 75 45 - - - - - 27 18 46 39 37 58 37 49 36 8 2. Các phép trừ 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29 - Viết lên bảng: 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29 và yêu cầu HS đọc các phép trừ trên. - HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Cả lớp làm tiếp 3 phép tính: 96 - 48; 98 - 19; 76 - 28. - 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính trên. 3. Luyện tập - thực hành Bài tập1: - 3 HS lên bảng thực hiện 3 phần. - HS dưới lớp làm vào vở . - Đọc chữa bài. - HS nêu cách thực hiện 2 phép tính đầu tiên của bài. Bài tập 2: - 4 HS lên bảng thực hiện 4 phần. - HS dưới lớp làm vào vở . - Đọc chữa bài. Bài tập 3: - HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao con biết? - Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn, vì 'kém hơn" nghĩa là "ít hơn". - HS tự giải bài toán . 1 HS chữa bài. Tóm tắt Bà : 65 tuổi Mẹ kém bà: 27 tuổi. Mẹ : .... tuổi? Bài giải Tuổi của mẹ là: 65 - 27 = 38 (tuổi) Đáp số: 38 tuổi. que tính * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 68 Tuần: 14 Bài: Luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu: Giúp HS củng cố về: - Các phép trừ có nhớ đã học các tiết 64, 65, 66 (tính nhẩm và tính viết). - Bài toán về ít hơn. - Biểu tượng hình tam giác. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS lên bảng : Đặt tính rồi tính: 56 - 48; 75 - 39 - Nhận xét và cho điểm HS. 25 phút 5 phút II. Luyện tập Bài 1: - HS tính nhẩm và ghi kết quả tính. - Hãy so sánh kết quả của 15 - 5 - 1 và 15 - 6. - Bằng nhau và cùng bằng 9. Bài 2: - 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện

File đính kèm:

  • docGA Toan tiet 6069.doc