Giáo án Toán 5 - Tuần 29

 

I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về:

- Viết các số thập phân, các phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm.

- Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 10/4/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010. Toán ôn tập về số thập phân ( Tiếp theo) i. mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: - Viết các số thập phân, các phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm. - Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ: - GV mời lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì? ? Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài, sau đó gọi 2 HS đọc bài trước lớp để chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách làm bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém như sau: Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải của hai số đã cho ta được 0,10 <.... < 0,20. Ta phải tìm số lớn hơn 0,10 và nhỏ hơn 0,20. Ta tìm được các số 0,111; 0,12..... - GV nhận xét các số HS đưa ra và kết luận: Chúng ta có thể tìm được rất nhiều số thoả mãn yêu cầu số đó lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,2. C. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - HSđọc và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số dưới dạng phân số thập phân. - HD: Những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,..... được gọi là phân số thập phân. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 trường hợp ở phần a, 2 trường hợp ở phần b, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét, nếu bạn sai thì sửa lại cho đúng. a) b) - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, Hs cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì làm lại cho đúng. - Hs tự làm bài vào vở bài tập. Kết quả làm đúng là: - HS đọc đề bài và nêu: Chúng ta so sánh các số thập phân với nhau, sau đó mới xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn như bài yêu cầu. - HS làm bài vào vở bài tập. Sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp để chữa bài. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Sau đó tiếp nối nhau nêu số của mình trước lớp. - HS lắng nghe. ______________________________________ Lịch sử xây dựng nhà máy thuỷ điện hoà bình I. Mục Tiêu Sau bài học học sinh nêu được: Biết nhà máy thuỷ Thuỷ điện Hoà Bìnhlà kết quả lao động gian khổ , hi sinh của cán bộ, công dân Việt Nam và Liên Xô. Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước. II. đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học của học sinh. Iii. các hoạt động dạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ Bài mới * giới thiệu bài - GV gọi 2HS lên bảng hỏi và yêu cầu câu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh. - GV giới thiệu bài: + Hỏi: Năm 1979 nhà máy thuỷ điện nào của nước ta được xây dựng? Nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình tìm hiểu bài về quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, một thành tựu to lớn của nhân dân ta tring sự nghiệp xây dựng đất nước. -2HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta. + Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì? + Đó là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. * Hoạt động 1 Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà bình - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đọc lại SGK và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - GV gọi học sinh trình bày ý kiến trước lớp: Hãy cho biết trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? - GV nhận xét kết quả làm việc của học sinh - GV yêu cầu học sinh quan sát hình1 và hỏi: em có nhận xét gì về hình 1? - HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 6 học sinh, cùng đọc SGK, sau đó từng em tả trước nhóm, bài học trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau: - Một vài học sinh đọc trước lớp: Họ làm việc cần mẫn, kể cả làm việc ban đêm. Hơn 3 vạn …… Ngày 30-12-1988 tổ máy đầu tiên của của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình bắt đầu phát điện. Ngày 4-4-1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia. * Hoạt động 2 Đóng góp lớn lao của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và sự nghiệp xây dựng đất nước - GV tổ chức cho học sinh cùng nhau trao đổi để trả lơì các câu hỏi sau: + Việc làm hồ đắp đập ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác dụng thế nào cho việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta? (Gợi ý: Khi nước sông Đà được chứa vào hồ có còn gây được lũ lụt lớn cho nhân dân ta không?) + Điện của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào? - Mỗi câu hỏi 1 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến: + Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ. + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi xuống đồng bằng, nông dân đến thành phố phục vụ cho đời sống và sảm xuất của nhân dân ta. - GV giảng thêm: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng sẽ giam xuống 1,5m vào mùa mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe doạ vỡ đê, bên cạnh đó vào mùa hạn hán, Hồ Hoà Bình còn có thề cung cấp nước chống hạn hán cho một số tỉnh phía Bắc Củng cố dặn dò - GV tổng kết bài - GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay. Giai đoạn lich sử Thời gian xẩy ra Sự kiện lịch sử tiêu biểu **************************&************************ Ngày soạn: 11/4/2010. Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010. Toán ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập về: - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, cách viết các số đo đội dài dưới dạng số thập phân. - Quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. (bt1;bt2-a ;bt3-a,b,c-dòng 1) II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng. 2.2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 - GV treo bảng phụ, GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Hỏi: + Kể tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn và cho biết mối quan hệ giữa hai đơn vi đo độ dài liền kề nhau. + Kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn và cho biết mối quan hệ giữa hai đơn vi đo khối lượng liền kề nhau. - GV nhận xét và cho điểm từng HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV mời 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. * Nêu mối quan hệ giữa các đợn vị đo khối kượng và đo độ dài? Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV làm mẫu lên bảng, vừa làm vừa giảng lại cách đổi cho HS. - GV yêu cầu HS lầm tiếp các phần còn lại của bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe xác định nhiệm vụ của bài tập. - HS quan sát, 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - 2 Hs lên bảng làm bài, mỗi HS 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét, nếu bạn sai thì sửa lại cho đúng. - Mỗi HS trả lời 1 câu: + Các đơn vị đo độ dài xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: mi-li-mét; xăng-ti-mét; đề-xi-mét; mét;đề-ca-mét; héc - tô - mét; ki-lô-mét. Trong hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng ( hay 0,1) đơn vị lớn. + Các đơn vị đo độ dài xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: gam; đề-ca-gam; héc-tô-gam; ki-lô-gam; yến; tạ; tấn. Trong hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng ( hay 0,1) đơn vị lớn. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 2 HS lần lượt chữa bài trước lớp, mỗi HS chữa 1 phần, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. a, 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1km = 1000m 1kg = 1000g 1tấn = 1000kg - HS đọc đề bài trong SGK. - Theo dõi GV làm mẫu. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Kết quả làm bài đúng là: a) 1827 m = 1 km827m = 1,828 km. b) 34 dm = 3m4dm = 3,4 m c) 2065 g = 2 kg656g = 2,065 kg - Nhận xét , chữa bài. Lắng nghe - Chuẩn bị bài ****************************&************************** Ngày soạn: 12/4/2010. Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010. Toán ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (Tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về: - Viết các số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng thông dụng. .(bt1-a;bt2;bt3) II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. .Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài Trong tiết học này chúng ta tiếp tục làm các bài toán ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng. 2.2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV HD 1 trường hợp sau đó yêu cầu HS làm bài. Ví dụ: 4km382m = 4km km = 4 km = 4,382km - GV chữa bài, yêu cầu 2 Hs vừa lên bảng mỗi em giải thích cách làm bài của một trường hợp trong bài. - GV nhận xét và cho điểm từng HS. Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1. Bài 3 - GV yêu cầu Hs đọc đề bài và tự làm bài. - GV mời Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố - Dặn dò. - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe xác định nhiệm vụ của bài tập. - Hs đọc đề bài và trả lời: a) Yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét. 2km79m= 2,079km; 700m= 0,7km - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 2 HS lần lượt giải thích cách làm tương tự phần GV làm mẫu. -KQ:a) 2,350 kg; 1,065kg b)8,760 tấn; 2,077 tấn - 2 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 Hs nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Kết quả làm bài đúng: a) 0,5 m = 50 cm ; b) 0,075 km = 75 m c) 0,064 kg = 64 g; d) 0,08 tấn = 80 kg - HS lần lượt giải thích. Ví dụ: 0,08 tấn = 0 tấn 8 yến = 80 kg. Lắng nghe - Chuẩm bị bài. ****************************&************************** Ngày soạn: 13/4/2010. Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2010. Toán ôn tập về đo diện tích I. Mục tiêu Giúp HS củng cố: - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. ( bt 1; bt 2-cot1; bt 3-cot1) II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về đo diện tích. 2.2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1 - GV treo bảng phụ , đọc đề , làm bài - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV hỏi: + Khi đo diện tích ruộng đất người ta con dùng đơn vị héc - ta. Em hãy cho biết 1ha bằng bao nhiêu mét vuông. + Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền + Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêucầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét. - HS lần lượt trả lời + 1 ha = 10 000 m2 + Gấp 100 lần + Bằng - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Theo dõi GV chữa bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo dưới dạng số đo đơn vị là héc - ta. - HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.lớp làm bài vào vở bài tập. a) 65 000 m2 = 6,5 ha 846 000 m2 = 84,6 ha 5000 m2 = 0,5 ha - HS cả lớp theo dõi bạn chữa bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. ***************************&************************* Ngày soạn: 14/4/2010. Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010. Toán ôn tập về đo thể tích I. Mục tiêu Giúp HS củng cố: - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. - Chuyển đổi giữa các số đo thể tích thông dụng, viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. bt1;bt2-cot 1;bt3-cot 1) II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về đo thể tích. 2.2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1 - GV treo bảng phụ có nội dung phần a của bài tập và yêu cầu HS hoàn thành bảng. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV hỏi: + Nêu các đơn vị thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé. + Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền + Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2( Cột1) - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3( Cột 1) - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau. 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét. HS lần lượt trả lời + Các đơn vị đo thể tích đã học sắp theo thứ tự từ bé đến lớn là xăng – ti – mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối. + Gấp 1000 lần + Bằng - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Theo dõi GV chữa bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS đọc đề bài. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a)6m3272 dm3 = 6,272 m3 2105 dm3 = 2,105 m3 b) 8 dm3439cm3 = 8,439 dm3 3670 cm3 = 3,67 dm3 - HS cả lớp theo dõi bạn chữa bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. ____________________________________________ Sinh hoạt Nhận xét Tuần 29 I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 29. - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 30. II. Nội Dung. 1. Các tổ trưởng báo cáo. 2. Lớp trưởng sinh hoạt. 3. GV chủ nhiệm nhận xét - Kiểm tra đạt kết quả tốt. - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, thi đua trong học tập. Học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài, có cố gắng, như: Ngát, Đào Trang, Quỳnh, Kiều... - Bên cạnh đó còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà, có làm bài cũng chỉ là chống đối nên chất lượng chưa cao, trong giờ học hay nói chuyện như : Tú, Sơn, 4. Phương hướng tuần tới: - Khắc phục tồn tại tuần 29. *************************&************************ Hết

File đính kèm:

  • docToan 5 Tuan 29.doc
Giáo án liên quan