Giáo án Toán 6 - Đại số - Tiết 42: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

I- Mục tiêu:

-Học sinh biết so sánh hai số nguyên và tìm được các giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

-Rèn luyện tính chính xác của HS khi áp dụng quy tắc.

II- Chuẩn bị:

GV: Mô hình trục số nằm ngang, bảng phụ.

HS: Hình vẽ một trục số nằm ngang, thước thẳng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Đại số - Tiết 42: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42: Ngày giảng: Thứ tự trong tập hợpcác số nguyên I- Mục tiêu: -Học sinh biết so sánh hai số nguyên và tìm được các giá trị tuyệt đối của một số nguyên. -Rèn luyện tính chính xác của HS khi áp dụng quy tắc. II- Chuẩn bị: GV: Mô hình trục số nằm ngang, bảng phụ. HS: Hình vẽ một trục số nằm ngang, thước thẳng. III- Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và ôn lại phần so sánh hai số tự nhiên trên tia số -HS1: Tập hợp Z các số nguyên gồm các số nào? Viết kí hiệu. Chữa bài tập 12/56 SBT. Tìm các số đối của các số:+7; +3; -5; -2; -20. -HS2: Chữa bài 10/71SGK Viết số biểu thị các điểm nguyên trên tia MB? Hỏi: So sánh giá trị số 2 và số 4, so sánh vị trí điểm 2 và điểm 4 tren trục số? *Hoạt động 2: So sánh hai số nguyên GV: Hãy so sánh giá trị số 3 và số 5, đồng thời so sánh vị trí điểm 3 và điểm 5 trên trục số. Rút ra nhận xét về so sánh hai số tự nhiên. GV: Tương tự trong hai số nguyên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia a nhỏ hơn b: a < b hay b lớn hơn a: b > a GV treo bảng phụ ghi nhận xét -Cho HS làm ? 1 GV treo bảng phụ ghi nội dung ? 1 GV giới thiệu chú ý về số liền trước, sô liền sau và yêu cầu HS lấy VD -Cho HS làm ? 2 GV: Mọi số nguyên dương so với số 0 thì thế nào? So sánh số nguyên âm với số 0, số nguyên âm với số nguyên dương. -Cho HS hoạt động nhóm làm bài 12; 13 trang 73/ SGK *Hoạt động 3: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên GV: Trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì? Điểm (-3), điểm 3 cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị. Yêu cầu HS trả lời ? 3 -GV trình bày khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a/SGK Kí hiệu: │a│ Ví dụ: │13│= 13; │-20│= 20;│0│= 0 GV : Yêu cầu HS làm ? 4 viết dưới dạng kí hiệu - Qua các ví dụ hãy rút ra nhận xét. Giá trị tuyệt đối của số 0 là gì? Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là gì? GTTĐ của số nguyên âm là gì? - GTTĐ của hai số đối nhau như thế nào? So sánh: (-5) và (-3) So sánh │-5│ và │-3│ -Rút ra nhận xét : Trong hai số âm, số lớn hơn có GTTĐ như thế nào? *Hoạt động 4: Củng cố GV: Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào? cho ví dụ. So sánh (-1000) và +2 GV: Thế nào là GTTĐ của số nguyên a? nêu các nhận xét về GTTĐ của một số. Cho ví dụ. GV yêu cầu HS làm bài tập 15/73 SGK. GV giới thiệu “ có thể coi mỗi số nguyên gồm hai phần: phần dấu và phần số. Phần số chính là GTTĐ của nó.” 7’ 12’ 16’ 8’ HS1: Tập Z các số nguyên gồm các số nguyên dương, nguyên âm và số 0. Z = { …; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …} Điểm B: +2 (km) Điểm C: -1(km) HS điền tiếp: 1; 2; 3; 4; 5;… HS: 2 < 4 Trên trục số điểm 2 nằm ở bên tráI điểm 4. HS: 3 < 5. Trên trục số điểm 3 nằm ở bên trái của điểm 5. HS nêu nhận xét. -HS nghe GV hướng dẫn phần tương tự với số nguyên. -Cả lớp làm ? 1 Lần lượt 3 HS lên bảng điền các phần a, b, c. HS: -1 là số liền trước của số 0, +1 là số liền sau của số 0. -HS làm ? 2 và nhận xét vị trí các điểm trên trục số. - HS trả lời câu hỏi - HS đọc nhận xét sau ? 2 ở SGK -Các nhóm HS hoạt động, GV cho chữa bài của vài nhóm HS: Trên trục số hai số đối nhau cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0 -Điểm -3 và điểm 3 cách điểm 0 là 3 đơn vị. -HS trả lời ? 3 - HS nghe và nhắc lại khái niệm giá trị tuyệt đối của số nguyên a HS: │1│= 1; │-1│= 1; │-5│= 5 │5│= 5; │0│= 0 HS rút ra: GTTĐ của số 0 là số 0 GTTĐ của số nguyên dương là chính nó GTTĐ của số nguyên âm là số đối của nó GTTĐ của hai số đối nhau thì bằng nhau. - Trong hai số nguyên âm số lớn hơn có GTTĐ nhỏ hơn. -HS trả lời Cho hai HS lấy ví dụ (-1000) < (+2) -HS trình bày như SGK. -HS lấy ví dụ minh hoạ các nhận xét. -HS làm bài tập 15/73 SGK │3│= 3 => │3│< │5│ │5│= 5 │-3│= 3 => │-3│<│-5│ │-5│= 5 *Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà(2 ph) - Học thuộc các nhận xét trong bài -Làm bài tập 14; 16; 17/73 SGK - Bài 17 đến 22 SBT trang 57.

File đính kèm:

  • docTiet 42.doc