Giáo án Toán 6 - Hình học - Tiết 1 đến tiết 14 (Năm 2006 - 2007)

I- MỤC TIÊU

* Kiến thức:

- Hs hiểu điểm là gì? đường thẳng là gì?

- Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng

* Kĩ năng:

- Biết vẽ điểm, đường thẳng

- Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng

- Biết sử dụng kí hiệu

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: thước thẳng

Bảng phụ vẽ hình sau

HS: thước thẳng, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc35 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tiết 1 đến tiết 14 (Năm 2006 - 2007), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5/9/05 Ngày giảng: 6/9/05 Tiết 1: điểm - đường thẳng I- Mục tiêu * Kiến thức: - hs hiểu điểm là gì? đường thẳng là gì? - Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng * Kĩ năng: - Biết vẽ điểm, đường thẳng - Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng - Biết sử dụng kí hiệu II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng Bảng phụ vẽ hình sau HS: thước thẳng, bút chì. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (5ph) GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình hình học 6 - nêu yêu cầu đối với môn học B- Bài giảng: 1- Điểm (7ph) * GV giới thiệu hình 1 sgk và vẽ lên bảng * GV nhận xét và nêu lại cách viết tên điểm, cách vẽ điểm. * GV giới thiệu bảng phụ. GV giới thiệu hình 2 sgk ? các em có nhận xét gì về các điểm ở hình và các điểm ở hình 2 GV thông báo - 2 điểm phân biệt là 2 điểm không trùng nhau - Bất cứa hình nào cũng là tập hợp các điểm - điểm là một hình đơn giản nhất. HS quan sát hình 1 sgk Đọc tên các điểm - Nêu cách viết tên điểm, cách vẽ điểm HS quan sát bảng phụ - Lên bảng chỉ rõ điểm D - Đọc tên các điểm trên hình HS: đọc tên các diểm trong hình HS nhận xét hai điểm ở hình 2 trùng nhau. HS ghi bài vào vở 2- Đường thẳng (6 ph) GV nêu hình ảnh của đường thẳng GV giới thiệu hình 3sgk và yêu cầu HS đọc tên, nêu cách viết tên cách vẽ đường thẳng. GV thông báo - đường thẳng là một tập hợp điểm - đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía. - vẽ đường thẳng bằng 1 vạch thẳng. HS quan sát hình 3 sgk - Đọc tên đường thẳng - nêu cách viết tên đường thẳng - Nêu cách vẽ đường thẳng 3. Điểm thuộc đường thẳng - Điểm không thuộc đường thẳng (10 phút) GV giới thiệu hình 4 sgk ? hãy xác định quan hệ của các điểm A,B với đường thẳng d GV Diễn đạt quan hệ giữa các điểm A,B với đường thẳng d bằng cách khác nhau và viết kí hiệu Aẻd; Bẽd GV thông báo: Với mỗi đường thẳng bất kì có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó GV giới thiệu và vẽ hình 5 sgk GV yêu cầu từng HS trả lời các câu hỏi a,b, c HS quan sát hình 4 sgk HS trả lời miệng HS ghi bài HS vẽ hình 5 sgk vào vở HS 1: trả lời câu a HS 2: lên bảng làm câu b HS 3: lên bảng làm câu c 4.Củng cố: (15ph) GV kẻ bảng tóm tắt kiến thức của bài học theo mẫu sau: Cách viết thông thường Hình vẽ Kí hiệu Điểm M Đường thẳng a a M ẻA N GV hướng dẫn HS điền vào bảng kiến thức trên - Củng cố bài tập 1 sgk - Củng cố bài tập 3 sgk HS lên bảng điền vào ô trống HS lên bảng trình bày lời giải HS suy nghĩ ít phút tại chỗ HS1: làm câu a HS 2: làm câu b HS 3: làm câu c C- Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học bài theo sgk - làm các bài tập 2,5,6 sgk - HS khá làm bài 1,3 sbt Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng I- Mục tiêu * Kiến thức: - HS hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm; trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại. * Kĩ năng: - HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng được các thuật ngữ “nằm cùng phía”, “nằm khác phía”, “nằm giữa” * Thái độ: Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng Bảng phụ vẽ các trường hợp 3 điểm không thẳng hàng HS: thước thẳng, bút chì. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (6ph) Gv gọi 2 HS lên làm 2 bài tập Bài 1: Vẽ đường thẳng a. vẽ A ẻa, Dẻa, Cẻa. Bài 2: Vẽ đường thẳng b. Vẽ S ẻb; Tẻb; Rẽb HS 1: lên bảng làm bài 1 HS 2: lên bảng làm bài 2 B- Bài giảng 1. Ba điểm thẳng hàng (12 phút) GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk ? Khi nào thì ba điểm thẳng hàng ? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng? ? Hãy nêu cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng. Củng cố: Làm bài 10, a,c sgk Củng cố: Làm bài 8 sgk Đáp án: ba điểm: A, M, N thẳng hàng HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk HS trả lời : - Khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng - Khi ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng. HS 1: Vẽ hình câu a HS vẽ hình câu c HS cả lớp kiểm tra và HS đứng tại chỗ trả lời 2. Điểm nằm giữa hai điểm (10 phút) GV vẽ hình 9 sgk lên bảng ? Hãy cho biết vị trí của hai điểm C và B đối với điểm A? vị trí của hai điểm A và C đối với điểm B? vị trí của 2 điểm A và B đối với điểm C? Củng cố: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa 2 điểm B và C ? Có mấy cách vẽ ? Trong ba điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm? GV nêu nhận xét sgk HS vẽ hình và quan sát HS nêu các vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình vẽ HS lên bảng vẽ hình HS trả lời C- Củng cố (15 ph) Làm bài 10b sgk Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B không nằm giữa 2 điểm A và C Làm bài 9 sgk Làm bài 10 sgk GV giới thiệu hình vẽ trên bảng phụ ? Trên hình vẽ có điểm nào nằm giữa 2 điểm không ? GV thông báo: không khái niệm điểm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng. HS lên bảng vẽ hình HS lên bảng vẽ hình HS trả lời miệng HS trả lời miệng HS suy nghĩ trả lời D- Hướng dẫn về nhà (2 ph) - Học bài theo sgk - Làm bài tập 12, 13, 14 sgk - HS khá làm bài 12, 13 sbt Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3: đường thẳng đi qua hai điểm I- Mục tiêu * Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt - HS biết được thế nào là 2 đường thẳng cắt nhau, song song , trùng nhau * Kĩ năng: - HS biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, vẽ 2 đường thẳng có 1 điểm chung, hai đường thẳng song song. * Thái độ: Yêu cầu HS vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng Bảng phụ vẽ các đường thẳng với các tên gọi khác nhau. (a; xy; AB) HS: thước thẳng, bút chì. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (7ph) GV nêu đề bài kiểm tra Câu 1: thế nào là 3 điểm thẳng hàng? vẽ hình minh hoạ và nêu quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng Câu 2: Chữa bài 13 sgk GV nhận xét và cho điểm HS 1: lên bảng làm bài 1 HS 2: lên bảng làm bài 13 Đáp án: B- Bài giảng 1. Vẽ đường thẳng (6ph) GV nêu vấn đề: Cho điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được mấy đường thẳng? - Cho 2 điểm A và B, vẽ được ấy đường thẳng đi qua 2 điểm đó? GV nêu nhận xét: có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B Củng cố: làm bài 15 sgk HS vẽ hình ra vở nháp sau đó nêu kết quả. HS quan sát hình 21 sgk và trả lời miệng 2- Tên đường thẳng (7 phút) ? Hãy nêu lại cách đặt tên cho đường thẳng? GV thông báo các cách đặt tên cho đường thẳng. Đường thẳng a Đường thẳng xy: Đường thẳng AB: Củng cố làm ? sgk Nếu đường thẳng chứa 3 điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó ntn? HS trả lời HS nêu cách gọi khác nhau của đường thẳng Đáp: Đường thẳng AB, đường thẳng AC Đường thẳng BA, đường thẳng CA Đường thẳng BC, đường thẳng CB 3. Vị trí tương đối của 2 đường thẳng (10 ph) GV thông báo Các đường thẳng trùng nhau Các đường thẳng cắt nhau Các đường thẳng song song với nhau ? Em hiểu thế nào là 2 đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau? GV nêu định nghĩa về hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau? GV nêu chú ý sgk Củng cố: Vẽ 2 đường thẳng phân biệt có một điểm chung, không có điểm chung. - Vẽ 2 đường thẳng cắt nhau mà giao điểm nằm ngoài trang giấy. HS quan sát các vị trí tương đối của hai đường thẳng HS suy nghĩ trả lời HS đọc chú ý sgk 2 lần HS lên bảng vẽ hình HS dưới lớp vẽ vào vở nháp C- Củng cố:(12 ph) ? có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước ? Nêu các vị trí tương đối của 2 đường thẳng. Làm bài tập 16 sgk Làm bài tập 17 sgk Làm bài tập 19 sgk Gv nhận xét bài làm của HS và uốn nắn sai sót. HS trả lời miệng HS trả lời miệng HS trả lời miệng HS1 lên bảng làm bài 17 HS2 lên bảng làm bài 19 D- Hướng dẫn về nhà (3 ph) Học bài theo sgk Làm bài tập : 20, 21 sgk ; 16,17 sbt Chuẩn bị dụng cụ cho buổi thực hành tiết sau Mỗi nhóm 2 HS chuẩn bị: 3 cọc tiêu bằng tre hoặc gỗ dài 1,5m một đầu nhọn, thân cọc dán giấy màu xen kẽ và 1 dây dọi. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4: Thực hành : trồng cây thẳng hàng I- Mục tiêu * Kiến thức: - HS thấy được ứng dụng về 3 điểm thẳng hàng trong thực tê. * Kĩ năng: HS biết cách chôn các cọc thẳng hàng II- Chuẩn bị của GV và HS GV: Bảng phụ vẽ hình 24, 25 sgk Chia nhóm (2 HS một nhóm) và phân công nhiệm vụ HS: Mỗi nhóm 3 cọc tiêu bằng tre (gỗ) dài 1,5m có bọc giấy màu xen kẽ; 1 dây dọi; 1 búa nhỏ. III. Tổ chức thực hành A- Kiểm tra dụng cụ (3 ph) Gv kiểm tra dụng cụ thực hành của HS B- Hướng dẫn cách làm (7ph) GV nêu các bước thực hiện Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B Bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thức hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C Bước 3: Em thứ nhất ra hiệu để em thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu sao cho em thứ nhất thấy cọ tiêu ở B và C. Khi đó 3 cọc A, B, C thẳng hàng. HS chú ý theo dõi và ghi nhớ các bước làm C- Thực hiện (20 ph) Gv cho lớp ra vị trí đã chọn (sân bóng) và yêu cầu mỗi nhóm thựchiện nhiệm vụ đã hướng dẫn. HS thực hành theo nhóm GV quan sát, kiểm tra việc thực hiện công việc của mỗi nhóm Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện GV kiểm tra kết quả thực hiện của các nhóm và yêu cầu một hạơc hai nhóm trình bày lại cách thực hiện D- Nhận xét - đánh giá (15 ph) GV nhận xét ý thức tham gia hoạt động của HS Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm Tuyên dương các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa đạt (cho điểm 1 - 2 nhóm) Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 5: Tia I- Mục tiêu * Kiến thức: - HS biết dịnh nghĩa mô tả tia bằng cách khác nhau, biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau * Kĩ năng: HS biết vẽ tia, viết tên và đọc tên một tia * Về tư duy: HS biết phân biệt 2 loại tia chung gốc, biết phát biểu chính xác các mệnh đề toán học. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng Bảng phụ vẽ các cặp tia phân biệt, phấn màu III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (7ph) GV nêu yêu cầu Vẽ đường thẳng xy Vẽ điểm O nằm trên đường thẳng xy GV dùng phấn màu xanh vẽ phần đường thẳng Ox và giới thiệu hình gồm điểm O và phần đường thẳng này là một tia gốc O HS lên bảng vẽ hình HS dưới lớp vẽ hình vào vở. HS tô đậm điểm O và phần đường thẳng Ox B- Bài giảng GV ghi tên bài học và dùng phấn màu đỏ vẽ phần đường thẳng Oy và giới thiệu như trên. 1. Tia (10 phút) a) Định nghĩa (sgk) GV củng cố định nghĩa bằng bài tập 22 sgk GV giới thiệu tên hai tia: Ox, Oy nhấn mạnh: Tia Ox bị giới hạn bởi điểm O không bị giới hạn về phía x b) Bài tập Củng cố bài tập 25 sgk Đọc tên các tia trên hình sau GV: Hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau. HS đọc định nghĩa về tia trong sgk /111 HS trả lời: Tia gốc O HS lên bảng vẽ hình HS đọc tia Ox, tia Oy, tia Om 2- Hai tia đối nhau (8 phút) Hãy quan sát hai tia Ox và Oy xem chúng có gì đặc biệt Khái niệm: hai tia đối nhau là hai tia - có chung gốc - hai tia tạo thành một đường thẳng Củng cố: Hai tia Ox và OM có là 2 tia đối nhau không ? Vì sao? Củng cố: Vẽ hai tia đối nhau Bm và Bn Củng cố ?1 sgk Chú ý: HS có thể trả lời là tia Ay hoặc AB. Khi đó GV giới thiệu Ay và AB chỉ là một tia và gọi là 1 tia trùng nhau. HS nhận xét - 2 tia có chung gốc - hai tia tạo thành một đường thẳng HS nhận xét sgk HS trả lời : Hai tia Ox và Om không đối nhau vì không thoả mãn yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ hình HS trả lời a) Hai tia Ax và By không đối nhau vì không thoả mãn yêu cầu 1 b) các tia đối nhau là : Ax và Ay; Bx và By 3- Hai tia trùng nhau (8 phút) GV dùng phấn vẽ tia AB, dùng phấn màu vẽ tia Ax và cho HS nhận xét về hai tia này Khái niệm: hai tia trùng nhau Nếu: - 2 tia có chung gốc - tia này nằm trên tia kia Củng cố: hãy tìm các tia tùng nhau trên hình 28 sgk GV giới thiệu hai tia phân biệt HS nhận xét - Hai tia có chung gốc - Tia này nằm trên tia kia HS trả lời : Hai tia AB và Ay trùng nhau, hai tia Bx và BA trùng nhau. C- Củng cố: (10 ph) Làm ?2 sgk hình 30 Làm bài tập 22,b,c sgk ? Tia đối của tia AC là tia nào? ? Trên hình có mấy tia? HS trả lời miệng a) Tia OB trùng với tia Oy b) Hai tia Ox và Ax không trùng nhau vì không chung gốc. c) Hai tia Ox và Oy không đối nhau vì không tạo thàng 1 đường thẳng HS đọc đề bài và trả lời b) 2 tia đối nhau c) Hai tia AB và AC đối nhau Hai tia CA và CB trùng nhau Hai tia BA và BC trùng nhau HS: có 6 tia là: BA, AC, Cy, CA, AB, Bx. D- Hướng dẫn về nhà (2ph) Học thuộc khái niệm về tia, hai tia đối nhau, hai tia - Làm bài tập: 23, 24 sgk và 26 sbt Ngày soạn: Ngày giảng Tiết 6: Luyện tập I- Mục tiêu * Kiến thức: Củng cố các kiến thức về: Định nghĩa tia, định nghĩa hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau và thứ tự các điểm trên hai tia đối nhau. * Kĩ năng: Luyện kỹ năng vẽ hình: tia, hai tia đối nhau. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng HS: ôn tập các kiến thức về tia, tia đối nhau, tia trùng nhau. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (8ph) GV nêu câu hỏi: Câu 1: a) Phát biểu định nghĩa tia b) Cho 3 điểm A,B,C thẳng hàng theo thứ tự đó hãy viết tên các tia gốc A, gốc B, gốc C Câu 2: a) Phát biểu định nghĩa 2 tia đối nhau, định nghĩa 2 tia trùng nhau b) vẽ hình minh hoạ GV yêu cầu HS dưới lớp làm câu 1b và trả lời câu hỏi c) Viết tên các tia trùng nhau gốc C d) Viết tên các tia đối nhau HS 1 lên bảng trình bày câu 1 HS 2: lên bảng trình bày câu 2 HS dưới lớp làm vào vở nháp Các tia trùng nhau gốc C là tia CA, tia CB Các tia đối nhau là tia BA và BC B- Luyện tập Bài 26 sgk (7 ph) GV gọi HS trả lời câu hỏi a a) Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A GV gọi h trả lời câu hỏi b b) Có thể điểm M nằm giữa hai điểm A,B hoặc điểm B nằm giữa hai điểm A,M Bài 27: sgk (7 phút) GV vẽ hình lên bảng GV gọi HS phát biểu câu a GV gọi HS phát biểu câu b Bài 32 sgk (7ph) Trong các câu sau sâu nào đúng a) hai tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau b) Hai tia Ox và Oy nằm trên một đường thẳng thì đối nhau. c) Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau GV yêu cầu HS vẽ hình minh hoạ câu a,b,c Bài 28 sgk (8 ph) GV cho 1 HS lên bảng vẽ hình GV gọi HS trả lời câu a,b a) hai tia đối nhau gốc O là: Tia Ox và tia Oy Tia ON và tia OM Tia Ox và tia OM Tia ON và tia Oy B) Trong ba điểm M,N,O thì điểm O nằm giữa hai điểm M,N GV chốt ại kiến thức về thứ tự các điểm trên hai tia đối nhau bằng bài 30 sgk HS đọc đề bài và vẽ hình vào vở. Một HS lên bảng vẽ hình HS trả lời câu a: Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A HS trả lời có thể điểm M nằm giữa hai điểm A,M HS đọc đề bài HS : Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với điểm A HS: Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A. HS đọc đề bài HS đứng tại chỗ trả lời Câu a: Sai Câu b: Sai Câu C: đúng HS đọc đề bài HS lên bảng vẽ hình HS trả lời câu a HS trả lời câu b HS đọc bài 30 và trả lời câu a, câu b C- Củng cố (5 ph) ? Có mấy cách định nghĩa mô tả về tia C1: định nghĩa sgk /111 C2: định nghĩa Bài 27 /113 HS suy nghĩ trả lời D- Hướng dẫn về nhà (3 ph) - Xem lại lời giả các bài tập đã chữa - Định nghĩa tia bằng các cách khác nhau - Làm bài tập 29,31 sgk , bài 26,27 sbt - Lưu ý có nhiều cách vẽ hình bài 31. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 7: đoạn thẳng I- Mục tiêu * Kiến thức: Hs biết định nghĩa đoạn thẳng * Kĩ năng: Hs biết vẽ đoạn thẳng, biết nhận dạng đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng, đoạn thẳng cắt tia, biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau * Về thái độ: HS có ý thức vẽ hình cẩn thận và chính xác. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng, bảng phụ vẽ các trường hợp: đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng HS: thước thẳng, bút chì III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (8ph) GV nêu đề bài (7 ph) vẽ hai tia chung gốc Ox;Oy lấy Aẻ Ox; B Oy. Xét vị trí ba điểm A,O,B GV cho HS nhận xét và chốt lại các trường hợp xảy ra. HS lên bảng làm bài HS dưới lớp cùng làm B- Bài giảng 1. Đoạn thẳng là gì? (8ph) GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng AB theo trình tự: - Đánh dấu hai điểm A,B trên trang giấy - Đặt cạnh của thước đi qua 2 điểm A, B Dùng đầu bút chì vạch theo cạnh thước từ A đến B GV giới thiệu hình vừa vẽ là đoạn thẳng AB ? Đoạn thẳng AB là gì? GV gợi ý để HS nêu định nghĩa về đoạn thẳng AB thông qua cách vẽ. GV thông báo cách đọc tên đoạn thẳng và cách vẽ đoạn thẳng. HS dưới lớp làm theo từng bước GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời HS nêu định nghĩa đoạn thẳng AB 2. Củng cố (Bài tập (15ph) GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng MN ? Đoạn thẳng MN là gì? Làm bài tập 33 sgk GV cho HS đọc từng câu và hoàn thành phát biểu để củng cố định nghĩa đoạn thẳng Làm bài tạp 34 sgk GV cho HS đọc đề bài và vẽ hình ? Có mấy đoạn thẳng tất cả? Gọi tên các đoạn thẳng đó? Làm bài 35 sgk GV cho HS đọc đề bài và nhận xét từng câu a,b,c,d Cho hình vẽ Hãy xác định đoạn thẳng, tia đường thẳng trên hình vẽ bằng cách dùng phấn màu khác nhau tô và viết tên HS lên bảng vẽ hình và nêu lại cách vẽ HS trả lời HS đọc đề bài H đọc đề bài và vẽ hình HS trả lời : có 3 đoạn thẳng là AB,AC và BC HS đọc đề bài HS trả lời : câu d đúng HS lên bảng làm bài H dưới lớp làm vào giấy nháp 3- Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng (12 ph) GV giới thiệu bảng phụ vẽ các trường hợp hai đoạn thẳng cắt nhau GV nêu các cách nói khác nhau: AB cắt CD tại I; AB và CD cắt nhau tại I; I là giao điểm của AB và CD... GV giới thiệu bảng phụ vẽ các trường hợp đoạn thẳng cắt tia ? hãy phát biểu quan hệ giữa đoạn thẳng và tia ở hình trên GV giới thiệu các trường hợp đoạn thẳng cắt đường thẳng: ? Đoạn thẳng và đoạn thẳng (tia, đường thẳng) cắt nhau khi nào? GV nhấn mạnh các trường hợp thường gặp HS quan sát và mô tả từng trường hợp trong hình vẽ HS quan sát và mô tả từng hình HS phát biểu theo các cách khác nhau HS quan sát và mô tả từng trường hợp trên hình vẽ. HS: Khi chúng không cùng nằm trên một đường thẳng và có 1 điểm chung duy nhất gọi là giao điểm C- Hướng dẫn về nhà (3 ph) Học bài theo sgv và làm bài tập 36,37,39 sgk HS khá giỏi làm bài 37 sbt Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng I- Mục tiêu * Kiến thức: HS biết được mỗi đoạn thẳng có một độ dài xác định lớn hơn 0 * Kĩ năng: Hs biết sử dụng thước đo đọ dài để đo đoạn thẳng, biết so sánh hai đoạn thẳng * Về thái độ: giáo dục HS tính cẩn thận trong khi đo đoạn thẳng. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng, thước đo độ dài (thước dây, thước gấp, thước có đơn vị inch) HS: thước thẳng có chia độ dài, thước dây. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra (8ph) GV nêu câu hỏi 1. Chữa bài tập 36 sgk 2. vẽ đoạn thẳng AB, nêu cách vẽ và nêu định nghĩa về đoạn thẳng AB B- Bài giảng GV giớ thiệu bài học và các dụng cụ dùng để đo độ dài đoạn thẳng cho trước. GV cho 1 HS lên bảng đo độ dài đoạn thẳng AB trên bảng. 1. Đo đoạn thẳng (12 ph) ? Nêu cách đo độ dài của đoạn thẳng AB? Gv chốt lại cách đo độ dài của đoạn thẳng AB GV cho 1 HS khác lên đo lại đọ dài đoạn thẳng AB trên bảng và cho HS dưới lớp đo độ dài đoạn thẳng của bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả đo của bạn ? Các em có kết luận gì về độ dài của một đoạn thẳng GV thông báo và ghi bảng “Mỗi đoạn thẳng có một độ dài, độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0” kí hiệu AB Theo em đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau ntn? GV thông báo: Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số GV thông báo: Độ dài đoạn thẳng AB và khoảng cách giữa A và B có chỗ khác nhau (khoảng cách có thể bằng 0) HS1: Chữa bài 36 sgk HS2: Lên bảng trình bày câu 2 HS dưới lớp vẽ 1 đoạn thẳng AB sau đó hãy đo độ dài của đoạn thẳng AB vừa vẽ. HS lên bảng đo độ dài đoạn thẳng AB và ghi kết quả đo được bên cạnh đoạn AB. HS trả lời HS khác nhận xét cách đo của bạn HS khác lên đo lại đọ dài đoạn thẳng AB trên bảng HS: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài xác định HS suy nghĩ và trả lời 2- So sánh hai đoạn thẳng (8 ph) Cho HS đo độ dài 3 đoạn thẳng AB, CD,EG trong hình 40 sgk ? Từ kết quả đo được các em rút ra kết luận gì về hai đoạn thẳng : AB và CD; EG và CD, AB và EG GV vẽ hình lên bảng và ghi bảng Ta có: AB = 3sm; CD = 3cm; EG = 4cm Nên AB = CD EG > CD AB <EG ? Hai đoạn thẳng được gọi là bằng nhau khi nào? * Củng cố Làm ?1 sgk GV yêu cầu HS làm và nêu câu trả lời GV hướng dẫn HS cách đánh dấu giống nhau cho 2 đoạn thẳng bằng nhau. HS đo độ dài các đoạn thẳng AB,CD,EG trong hình 40 sgk HS suy nghĩa và trả lời HS khi cung có cùng một số đo độ dài HS tiến hành đo độ dài các đoạn thẳng trên hình 41 sgk và lần lượt trả lời các câu hỏi a,b 3.Các dụng cụ đo độ dài (8 ph) GV cho HS quan sát các dụng cụ đo độ dài trong hình 42 sgk và trả lời câu hỏi ?2 GV cho HS làm ?3 GV giới thiệu các mẫu thước đo độ dài thường gặp trong đời sống HS quan sát và l câu hỏi ?2 sgk HS kiểm tra độ dài của 1 inch và báo cáo kết quả đo được C - Củng cố (10 ph) ? để đo độ dài đoạn thẳng AB ta làm ntn? đọ dài của một đoạn thẳng là gì? ? Để so sánh độ dài của 2 đoạn thẳng ta làm ntn? Làm bài 43,44 sgk HS trả lời HS trả lời D- Hướng dẫn về nhà (2 ph) Học bài theo sgk và làm bài tập 40,42,45 sgk Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9: Khi nào thì AM +MB = AB I- Mục tiêu * Kiến thức: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có hệ thức AM + MB = AB * Kĩ năng: HS biết nhận ra một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận dạng toán “Nếu có a+b =c và biết hai trong 3 só a,b,c thì suy ra số thứ ba * Về thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. II- Chuẩn bị của GV và HS GV: thước thẳng, thước đo độ dài (thước dây, thước gấp, thước có đơn vị inch) HS: thước thẳng có chia độ dài, bút chì. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- kiểm tra kết hợp trong giờ học B- Bài giảng 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB (20 phút) GV chia lớp thành 4 nhóm (theo tổ) cử nhóm trưởng và yêu cầu mỗi nhóm chia làm các nhóm nhỏ (2 em một nhóm) GV nêu yêu cầu công việc Vẽ 3 điểm A,B,C cới B nằm giữa A,C nêu cách vẽ Trên hình có mấy đoạn thẳng? kể tên? Đo độ dài các đoạn thẳng trên hình vẽ So sánh đọ dài AB + BC với AC Rút ra nhận xét GV cho 4 cặp ở 4 nhóm bao cáo kết quả hoạt động của nhóm mình GV ghi bảng kết quả của 4 nhóm nhỏ và nhận xét rút ra GV nêu câu hỏi củng cố khắc sâu kiến thức. Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào? GV yêu cầu tiếp theo cho các nhóm + Vẽ ba điểm thẳng hàng A,M, B biết M không nằm giữa A,B + Đo AM; MB và AB + So sánh AM +MB với AB + Nhận xét GV cho 4 nhóm khác báo cáo kết quả hoạt động nhóm ? Từ hai nhận xét trên chúng em rút ra nhận xét gì? GV ghi bảng nhận xét và cho HS phát biểu M nằm giữa hai điểm A và B AM +MB =AB GV cho HS củng cố nhận xét bằng ví dụ sgk/120 Củng cố bằng bài 47 sgk GV yêu cầu 1 HS đọc lời giải sau Củng cố bằng bài 47 sgk Yêu cầu 1 HS đọc lời giải sau đó GV đưa ra lời giải mẫu để HS cùng sửa lời giải ? Cho 3 điểm thẳng hàng, ta cần đo mấy đoạn thẳng mà vẫn biết được độ dài của cả 3 đoạn thẳng ? Nếu biết AN +NB =AB thì ta có kết luận gì về vị trí điểm N Nhóm trưởng phân công các nhóm nhỏ (2 bạn một nhóm) HS ở mỗi nhóm thực hiện các công việc theo nội dung do GV yêu cầu HS của 4 nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm dưới hình thức cử 1 cặp đại diện cho nhóm báo cao kết quả HS các nhóm khác nhận xét kết quả HS : nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB =AB Mỗi nhóm (2 HS tiếp tục công việc theo các nội dung ở bên HS nêu nhận xét: nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB ≠AB HS nêu nhận xét sgk/120 HS phát biểu nhận xét HS làm ví dụ trong sgk /120 vào vở . HS đọc đề bài và suy nghĩ làm bài vào vở. HS chỉ cần đo 2 đoạn thẳng thì biết được độ dài của cả 3 đoạn thẳng HS : Nằm giữa A và B 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất (7 phút) GV hỏi: để đo độ dài một đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì? để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất ta dùng dụng cụ gì? Trường hợp hai điểm ở gần có khoảng cách nhỏ hơn độ dài thước. Trường hợp hai điểm ở xa có khoảng cách lớn hơn độ dài thước. HS: dùng thước thẳng, thước cuộn HS nêu cách đo

File đính kèm:

  • doct1-14-da sua.doc
Giáo án liên quan