Giáo án Toán 7 - Đại số - Tiết 41 đến tiết 50

I./ Mục tiêu:

- Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê. Khi điều tra ( về cấu tạo, nội dung) ; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu" và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu nhập được qua điều tra.

II./ Chuẩn bị:

- Gv : Bảng thống kê vẽ trên bảng phụ.

- Hs : + Đọc trước bài mới ở nhà.

+Mỗi nhóm có thể sưu tầm một bảng thống kê.

III./ Tiến trình:

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Đại số - Tiết 41 đến tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II ÏÑÐ KẾ HOẠCH CHƯƠNG III KHÔNG SỬ DỤNG š­› THỐNG KÊ I./ Yêu cầu chương: - Bước đầu hiểu được một số khái niệm cơ bản về thống kê như: bảng số liệu thống kê ban đầu, dấu hiệu điều tra, giá trị của các dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị, bảng "tần số",cách tính trung bình cộng các giá trị, ý nghĩa của số trung bình cộng. Thấy được tầm quan trọng của môn học thống kê trong thực tiển đời sống. - Biết thu thập số liệu từ những cuộc điều tra nhỏ, đơn giản, gần gũi trong học tập và cuộc sống hàng ngày. - Biết tìm các giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê và tìm tần số tương ứng, lập được bảng "tần số". Biết biểu diễn bằng biểu đồ dạng cột về mối quan hệ giữa giá trị của dấu hiệu và tần số của nó qua bảng tần số. - Biết cách tính số trung bình cộng của dấu hiệu theo công thức và biết tìm mốt của dấu hiệu. II./ Nội dung từng bài: Tuần Tiết Tên bài Đồ dùng dạy học Tài liệu tham khảo 19 (1) 20 (2) 21 (3) 22 (4) 23 (5) 24(6) 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 Thu thập số liệu thống kê, tần số. Luyện tập. Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu. Luyện tập. Biểu đồ. Luyện tập. Số trung bình cộng. Luyện tập. Ôn tập chương III. Ôn tập chương III(t/t). Kiểm tra 45 phút chương III. Bảng phụ Các sơ đồ Máy tính bỏ túi SGK SGV Sách thiết kế Tuần 20 Ngày soạn: 25/12/08. Ngày dạy: 5/1/09. Tiết 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ I./ Mục tiêu: - Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê. Khi điều tra ( về cấu tạo, nội dung) ; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu" và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị. - Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu nhập được qua điều tra. II./ Chuẩn bị: - Gv : Bảng thống kê vẽ trên bảng phụ. - Hs : + Đọc trước bài mới ở nhà. +Mỗi nhóm có thể sưu tầm một bảng thống kê. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: (13 phút). - Gv giới thiệu chương III: + Thống kê Là môn học được ứng dụng rộng rải trong các hoạt động kinh tế , xã hội. + Lợi ích của việc thống kê : theo dõi ,đánh giá và đề ra kế hoạch tương ứng thích hợp cho từng đối tượng điều tra. + Các số liệu thu thập được khi điều tra sẽ được ghi lại ra sao ? + Cho HSquan sát nhanh một bảng thống kê (Do GV chuẩn bị sẳn). - Gv giới thiệu bài mở đầu. 2/ Hoạt động 2:(25 phút). - Gv giới thiệu việc làm trên của ngưòi điều tra là thu thập số liệu về số cây trồng của mỗi lớp (vấn đề được quan tâm ).Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là " Bảng số liệu thống kê ban đầu". - Nêu khái niệm “bảng số liệu thống kê ban đầu". - Hs làm BT quan sát bảng 1 để biết cách lập 1 bảng số liệu thống kê ban đầu trong các trường hợp tương tự . - Chẳng hạn điều tra điểm thi HK1 môn toán của mỗi tổ . Hs tiến hành hoạt động nhóm . - Gv nêu chú ý (SGK/5), giới thiệu bảng 2 (SGK/5). Hs giải BTnội dung điều tra trong bảng 1 là gì ? ... trong bảng (hoạt động nhóm ). - Gv giới thiệu các thuật ngữ,khái niệm và kí hiệu: Dấu hiệu, đơn vị điều tra. + Dấu hiệu X trong BT hoạt động nhóm là gì ? đơn vị điều tra ? giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu. Chú ý : Số các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra. - Làm các bài tập ?2; ?3; ?4; ?5; ?6. - Cho HS đọc toàn bộ III sgk/6;7. - Hướng dẫn hs đưa ra định nghĩa tần số của mỗi giá trị.(Cần hướng dẩn HS các bước tìm tần số theo cách mà mình cho là hợp lý nhất). - Quá trình tìm tần số có thể gồm các bước: + Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. + Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy số rồi đếm và ghi lại(có thể kiểm tra xem dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với số các đơn vị điều tra, nếu không bằng nhau thì kết quả tìm được là sai). - Chú ý: Không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng điều là các số. I/ Thu nhập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu: Ví dụ : Bảng 1 (SGK/4) Các số liệu thu thập được khi điều tra được ghi lại trong bảng 1 , gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu . II/ Dấu hiệu: a) Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu . Kí hiệu : X,Y... VD : Dấu hiệu X ( ở bảng 1) là số cây trồng được ở mỗi lớp còn mỗi lớp là 1 đơn vị điều tra. b) Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Ký hiệu:x. Số có giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra.Ký hiệu: N Vd : N = 20 ( bảng 1) c) Các giá trị gọi là dãy giá trị của dấu hiệu. III/ Tần số của mỗi giá trị: Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Kí hiệu: n. * Chú ý: - Ta chỉ quan tâm các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số. - Trường hợp chỉ chú ý tới các giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu có thể chỉ gồm các cột số. 3/ Hoạt động 3: Cũng cố, luyện tập(5 phút). - Dấu hiệu điều tra là gì ? Cho VD. - Giá trị của dấu hiệu là gì ? Thế nào là tần số của mỗi giá trị ? Ký hiệu của tần số ? - Làm bài tập 1/7. 4/ Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(2 phút). - Học thuộc các khái niệm. Làm các bài tập 2;3;4 trang 7;8;9. 5/ Rút kinh nghiệm; Tuần 20 Ngày soạn:25/12/08. Ngỳ dạy: 6/1/09. Tiết 42: LUYỆN TẬP I./ Mục tiêu: - Cũng cố các khái niệm về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số của một giá trị, số các giá trị và ký hiệu. - Rèn kĩ năng thực hành, khắc sâu kiến thức đã học. - Biết lập bảng thống kê (đơn giản) xác định được dấu hiệu điều tra một số các giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ có ghi đầu đề các bài tập và bảng số liệu thống kê ban đầu. - HS: Bảng số liệu thống kê ban đầu. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1:) (15 phút) Sửa bài tập: - Bài 2/7 (bảng phụ) (10 đ) - Bài 2/3sbt.(Mỗi câu đúng 2đ) 2/ Hoạt động 2: (25 phút) Luyện tập. - Bài 3/4sbt: - Bài 3/8: Hướng dẫn: Lưu ý ở câu b,c trả lời từng bảng một. - Bài 4/9: I./ Sửa bài tập: Bài 2/7: a) Dấu hiệu: Thời gian đi từ nhà đến trường của An hàng ngày. Có 10 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau: 17; 18; 19; 20; 21. c) Tần số của mỗi giá trị trên lần lượt là: 1;3;3;2;1. - Bài 2/3sbt: a) Bạn Hương phải hỏi từng bạn trong lớp. b) Có 30 bạn trả lời. c) Dấu hiệu là màu sắc ưa thích của mỗi bạn. d) Có 9 màu được đưa ra: đỏ, vàng, hồng, tím sẫm, trắng, tím nhạt, xanh da trời, xanh lá cây, xanh nước biển. e) Số bạn thích đối với từng màu: 6;5;4;4;4;3;2;1;1. II./ Luyện tập: Bài 3/4 sbt: Người đó phải lập danh sách gồm tên các chủ hộ ở một cột và lượng điện tiêu thụ hàng tháng ở một cột. Bài 3/8: a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50m của các HS trong một lớp 7. b) Số giá trị của dấu hiệu của bảng 5 và bảng 6 đều là 20. Số các giá trị khác nhau : 5( Bảng 5); 4(bảng 6). c) + Các giá trị khác nhau:8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8 có tần số lần lượt là 2; 3; 8; 5; 2(Bảng 5). + Các giá trị khác nhau: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3 có tần số lần lượt là 3; 5; 7; 5(Bảng 6). Bài 4/9: a) Dấu hiệu:Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị: 30. b) Số các giá trị khác nhau: 5. c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102 có tần số lần lượt là 3; 4; 16; 4; 3. 3/ Hoạt động 3: (5 phút) Cũng cố. - Lập vài bảng thống kê ban đầu và đặt câu hỏi tương tự bài tập 4/9. 4/ Hoạt động 4: (2 phút) Dặn dò. - Xem lại các bài tập đã giải và bài : Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu. 4/ Rút kinh nghiệm: NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU Tuần 21 Ngày soạn: 3/1/09. Ngày dạy: 13/1/09. Tiết 43: BẢNG ”TẦN SỐ “ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I./ Mục tiêu: - Hs hiểu được bảng “Tần số" là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. - Biết cách lập bảng “Tần số” từ những bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ và các bài tập ghi trên bảng phụ. - HS: Các bảng thống kê ban đầu. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: (10 phút). - Đưa ra bảng bảng số liệu thống kê ban đầu mà HS đã chuẩn bị sản ở nhà với số lượng lớn các đơn vị điều tra(100 đến 120) và đặt vấn đề:Tuy các số đã được viết trong bảng theo dòng,cột song vẩn còn rườm rà và gây khó khăn cho việc nhận xét và việc lấy giá trị của từng dấu hiệu. Vậy có cách nào để trình bày gọn hơn, dễ dàng hơn, hợp lý hơn Þ Nội dung bài học hôm nay. 2/ Hoạt động 2: (23 phút). VD: Điểm kiểm tra môn toán của một tổ của lớp 7A được cho trong bảng sau: 3 7 8 4 8 9 10 8 7 6 10 8 a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Dấu hiệu đó có bao nhiêu giá trị ? b) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng. - Gv đặt vấn đề: qua bảng thống kê trên cho biết điểm số thấp nhất cao nhất. - Điểm số nào hs đạt nhiều nhất ? - Nhận xét kết quả học tập của tổ qua bảng thống kê trên. - Hướng dẫn HS tự làm theo các bước đã trình bày trong sgk. - Gv trình bày bảng “tần số" theo bảng dọc. Nêu cách trình bày này. - Thuận lợi cho việc tính toán các tham số của dấu hiệu (trung bình cộng, phương sai) - Gv nêu lợi ích của bảng “tần số“ giúp người đìêu tra dễ quan sát nhận xét về các giá trị của dấu hiệu. - Treo bảng 1 (bài 9/10) Lập bảng phân phối thực nghiệm hay bảng tần số từ bảng 1. • Số các giá trị của x là 20 (N = 20). • Có 4 giá trị khác nhau: 28; 30; 35; 50. • Nhìn vào bảng tần số ta thấy có 2 lớp trồng 28 cây, 8 lớp trồng 30 cây, 7 lớp trồng 35 cây, 3 lớp trồng 50 cây. • Số cây trồng được chủ yếu là khoảng 30 đến 35 cây. I./ Lập bảng “tần số”: Ví dụ: Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số 2 8 7 3 N = 20 Bảng trên gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu. Để cho tiện ta gọi là bảng “tần số”. II./ Chú ý: 1. Có thể chuyển bảng "tần số"dạng ngang thành dạng dọc(chuyển dòng thành cột). Ví dụ: Giá trị (x) Tần số 28 2 30 8 35 7 50 3 N = 20 2. Bảng tần số giúp quan sát, nhận xét về giá trị dấu hiệu một cách dễ dàng hơn so với bảng thống kê ban đầu. * Ghi nhớ:(sgk trang 10). 3/ Hoạt động 3: (10 phút) Cũng cố. - Bảng "tần số "giúp gì cho người điều tra ? - Bảng " đọc" có thuận lợi gì cho việc thống kê (thuận lợi cho việc tính toán các tham gia của dấu hiệu,số trung bình cộng, phương sai,...). - Nêu yêu cầu HS chú ý đến một số cách thể hiện khác của bảng số liệu thống kê ban đầu. VD: Nhiệt độ trung bình hằng năm của một thành phố( Đơn vị là 0o). - Cách xác định dấu hiệu điều tra, cách xác định tần số của mỗi giá trị. - Lập bảng tần số từ bảng sau: Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nhiệt độ trung bình hằng năm toC 21 21 23 22 21 22 24 21 23 22 22 • Cho biết dấu hiệu điều tra? • Số các giá trị? (11) • Tìm tần số của các giá trị khác nhau.(Các giá trị khác nhau:21; 22; 23; 24. Tần số tương ứng 4; 4; 2; 1). 4/ Hoạt động 4: (2 phút) Dặn dò. Làm các bài tập 6;7/11 ở nhà. 5/ Rút kinh nghiệm: Tuần 21 Ngày soạn: 3/1/09. Ngày dạy: 14/1/09. Tiết 44: LUYỆN TẬP I./ Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh khái niệm về giá trị của dấu hiệu và cách lập bảng tần số tương ứng. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Xem trước các bài tập. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: ( 15 phút).Sửa bài tập. - Bài 6/11.(10đ) (Liên hệ với chủ trương về phát triển dân số của nhà nước » 16,7%.) - Bài 7/11.(10đ) 2/ Hoạt động 2: (25 phút) Luyện tập. - Bài 8/12. • Học sinh lên bảng lập bảng tần số hoặc làm miệng. - Bài 9/12. I./ Sửa bài tập: Bài 6/11: a) Dấu hiệu điều tra là số con của mỗi gia đình. Bảng tần số: Số con 0 1 2 3 4 tần số 2 4 17 5 2 N = 30 b) Nhận xét: • Số con của mỗi gia đình trong thôn có từ 0 đến 4. • Số gia đình có hai con chiếm tỉ lệ cao nhất. • Số gia đình có 3 con chiếm xấp xỉ 16,7%. Bài 7/11: a) Dấu hiệu: tuổi nghề của mỗi công nhân, số giá trị là 25. Bảng tần số: Giá trị (x) Tần số (n) 1 1 2 3 3 1 4 6 5 3 6 1 7 5 8 2 9 1 10 2 N = 25 * Nhận xét: • Tuổi nghề thấp nhất là 1(năm). • Tuổi nghề cao nhất là 10(năm). • Giá trị có tần số lớn nhất là 4. • Khó có thể nói là tuổi nghề của một số đông công nhân 'chụm' và khoảng nào. II./ Luyện tập: Bài 8/12: a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn. Xạ thủ bắn 30 phát. b) Bảng tần số: Điểm số (x) 7 8 9 10 Tần số (n) 3 9 10 8 N = 30 * Nhận xét: • Điểm số thấp nhất: 7 • Điểm số cao nhất: 10 • Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. Bài 9/12: a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh(tính theo phút). Số các giá trị là 35. b) Bảng tần số: Thời gian (x) Tần số (n) 3 1 4 3 5 3 6 4 7 5 8 11 9 3 10 5 N = 35 * Nhận xét: • Thời gian giải một bài toán nhanh nhất là 3 phút. • Thời gian giải một bài toán chậm nhất là 10 phút. • số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao. 3/ Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò(5 phút). - Xem lại các bài tập đã giải. - Làm các bài 4;5;6;7/4 SBT. - Sưu tầm một số biểu đồ trong sách báo hoặc sgk các môn. 4/ Rút kinh nghiệm: Tuần 22: Ngày soạn: 12/1/09. Ngày dạy: 20/1/09. Tiết 45: BIỂU ĐỒ I./ Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. - Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng " tần số" và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. - Biết đọc các biểu đồ đơn giản. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ vẽ trước biểu đồ đoạn thẳng, hình cột cùng bảng tần số đã có trong bài. - HS: Sưu tầm một số biểu đồ các loại. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: (20 phút). - Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. Ưu điểm: biểu diễn bảng tần số thành một biểu đồ để dễ thấy, dễ nhớ. - Để dựng được biểu đồ ta phải lập bảng tần số từ bảng số liệu ban đầu. - Giống như hệ trục Oxy, trục hoành là các giá trị x của dấu hiệu, trục tung là các tần số của các giá trị tương ứng: + Lập bảng "tần số". + Dựng các trục tọa độ. + Vẽ các điểm có tọa độ đã cho trong bảng. + Vẽ các đoạn thẳng. 2/ Hoạt động 2: (10 phút). Giới thiệu cho học sinh biểu đồ hình cột ( Hình chữ nhật).Lưu ý là đáy dưới của hcn nhận điểm biểu diễn giá trị là trung điểm) để giới thiệu thêm một cách biểu diển. I./ Biểu đồ đoạn thẳng: Ví dụ: Bảng tần số sau: Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số (n) 2 10 7 3 N = 22 Biểu đồ: II./ Chú ý: Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng ta còn gặp các biểu đồ hcn. O 3/ Hoạt động 3: Cũng cố (10 phút). - Để dựng biểu đồ việc đầu tiên ta phải làm như thế nào ? Các bước kế tiếp ? ý nghĩa của biểu đồ? - Làm các bài: 10;11/14. - Giới thiệu một số dạng biểu đồ đã được chuẩn bị sẳn ở nhà ( Đặc biệt biểu đồ hình quạt). 4/ Hoạt động 4: Dặn dò(5 phút). - Về nhà làm các bài: 12;13/14;15.Đọc thêm trang 15. - Sưu tầm một số hình ảnh về biểu đồ. 5/ Rút kinh nghiệm: Tuần 22: Ngày soạn: 12/1/09. Ngày dạy: 21/1/09. Tiết 46: LUYỆN TẬP I./ Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đoạn thẳng. - Giới thiệu phần đọc thêm về tần suất, công thức tính tần suất, biểu đồ hình quạt. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ và một số hình ảnh về biểu đồ đoạn thẳng, cột, hình quạt. - HS: Sưu tầm một số hình ảnh về biểu đồ các loại. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: sửa bài tập(15 phút). - Bài 12/14.(10đ) - Bài 13/14.(10đ) 2/ Hoạt động 2: Luyện tập(28 phút). - Giới thiệu cho học sinh bài đọc thêm. - Ngoài tần số của một giá trị của dấu hiệu, người ta còn tính tần suất của giá trị đó theo công thức f = và biểu diển dưới dạng tỉ số phần trăm. - Giới thiệu biểu đồ hình quạt. Đó là một hình tròn được chia thành các hình quạt mà góc ở tâm của các hình quạt tỉ lệ với tần suất. - Bài 8/5 SBT. • Cho học sinh nhận xét. • Một em lập bảng tần số. Một em tính tần suất. - Bài 9/5 • Một em lên bảng vẽ biểu đồ. • Một em khác nhận xét bảng tần số. I./ Sửa bài tập: Bài 12/14: a) Bảng tần số: Nhiệt độ (x) Tần số (n) 17 1 18 3 20 1 25 1 28 2 30 1 31 2 32 1 N = 12 b) Biểu đồ: O Bài 13/14: a) Năm 1921, số dân nước ta là 16 triệu người. b) Sau 78 năm nước ta tăng thêm 60 triệu người. c) Từ 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng thêm 22 triệu. II./ Luyện tập: • Tần suất kí hiệu là f. • Ta có: f = (N: số các giá trị, n: tần số của giá trị đó) Ví dụ: 1) Bảng tần số, tần suất: Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số (n) 2 8 7 3 N = 20 Tần suất 10% 40% 35% 15% 2) Biểu đồ hình quạt: Bài 8/5 SBT: a) Bài kiểm tra có số điểm cao nhất là 10, thấp nhất là 2. Đa số làm bài được 8 điểm. Có 33 học sinh tham gia làm bài. b) Bảng tần số: Số điểm (x) Tần số (n) Tần suất 2 1 3,03% 3 3 9,09% 4 3 9,09% 5 5 15,15% 6 6 18,2% 7 8 24,24% 8 4 12,12% 9 2 6,06% 10 1 3,03% N = 33 Bài 9/5 SBT: Biểu đồ: O * Nhận xét: • Tháng 8 có lượng mưa cao nhất. • Tháng 4 có lượng mưa ít nhất. 3/ Hoạt động 3: Dặn dò(2 phút). - Xem lại các bài tập đã giải. Làm bài 10/5 SBT. IV./ Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 23: Ngày soạn:21/1/09. Ngày dạy:3/2/09. Tiết 47: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I./ Mục tiêu: - Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập , biết sử dụng số trung bình cộng để làm “ đại diện “ cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại. - Biết tìm “ mốt” của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của “mốt”. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ và các bảng tần số. - HS: Bảng nhóm. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: ( 15 phút). Hai lớp học toán với cùng một GV dạy, cùng làm một bài kiểm tra viết .Sau khi có kết quả, muốn biết lớp nào làm bài kiểm tra tốt hơn ta làm?( Sử dụng số trung bình cộng, từ đó xuất hiện yêu cầu tính số trung bình cộng làm đại diện và sau đó so sánh). - Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng. - Hướng dẫn học sinh tìm số trung bình cộng theo đúng trình tự đã trình bày trong sgk. - Làm các bài tập ? 1 và ? 2. Þ Bảng tần số có thêm hai cột để tính điểm trung bình. - Chú ý HS. -Giới thiệu công thức và tên gọi của từng ký hiệu. - Để tính số trung bình phải lập bảng tần số. 2/ Hoạt động 2: (20 phút). - Số trung bình cộng của dấu hiệu có thể đại diện cho dấu hiệu đó khi cần phải trình bày một cách gọn gàng hay so sánh với dấu hiệu cùng loại. - VD: so sánh khả năng học toán qua một năm học của hai HS trong cùng một lớp qua điểm trung bình môn toán cuối năm của mỗi HS. - Giới thiệu chú ý. - VD: Xét dấu hiệu X có dãy giá trị là 4000 1000 500 100 không thể lấy số trung bình cộng. = 1400 làm đại diện cho X khi có sự chênh lệch quá lớn giữa các giá trị, ta không thể dùng giá trị trung bình làm đại diện cho các giá trị khác, chẳng hạn 4000 và 100. - VD: 6,25 không phải là một giá trị của dấu hiệu được nêu trong bảng ở phần I. I./ Giá trị trung bình của dấu hiệu: 1) Bài toán: Điểm (x) Tần số (n) x.n 2 3 6 3 2 6 4 3 12 6 8 48 7 9 63 8 9 72 9 2 18 10 1 10 N = 40 250 = = 6,25 * Chú ý: SGK 18. 2) Công thức: Với: • x1; x2 ; . . . ; xk là k giá trị khác nhau của các dấu hiệu X. • n1 ; n2 ; . . . ; nk là tần số tương ứng. • N là số các giá trị. II./ Ý nghĩa của số trung bình cộng: * Số trung bình cộng thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại. * Chú ý: - Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch nhau quá lớn thì không nên lấy giá trị trung bình làm "đại diện" cho dấu hiệu. - Giá trị trung bình có thể không thuộc dãy các giá trị của dấu hiệu. III./ Mốt của dấu hiệu: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng " tần số". Ký hiệu: Mo 3/ Hoạt động 3: Cũng cố(8 phút). - Cho biết ý nghĩa của số trung bình cộng. - Nhắc lại chú ý. - Thế nào là mốt của dấu hiệu? - Làm bài tập 14/20. 4/ Hoạt động 4: Dặn dò(2 phút). - Làm các bài tập 15:16/20. 5/ Rút kinh nghiệm: Tuần 23 Ngày soạn:21/1/09. Ngày dạy:4/2/09. Tiết 48: LUYỆN TẬP I./ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng tính số trung bình từ bảng tần số, biết tìm mốt của dấu hiệu. - Thấy được ý nghĩa của việc tìm số trung bình cộng. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. - HS: Xem trước các bài tập về nhà. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: Sửa bài tập.(15 phút). - HS1:Cho biết ý nghĩa của số trung bình cộng(3đ). Bài tập 15/20.(7 đ) - HS2: Mốt của dấu hiệu là gì ? (3đ). Bài tập 16/20.(7 đ) 2/ Hoat động 2: Luyện tập.(25 phút). - Bài 17/20. - Bài 18/21. Hướng dẫn: Bảng phân phối ghép lớp (Ghép các giá trị của dấu hiệu theo từng lớp.VD: 110 – 120, có 7 HS có chiều cao rơi vào khoảng nào?). - Bài 11/6 SBT. I./ Sửa bài tập: Bài 15/20: a) Dấu hiệu cần tìm: tuổi thọ của bóng đèn. Số các giá trị là 50. b) Số trung bình cộng: = = 1172,8 (giờ) Mo = 1180 Bài 16/20: Không nên dùng giá trị trung bình làm đại diện vì các giá trị có khoảng chênh lệch lớn. II./ Luyện tập: Bài 17/20: a)= » 7,68 (ph) b) Mo = 8 Bài 18/21: a) Đây là bảng phân phối tần số ghép lớp. b) = » 132,68 (cm) Bài 11/6 SBT: * Bảng tần số: Giá trị (x) Tần số (n) x.n 17 3 51 18 5 90 19 4 76 20 2 40 21 3 63 22 2 44 24 3 72 26 3 78 28 1 28 30 1 28 31 2 64 32 1 32 N = 30 Tổng:666 = = 22,2 * = 22,2 * Mo = 18 3/ Hoat động 3: Dặn dò.(5 phút). - Xem lại các bài đã giải. - Làm các bài tập 12;13/6. - Tiết sau ôn tập chương III. 4/ Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 24 Ngày soạn: 1/2/09. Ngày dạy: 10/2/09. Tiết 49: ÔN TẬP CHƯƠNG III I./ Mục tiêu: - Hệ thống lại cho học sinh trình tự phát triển và kỷ năng lập bảng tần số, cách trình bày các số liệu thống kê thu thập được. - Ôn lại kiến thức và kỹ năng cơ bản của chương trình: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số trung bình cộng, mốt, biểu đồ. - Nắm được cách vẽ biểu đồ từ bảng tần số, tần suất. - Luyện tập một số dạng toán cơ bản của chương. II./ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng. - HS: Bảng nhóm, thước thẳng có chia khoảng. III./ Tiến trình: Hoạt động của GV và HS: Nội dung: 1/ Hoạt động 1: Lý thuyết(20 phút). - HS1: Muốn điều tra về một vấn đề nào đó ta làm như thế nào?(5đ) Trình bày kết quả thu được theo mẫu những bảng nào? (5đ) - HS2: Làm thế nào để so sánh, đánh giá trị dấu hiệu đó. (5đ). Để có hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, ta làm như thế nào? (5đ) - Tóm tắt: ¯ ¯ - Lập bảng số liệu ban đầu. - Tìm các giá trị khác nhau. - Tìm tần số của mỗi giá trị. Bảng tần số ¯ Số trung bình cộng Mốt của dấu hiệu Biểu đồ Ý nghĩa của thống kê trong đời sống - Vẽ biểu đồ. - Mẫu của bảng số liệu thống kê ban đầu ? ( STT, đơn vị, số liệu điều tra) - Tần số của một giá trị là gì ? - Bảng tần số gồm những cột (hàng) nào ? - Mốt của dấu hiệu là gì ? Ký hiệu? - Biểu đồ dùng để làm gì ? - Các loại biểu đồ nào hay được sử dụng. - Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống. - có công thức? 2/ Hoạt động 2: Bài tập(23 phút). * Bài 20/23: - Nhắc lại các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu. - Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng. - Câu a) và c) trình bày chung. Bài 19/22 a) Lập bảng tần số. b) Tính số trung bình cộng. c) Vẽ biểu

File đính kèm:

  • docChuong III DS 7.doc