Giáo án Toán 7 - Tiết: 41: Luyện tập

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình.

3. Thái độ: Phát huy trí lực HS.

II.Chuẩn bị:- Bảng phụ ghi nội dung bài tập.

III.Phương pháp:

 Đặt và giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo của HS.

 Đàm thoại, hỏi đáp.

IV: Tiến trình dạy học:

1.ổn định lớp (1')

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình giảng bài)

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết: 41: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Tiết: 41 LUYỆN TẬP Ngày soạn: 22.02.2011 Ngày giảng:24.02.2011 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình. 3. Thái độ: Phát huy trí lực HS. II.Chuẩn bị:- Bảng phụ ghi nội dung bài tập. III.Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo của HS. Đàm thoại, hỏi đáp. IV: Tiến trình dạy học: 1.ổn định lớp (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình giảng bài) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Luyện tập (40’). Bài 65 SGK/137: Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh dưới lớp trả lời. Muốn chứng minh AH=AK ta xét hai tam giác nào? D ABH và D ACK có những yếu tố nào bằng nhau? Hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp nào? Muốn chứng minh AI là phân giác của ta phải chứng minh điều gì? Ta xét hai tam giác nào? Hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp nào? Bài 65 SGK/137: Học sinh nêu rõ bằng nhau theo trường hợp nào? Bài 65 SGK/137: Học sinh đọc đề, vẽ hình, ghi giả thuyết, kết luận. Một học sinh lên bảng lập sơ đồ phân tích đi lên. Học sinh trình bày lời giải. ( = ) Học sinh trình bày lời giải. Học sinh đứng tại chỗ nêu hai tam giác bằng nhau. Bài 65 SGK/137: a/ Xét D ABH và ACK có: AB = AC (gt) : chung = = 900 Vậy D ABH = ACK (cạnh huyền – góc nhọn) Þ AH = AK (cạnh tương ứng) b/ Xét D AIK và D AIH có: = = 900 AI: cạnh chung AH = AK (gt) Vậy DAIH = D AIK (cạnh huyền – cạnh góc vuông) Þ = (góc tương ứng) Þ AI là phân giác của Bài 65 SGK/137: 4. Hướng dẫn học ở nhà:(2') Làm bài 66 SGK/137 Chuẩn bị mỗi tổ: 3 cọc tiêu dài khoảng 1m2, 1 giác kế, 1 sợi dây dài 10 m, 1 thước đo. V. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần: 24 Tiết: 42 THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI Ngày soạn: 22.02.2011 Ngày giảng:25.02.2011 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểmA và B trong đó có 1 địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm việc có tổ chức. II.Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo của HS. Đàm thoại, hỏi đáp. III.Chuẩn bị: GV: Địa điểm thực hành cho các tổ, Các giác kế và các cọc tiêu để các tổ thực hành, mẫu báo cáo thực hành của các tổ HS: Mỗi tổ 4 cọc tiêu, mỗi cọc dài 1,2m, 1 giác kế, 1 sợi dây dài khoản 10m, 1 thước đo độ dài 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài thực hành: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 30’ HĐ1: Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm: 1/ Nhiệm vụ Cho trước hai cọc A và B, trong đó nhìn thấy cọc B nhưng không đi đến được B. Hãy xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc. *Hướng dẫn cách làm. -Đưa hình 149 lên bảng phụ và giới thiệu nhiệm vụ thực hành. 1) Nhiệmvụ: Cho trước hai cọc A và B, trong đó nhìn thấy cọc B nhưng không đi đến được B. Hãy xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc. 2) Hướng dẫn cách làm: -Vừa nêu các bước làm vừa vẽ dần để được hình 150 SGK. Cho trước hai điểm A và B, giả sử hai điểm đó bị ngăn cách bởi con sông nhỏ, ta đang ở bờ sông có điểm A, nhìn thấy điểm B nhưng không tới được. Đặt giác kế tại điểm A vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A. + Sử dụng giác kế thế nào để vạch được đường thẳng xy vuông góc với AB - GV cùng 2 HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xyAB. - Sau đó lấy 1 điểm E nằm trên đường thẳng xy . - Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD. - Làm thế nào để xác định điểm D? - Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm vuông góc với AD. Cách làm như thế nào? - Dùng cọc tiêu, xác định trên tia Dm điểm C sao cho B, E, C thẳng hàng. - Đo độ dài đoạn CD.Vì sao khi làm như vậy ta lại có CD = AB. - Yêu cầu HS đọc lại phần hướng dẫn cách làm trang 138 SGK. -Nghe và ghi bài -Đọc lại nhiệm vụ trang 138 SGK. + Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua A. - Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc ở B và hai khe hở ở thanh quay thẳng hàng - Cố định mặt đĩa, quay thanh quay 900, điều chỉnh cọc sao cho thẳng hàng với hai khe hở ở thanh quay, Đường thẳng đi qua A và cọc chính là đường thẳng xy. - Có thể dùng dây đo đoạn thẳng AE rồi lấy trên tia đối của tia EA điểm D sao cho ED = EA. - Cách làm tương tự như vạch đường thẳng xy AB. - ABE và DCE có: (đối đỉnh) AE = DE (gt) ABE = DCE (g.c.g) AB = DC (cạnh tương ứng) - Một HS đọc lại “Hướng dẫn cách làm” SGK. 12’ HĐ2: Chẩn bị thực hành 2/ Chuẩn bị: Mỗi tổ HS chuẩn bị: - Bốn cọc tiêu, mỗi cọc dài khoảng 1,2 m. -Một giác kế. - Một sợi dây dài khoang 10m để kiểm tra kết quả. - Một thước đo. - Yêu cầu các tổ báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về phân công nhiệm vụ và dụng cụ. - Kểm tra cụ thể. - Giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành. - Các tổ trưởng báo cáo. - Đại diện tổ nhận mẫu báo cáo. 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau: (2’) -Xem lại cách làm, chuẩn bị tiết sau thực hành ngoài trời, -Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ thực hành. V. Nhận xét, rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHinh hoc 7_ Tuan 24.doc
Giáo án liên quan