Giáo án Toán học lớp 6 - Bài 5: Tia

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết được định nghĩa, mô tả tia bằng các cách khác nhau. Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

HS nắm được quy tắc chuyển vế.

2. Kĩ năng: Biết vẽ tia, đọc tên và viết tên một tia, phân loại hai tia chung gốc.

3. Tư duy: Rèn luyện tư duy trực quan.

4. Thái độ: Chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài.

II. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, thước kẻ.

2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới.

III. Phương pháp giảng dạy

Thuyết trình kết hợp gợi mở - vấn đáp.

IV. Tiến trình bài học

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10657 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Bài 5: Tia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết …, thứ 4 ngày 2 tháng 1năm 2013 BÀI 5: TIA I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết được định nghĩa, mô tả tia bằng các cách khác nhau. Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. HS nắm được quy tắc chuyển vế. 2. Kĩ năng: Biết vẽ tia, đọc tên và viết tên một tia, phân loại hai tia chung gốc. 3. Tư duy: Rèn luyện tư duy trực quan. 4. Thái độ: Chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài. II. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, thước kẻ. 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới. III. Phương pháp giảng dạy Thuyết trình kết hợp gợi mở - vấn đáp. IV. Tiến trình bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Viết bảng Hoạt động 1: Tia Ổn định lớp. Lồng ghép bài cũ vào trong tiết học. Gọi 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O thuộc đường thẳng xy. Yêu cầu các HS khác thực hiện vào vở. GV tô màu đỏ điểm O và phần đường thẳng tạo thành tia Oy đồng thời giải thích: Ta thấy điểm O chia đường thẳng xy thành hai phần. Hình gồm điểm O và đường màu đỏ ta gọi đó là tia gốc O, đọc là tia Oy; hình gồm điểm O và phần còn lại ta gọi đó là tia Ox( có khi ta còn nói nửa đường thẳng gốc O) Ÿ Vậy em hãy cho biết thế nào là một tia? Ÿ Nhắc lại trên hình vẽ ta có những tia nào? GV: Lưu ý khi đọc (hay viết) tên một tia ta phải đọc (viết) tên gốc trước. Chẳng hạn tia Ox, Ay, Bz… Tia Ox không bị giới hạn về phía x nên khi biểu diễn tia ta chỉ cần vạch một đường thẳng, chấm một đầu làm gốc, đầu kia kí hiệu bằng chữ cái thường. GV nêu ví dụ 2. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O. Tia Ox, tia Oy. HS lắng nghe, ghi nhận. a) b) Tia Ax, Ay, Ox, Oy, Bx, By. 1. Tia Ví dụ 1: Ox, Oy là các tia. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O được gọi là tia gốc O( hay nửa đường thẳng gốc O). Ví dụ 2 : a) Vẽ tia By b) Hãy đọc tên các tia có ở hình vẽ Hoạt động 2: Hai tia đối nhau Ÿ Hãy vẽ lại hình ở ví dụ 1. Hai tia Ox, Oy có gốc là điểm nào? Và hai tia này tạo thành đường thẳng xy, khi đó ta nói hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau. Ÿ Vậy em hãy cho biết thế nào là hai tia đối nhau? Ÿ Ta nhận thấy nếu lấy một điểm bất kì trên đường thẳng sẽ tạo thành hai tia như thế nào? GV nêu nhận xét. Yêu cầu HS làm ?1 Gọi 1 HS lên bảng trình bày. Gọi hai HS đứng tại chỗ trả lời. Ÿ Tại sao hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau? Ÿ Hãy kể tên các tia đối nhau. GV vẽ tiếp hai tia Ax và Ay như hình vẽ, hỏi chúng có là hai tia đối nhau không? GV nhấn mạnh một lần nữa: Hai tia đối nhau nếu chúng đông thời thỏa mãn cả hai điều kiện chung gốc và tạo thành một đường thẳng. Gốc O Hai tia đối nhau là hai tia cùng chung gốc và tạo thành một đường thẳng. Tạo thành hai tia đối nhau. Vì chúng không chung gốc Ax và Ay, Bx và By. Không, vì chúng không tạo thành một đường thẳng. 2. Hai tia đối nhau Hai tia đối nhau nếu: cùng chung gốc và tạo thành một đường thẳng. Ox và Oy là hai tia đối nhau. Nhận xét : Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau Hoạt động 3: Hai tia trùng nhau Yêu cầu HS vẽ vào vở tia Ax, lấy điểm B khác A thuộc tia Ax. Khi đó tia Ax còn được gọi với tên khác là tia AB. Tức tia Ax và tia AB trùng nhau. Ÿ Vậy điều kiện để hai tia trùng nhau là gì? Từ nay nếu nói hai tia mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là hai tia trùng nhau. Yêu cầu HS làm ?2. GV vẽ hình lên bảng. Nêu câu hỏi, lần lượt gọi HS trả lời. Ÿ Tia Ox và OA có trùng nhau không? Ÿ Tia OB trùng với tia nào? Ÿ Hai tia Ox và Ay có trùng nhau không? Ÿ Hai tia Ox và Oy có đối nhau không? Vì sao? Tia Ox và tia OA trùng nhau. Tia OB trùng với tia Oy. Không, vì chúng không chung gốc. Không, vì chúng không tạo thành một đường thẳng. 3. Hai tia trùng nhau ?2 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò Củng cố Nhắc lại khái niệm tia, hai tia đối nhau, điều kiện để hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. Gọi 3 HS lên bảng làm nhanh bài tập 25. Dặn dò Học thuộc khái niệm tia, hai tia đối nhau, điều kiện để hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. Làm các bài tập 22 đến 32 trang 112 SGK. Chuẩn bị bài luyện tập. HS trả lời. Bài tập 25: Đường thẳng AB Tia AB Tia BA Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Duy Tỉnh

File đính kèm:

  • docTia.doc
Giáo án liên quan