Giáo án Toán học lớp 6 - Bài 7: Ước chung lớn nhất

A. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức :

- Học sinh phải hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số.

- Học sinh biết được hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.

2. Kỹ năng :

- Bước đầu hình thành kỹ năng tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

- Học sinh phải tìm được ƯCLN của 2 số theo cách là liệt kê các ước có thể là phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

- Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể.

- Từ đó các em tìm ƯCLN của nhiều số và từ ƯCLN tìm được các ƯC của 2 hay nhiều số ấy.

3. Thái độ :

- Học tập phải nghiêm túc, tích cực.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho Hs.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Bài 7: Ước chung lớn nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Nhóm 5: Ngày soạn: 18/05/2004 Ngày giảng: 22/05/2004 Đại số: Đ7. ước chung lớn nhất (Số tiết: 02) (Toán 6 – Tập 1) Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức : Học sinh phải hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số. Học sinh biết được hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. 2. Kỹ năng : Bước đầu hình thành kỹ năng tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Học sinh phải tìm được ƯCLN của 2 số theo cách là liệt kê các ước có thể là phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể. Từ đó các em tìm ƯCLN của nhiều số và từ ƯCLN tìm được các ƯC của 2 hay nhiều số ấy. 3. Thái độ : Học tập phải nghiêm túc, tích cực. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho Hs. Chuẩn bị đồ dùng: SGK, giáo án; Thước kẻ; Bảng phụ, phiếu học tập. Nội dung bài mới: Tiết 1 ổn định tổ chức: ( 2’ ) Giới thiệu: Sĩ số: Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) Gv: Một em lên bảng tìm ƯC (12,30) ? Dưới lớp làm vào phiếu học tập cá nhân. Hs: Lên bảng: Ư (12) = {1;2;3;4;6;12} Ư (30) = {1;2;3;5;6;10;15;30} ƯC (12,30) = {1;2;3;6}. Gv: Gọi Hs nhận xét và nhận xét, chấm điểm. Số lớn nhất trong tập hợp ƯC (12,30) là số nào? Hs: Số 6. ĐVĐ: Số 6 gọi là ƯCLN của 12 và 30. Cách tìm ƯCLN trên được gọi là liệt kê. Vậy ngoài cách liệt kê các ước còn có cách nào tìm ƯCLN ? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta vào bài học ngày hôm nay. 3. Bài mới: Thời gian Hoạt động của Thầy và trò Nội dung 10’ 20’ HĐ1: Khái niệm về ước chung lớn nhất 1.1 Gv: Giới thiệu lại ví dụ trên. Hs: Ghi vào vở. Gv: Thông qua ví dụ trên em nào có thể ĐN thế nào là ƯCLN? Hs: Phát biểu ĐN. Gv: Nhận xét, củng cố. Vậy muốn tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số thì ta phải tìm được ƯC của chúng rồi lấy ra phần tử lớn nhất. 1.2 Gv: Ư (6) = ? So sánh 2 tập hợp Ư(6) với ƯC(12,30)? Hs: bằng nhau. Gv: Nhận xét. 1.3 Gv: Cho Hs làm VD2. Hs: Làm vào nháp và lên bảng. Gv: Nhận xét. Gv: Tổng quát:a,bN ? Nội dung chú ý trang 155. Hs: Đọc chú ý 1. HĐ2: Giới thiệu phương pháp tìm ƯCLN thông qua việc phân tích các thừa số nguyên tố. 2.1 Gv: Yêu cầu Hs làm VD1 Ư(84) = {…} Ư(168) = {…} Gv: Nếu liệt kê các ước thì rất lâu, đặc biệt là với những số lớn.Có cách nào khác để ta tìm được ước của một số? Gv hoặc Hs: Phân tích số đó ra thừa số nguyên tố. Gv: Hướng dẫn Hs làm các VD vào phiếu học tập theo cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Hs: Lên bảng. Gv: Yêu cầu Hs nhận xét. Hs: Nhận xét. Gv: Nhận xét và củng cố. 2.2 Gv: Yêu cầu Hs làm VD2 theo cách tương tự vào phiếu học tập, đồng thời gọi một Hs lên bảng. Hs: Làm theo yêu cầu của Gv. Gv: Yêu cầu Hs nhận xét. Hs: Nhận xét. Gv: Qua VD trên, một em nêu cách tìm ƯCLN qua việc phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Hs: Đọc và phát biểu quy tắc. 2.3 Gv: Hãy tìm 2 số bất kỳ lớn hơn 1 và có ƯCLN là 1. Hs: Làm vào phiếu học tập cá nhân. Gv: Gọi một số Hs đọc các cặp số của mình. Hs: Làm theo yêu cầu của Gv. Gv: Nêu nên khái niệm về các số nguyên tố cùng nhau: là những số lớn hơn 1 và có ƯCLN bằng 1. Trở lại VD2 ở trên cho Hs thấy 16 là ước của 80 và 176 Phân tích VD2 và đưa ra chú ý 2 -Sgk/55 2.4 Gv: Cho Hs làm ?2 Hs: Làm ?2 2.5 Gv: Tổng kết lại các cách tìm ƯCLN của 2 số và mở rộng cho nhiều số. Yêu cầu Hs tìm ƯCLN của các số sau theo 2 cách: Hs: 2 Hs lên bảng làm 2 ý theo 2 cách. Nhóm 1 và Nhóm 2 làm ý a) Nhóm 3 và Nhóm 4 làm ý b) 1-Ước chung lớn nhất: VD1: Ước chung (12,30)= ? Ư (12) = {1;2;3;4;5;6;12} Ư (30) = {1;2;3;5;6;10;15;30} Vậy: Ước chung (12,30) = {1;2;3;6} Ký hiệu: Ước chung lớn nhất là ƯCLN và viết: ƯCLN (12,30) = 6. Định nghĩa: Sgk/54. Ư(6) = {1;2;3;6} Ư(6) = {1;2;3;6} = ƯC(12,30) Vậy: Ư(6) = ƯC(12,30) Ư(ƯCLN) = {ƯC} Nhận xét: Sgk/54. VD2: Tìm ƯCLN(23,1) = ? ƯCLN(23,1) = 1 Tìm ƯCLN(10,1) = ? ƯCLN(10,1) = 1 Tìm ƯCLN(a,1) = ? ƯCLN(a,1) = 1 Chú ý 1: a,b N → ƯCLN(a,1) = 1 ƯCLN(a,b,1) = 1. 2 – Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. VD1: Tìm ƯCLN(36,84) Phân tích 2 số ra thừa số nguyên tố: 36 = 22 . 32 84 =22. 3. 7 Suy ra: 22, 3 là ước của 36 và 84 ƯC(36,84) = 22. 3= 12 ƯCLN(36,84) = 12. VD2: áp dụng: ƯCLN(16,80,176) 16 = 24 80 = 24 . 5 176 = 24 . 11 24 là ước của 16,80,176 ƯC(16,80,176) = 24 =16 ƯCLN(16,80,176) = 16. Quy tắc: Sgk/55. Các cặp số lớn hơn 1 có ƯCLN bằng 1 là: . . . Chú ý 2: Sgk/55 ?2 Tìm ƯCLN(8,9) = 1 ƯCLN(8,12,15) =1 ƯCLN(24,16,8) = 8 Tìm ƯCLN của các cặp số sau: a)ƯCLN(36,54)=? b)ƯCLN(15,18,30)=? . . . Củng cố: (3’) Các phương pháp tìm ƯCLN ƯCLN của 2 hay nhiều số nguyên tố bằng nhau bằng 1 ƯCLN của 2 hay nhiều số, trong đó một số là ước của các số còn lại thì ƯCLN chính là số đó. Hướng dẫn về nhà: (5’) Học kỹ lý thuyết. Làm bài tập 139,140,141 trang 56. Giáo viên hướng dẫn: Trần Thái Minh Thành viên Nhóm 5: 1 . Trần Thị Thanh Hiền 2 . Đỗ Thị Thơm 3 . Trần Thu Trang 4 . Nguyễn Thị Thu Hường 5 . Trần Quang Tiến.

File đính kèm:

  • docToan 6 Tap 1 Uoc chung lon nhat.doc