Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 53 đến tiết 58

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức: - HS biết: Củng cố các kiến thức trọng tâm học kỳ 1 thông qua giải đề thi và sửa lỗi cho học sinh.

1.2. Kỹ năng: - HS hiểu: Thực hiện đúng các phép tính.

- Biết rút kinh nghiệm.

1.3. Thái độ: - Giáo dục HS học bài nghiêm túc.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Các bài tập trong đề thi

3. CHUẨN BỊ:

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 53 đến tiết 58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 - Tiết 53-54 ND: 17.12. Bài: TRẢ BÀI THI HỌC KỲ 1 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Củng cố các kiến thức trọng tâm học kỳ 1 thông qua giải đề thi và sửa lỗi cho học sinh. 1.2. Kỹ năng: - HS hiểu: Thực hiện đúng các phép tính. - Biết rút kinh nghiệm. 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS học bài nghiêm túc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Các bài tập trong đề thi 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: đề thi, bài làm của học sinh 3.2. HS: Xem lại đề thi 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: Giáo viên không kiểm tra miệng mà phát bài kiểm tra học kỳ cho học sinh. Giáo viên sẽ kiểm tra học sinh trong quá trình sửa bài thi. 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình minh họa? - Giáo viên gọi một học sinh định nghĩa và một học sinh lên bảng vẽ hình. - GV: yêu cầu học sinh nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm? - HS: nêu quy tắc - GV: gọi học sinh lên bảng làm bài tập áp dụng - HS: nhận xét - GV: nhận xét - GV: em hãy nêu công thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số? - HS trả lời - Giáo viên yêu cầu học sinh áp dụng để viết tích (thương) dưới dạng một lũy thừa. - GV: em vận dụng tính chất gì để tính nhanh câu a? - HS: giao hoán và kết hợp - GV: kết quả là bao nhiêu? - HS: 469 - GV: yêu cầu học sinh nêu cách tính câu b - GV: em vận dụng tính chất gì để tính câu b? - HS: phân phối - Học sinh nêu nhận xét kết quả. - GV nêu nhận xét bài thi: còn một số học sinh làm không đúng thứ tự thực hiện phép tính và tính sai lũy thừa. - GV: gọi hai học sinh lên bảng giải lại các bài toán tìm x - HS: nhận xét - GV: nhận xét, đánh giá bài làm - GV: câu đa số làm đúng, câu b còn 1 số em tính sai - Một số sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, hoặc 12 quyển, hoặc 15 quyển đều vừa đủ bó. Tìm số sách đó, biết rằng số sách trong khoảng 100 đến 150 quyển. - GV: số sách là gì của của 10,12 và 15? - HS: BC(10,12,15) - GV yêu cầu học sinh lên bảng sửa - Học sinh nhận xét. - GV: nêu đề bài và yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình - Giáo viên nhận xét hình vẽ và cho học sinh sửa bài - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét bài làm góp ý, rút kinh nghiệm cho học sinh. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 7. - Nhận xét bài thi: tất cả đều không làm được. Câu 1: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A, B. Câu 2: a) Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối và đặt dấu trừ trước kết quả. b) (-13) + (-27) = -(13 + 27) = - 40. Bài tập 1: a) 32.33 = 35 ; b) 27:23 = 24. Bài tập 2: a) 75 + 369 + 25 = (75 + 25) + 369 = 100 + 369 = 469. b) 36.72 + 36.28 = 36.(72 + 68) = 36.100 = 3600. Bài tập 3: a) 15 + x = 21 Þ x = 21 – 15 Þ x = 6. b) 166 – (x + 52) = 81 (x + 52) = 166 – 81 (x + 52) = 85 x = 85 – 52 x = 33. Bài tập 4: Số sách là BC(10,12,15) 10 = 2.5 12 = 22.3 15 = 3.5 BCNN(10,12,15) = 22.3.5 = 60 BC(10,12,15) = B(60) = {0; 60; 120; 180; …} Vậy có tất cả 120 quyển sách. Bài tập 5: a) Điểm A nằm giữa O và B vì OA < OB (3 < 6) b) AB = 6 – 3 = 3cm c) A là trung điểm của OB vì A nằm giữa O, B và OA = AB. Bài tập 7: 2 + 22 + 23 + 24 + … + 260 = (2 + 22 + 23 + 24) + (25 + 26 + 27 + 28) + … + (257 + 258 + 259 + 260) = 2.(1 + 21 + 22 + 23) + 25.( 1+21+22+23) + … + 257.( 1+ 21 + 22 + 23) = 2. 15 + 25.15 + … + 257. 15 = 15.(2 + 25+ … + 257) ∶15. 4.4. Tổng kết: Giáo viên yêu cầu học sinh về xem lại thật kỹ bài giải để rút kinh nghiệm khi làm bài. 4.5. Hướng dẫn học tập: Bài này: + Xem lại bài giải để rút kinh nghiệm chổ sai sót. Bài sau: + Xem trước quy tắc trừ hai số nguyên. 5. PHỤ LỤC: Tuần 18 - Tiêát 55 ND: 19.12 - Bài: §7. PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HĐ1: HS biết quy tắc phép trừ hai số nguyên. - HĐ2: HS được củng cố quy tắc phép trừ hai số nguyên. 1.2. Kỹ năng: - HĐ1: HS biết cách biến đổi phép trừ thành phép cộng. - HĐ2: Tính đúng hiệu của hai số nguyên. 1.3. Thái độ: - Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một lọat hiện tượng toán học liên tiếp và phép tương tự. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Quy tắc trừ hai số nguyên. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Bảng phụ ghi ? 3.2. HS: xem lại phép cộng số nguyên, số đối. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: - GV: nêu câu hỏi kiểm tra - Câu 1 (8đ): thực hiện các phép tính a) (-1) + (-11) b) 31 + (-11) c) 210 + (-13) + (210) + (-17) - Câu 2 (2đ). Chọn đáp án đúng: 4 – 7 = ? A. 3 B. -3 C. -11 D.11 - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Câu 1: a) (-1) + (-11) = -12 (2đ) b) 31 + (-11) = 20 (2đ) c) 210 + (-13) + (210) + (-17) = -20 (3đ) Câu 2: 4 - 7 = -3 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: - GV: cho biết kết quả của phép tính 3 – 1 và 3 + (-1)? - HS: 2 - GV: vậy 3 – 1 = 3 + (-1) - GV: cho biết kết quả của phép tính 3 – 2 và 3 + (-2)? - HS: 1 - GV: vậy 3 – 2 = 3 + (-2) - GV: vậy 3 – 3 =? - HS: 3 - 3 = 3+ (-3) - GV: 3- 4=? - HS: 3 - 4 = 3+ (-4) - GV: nhận xét kết quả 2 – 2 = 2 + (-2) có giống nhau không? - HS: đều bằng 0 - GV: so sánh 2 – 1 và 2 + (-1)? - HS: bằng nhau - GV: cho học sinh rút ra nhận xét 2 – 0; 2 – (-1); 2– (-2). - GV: vậy muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào? - HS: nêu quy tắc - Học sinh nhận xét và nêu công thức - Giáo viên nhắc lại quy tắc: giữ nguyên số bị trừ, cộng với số đối của số trừ - GV: nêu ví dụ và yêu cầu học sinh thực hiện phép tính. - HĐ2: - HS: Trả lời cho ví dụ. - GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ - GV: nhiệt độ giảm nên ta làm phép toán gì? - HS: trừ - GV: yêu cầu học sinh lên bảng làm - Học sinh nhận xét. - GV: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong tập hợp các số nguyên thì luôn thực hiện được. 1. Hiệu của hai số nguyên: Ví dụ : a) 3 – 1 = 3 + (-1) 3 – 2 = 3 + (-2) 3 - 3 = 3+ (-3) 3 - 4 = 3+ (-4) 3 - 5 = 3 + (-5) b) 2 – 2 = 2 + (-2) 2 – 1 = 2 + (-1) 2 – 0 = 2 + 0 2 – (-1) = 2 + 1 2– (-2) = 2 + 2. Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. a - b = a + (-b) Ví dụ: 3 – 8 = 3 + (-8) = -5 (-3) – (-8) = (-3) + (+8) = +5 2. Ví dụ: Nhiệt độ ở Sapa hôm qua là 30C, hôm nay nhiệt độ giảm 40C. Tính nhiệt độ hôm nay ở Sapa? Giải: Do nhiệt độ giảm 40C, nên ta có: 3 – 4 = 3 + (-4) = -1 Trả lời: nhiệt độ hôm nay ở Sapa là -10C Nhận xét : SGK/81 4.4. Tổng kết: - Giáo viên gọi học nhắc lại quy tắc trừ hai số nguyên - GV: như vậy trong quá trình thực hiện phép trừ các số nguyên, em phải đưa về phép toán cộng hai số nguyên cùng dầu hoặc khác dấu đã học. - Giáo viên gọi học sinh áp dụng làm bài tập 47, 48. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. Bài tập 47: a) 2 – 7= 2 + (-7) = -5 b) 1 – (-2) = 1 + 2 = 3 c) (-3) – 4 = (-3) + (-4) = -7 d) (-3) – (-4) = (-3) + 4 = 1. Bài tập 48: 0 – 7 = 0 + (-7) = - 7; 7 – 0 = 7 + 0 = 7; a – 0 = a + 0 = a; 0 - a = 0 + (-a) = -a. 4.5. Hướng dẫn học tập: Bài này: + Nêu quy tắc trừ hai số nguyên + Xem lại các bài tập đã làm hôm nay. + Làm bài tập 49 SGK trang 82. Bài sau: + Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập. + Máy tính bỏ túi (nếu có). 5. PHỤ LỤC: Tuần 18- Tiết 56 ND: 19.12 . Bài: LUYỆN TẬP 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS được ôn lại phép trừ số nguyên. 1.2. Kỹ năng: - Thực hiện các phép toán chính xác. 1.3. Thái độ: - Có ý thức tính nhanh các phép toán. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Phép trừ hai số nguyên. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: máy tính bỏ túi. 3.2. HS: Xem lại quy tắc trừ 2 số nguyên; cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu; tính chất của phép cộng số nguyên. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: 1. Bài tập cũ: - GV: gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài tập 49 (8 đ) - Nêu công thức thể hiện quy tắc trừ hai số nguyên (2đ) - Giáo viên gọi 1 số học sinh nộp bài tập để kiểm tra. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 49: a -15 2 0 -3 -a 15 -2 0 -(-3) Quy tắc: a – b = a + (-b). 4.3. Bài mới: 2. Bài tập mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: nêu thứ tự thực hiện phép tính? - HS: ta thực hiện torng ngoặc trước - GV: nhắc lại quy tắc trừ hai số nguyên? - HS: Trả lời. - GV: nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu? - HS nêu quy tắc - GV: vậy 7 + 9-9) bằng bao nhiêu? - HS: (-2) - GV: vậy kết quả cuối cùng là bao nhiêu? - HS: 7 - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm câu b, các em còn lại làm vào vở - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm - Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài - GV: em hãy cho biết muốn tính tuổi thọ của 1 người nào đó ta làm thế nào? - HS: lấy năm mất trừ năm sinh - GV: yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 53 - Mỗi câu giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm và ghi ra bên ngoài cách thực hiện phép tính như thế nào - Học sinh nhận xét kết quả - Giáo viên nhận xét, chấm điểm - GV: x đóng vai trò là số gì? - HS: số hạng - GV: vậy muốn tìm x ta làm thế nào? - Học sinh nêu cách tính và kết quả câu a. - Giáo viên nhận xét và cho 2 học sinh lên bảng làm câu b, c. - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét. Bài 51 (SGK/82): a) 5 – (7 – 9) = 5 – [7 + (-9)] = 5 – (-2) = 5 + 2 b)(-3) – (4 – 6) = (-3) – [4 + (-6)] = (-3) – (-2) = (-3) + 2 = -1. Bài 52 (SGK/82): Tuổi thọ của nhà bác học Aùc-si-mét là: (-212) – (-287) = (-212) + 287 = 75 Đáp số: 75 tuổi. Bài tập 53 (SGK/ 82): x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x - y -9 -8 -5 -15 Bài tập 54 (SGK/ 82): a) 2 + x = 3 x = 3 – 2 x = 1 b) x + 6 = 0 x = 0 – 6 x = 0 + (-6) x = -6 c) x + 7 = 1 x = 1 - 7 x = 1 + (-7) x = -6. 4.4. Tổng kết: - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng máy tính để tính kết quả phép trừ hai số nguyên. - Học sinh đọc kết quả. - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài tập 56: a) 169 - 733 = -564; b) 53 – (-478) = 531; c) -135 - (-1936) = 1801. 4.5. Hướng dẫn học tập: Bài này: + Xem lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu. + Xem lại quy tắc trừ hai số nguyên. + Xem lại các bài tập đã làm hôm nay. Bài sau: + Xem trước quy tắc bỏ dấu ngoặc. 5. PHỤ LỤC: Tuần 19 - Tiết 57 ND: 24.12. Bài: §8. QUY TẮC DẤU NGOẶC 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HĐ1: HS biết quy tắc dấu ngoặc. - HĐ2: HS biết khái niệm tổng đại số. 1.2. Kỹ năng: - HĐ1: Biết bỏ ngoặc hoặc thêm ngoặc cho phép tính chính xác. - HĐ2: Thực hiện đúng các phép tính. 1.3. Thái độ: - Giáo dục HS học bài nghiêm túc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Quy tắc, tổng đại số. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: bảng phụ ghi quy tắc. 3.2. HS: Xem trước quy tắc. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: - Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra - Câu 1: Thực hiện phép tính (8đ) a) 8 – 12 b) (-3) – (-13) - Câu 2 (2đ): Khi bỏ ngoặc của biểu thức –(5 -11) ta được: A. 5 +11 B. 5 – 11 C. - 5 + 11 D. - 5 – 11 - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm. - Học sinh nhận xét. - GV đánh giá, chấm điểm. Câu 1: a) 8 – 12 = 8 + (-12) = -(12 – 8) = - 4 b) (-3) – (-13) = (-3) + 13 = 13 – 3 = 10 Câu 2: Khi bỏ ngoặc của biểu thức –(5 -11) ta được: C. - 5 + 11 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung - HĐ1: - GV: yêu cầu học sinh nêu ra những cặp số đối nhau? - HS: Cho ví dụ - GV: vậy số đối của 2 là mấy? - HS: -2 - GV: cho biết số đối của -5? - HS: 5 - GV: số đối của tổng [2+ (-5)]được ký hiệu là gì? - HS: –[2+ (-5)] - GV: tổng các số đối của 2 và -5 là bao nhiêu? - HS: (-2)+ 5 = 3 - GV: yêu cầu học sinh tính kết quả của –[2+ (-5)] - GV: như vậy số đối của 1 tổng có bằng tổng của các số đối hay không? - HS: bằng nhau - GV nêu ví dụ ?2 và yêu cầu học sinh làm bài - 2 học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở - Học sinh nêu nhận xét kết quả. - GV: khi bỏ ngoặc mà trước ngoặc là dấu “+” thì các số trong ngoặc có thay đổi gì không? - HS: không - GV: khi bỏ ngoặc mà trước ngoặc là dấu “-” thì các số trong ngoặc có thay đổi gì không? - HS: đổi dấu các số trong ngoặc - GV: vậy em phát biểu quy tắc dấu ngoặc như thế nào? - Học sinh phát biểu quy tắc dấu ngoặc - Giáo viên đưa ra 2 ví dụ và hướng dẫn học sinh làm câu a - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm câu b, các em còn lại làm vào vở - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm và góp ý - Giáo viên đánh giá, chấm điểm và chốt lại quy tắc dấu ngoặc, nhắc nhở học sinh chú ý khi trước ngoặc là dấu trừ - Giáo viên gọi tiếp 2 học sinh lên bảng làm - Các em còn lại làm vào vở - Học sinh nhận xét bài làm - Giáo viên nhận xét, đánh giá - HĐ2: - Giáo viên nêu ví dụ một biểu thức chỉ gồm có các phép toán cộng và trừ thì được gọi chung là một tổng đại số, gọi tắt là tổng - GV: trong một tổng đại số em có thể dời vị trí các số hạng kèm theo dấu của nó, tức là có thể vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp,… 1. Quy tắc dấu ngoặc: ?1 a) Số đối của 2 là (-2) Số đối của (-5) là 5 Số đối của tổng [2+ (-5)] là –[2+ (-5)] b) Tổng các số đối của 2 và -5 là: (-2)+ 5 = 3 Số đối của tổng [2+ (-5)] là: –[2+ (-5)] = -(-3) = 3. ?2 a) 7+ (5-13) = 7+ (-8) = -1 7+ 5 + (-13) = -1 Vậy 7+ (5-13) = 7+ 5+ (-13) b) 12 – (4 - 6) = 12- [4+ (-6)] = 12- (-2) = 12 + 2 = 14 12 – 4 + 6 = 14 Vậy 12 - (4 - 6) = 12 - 4+ 6 Quy tắc: (SGK/84) Ví dụ: a) 324 + [ 112 – (112 + 324)] = 324 + [112 – 112 – 324] = 324 + [- 324] = 324 - 324 = 0 b) (-257) - [(-257+ 156) – 56] = (-257) – [ -257 + 156 – 56] = (-257) + 257 – 156 + 56 = -156 + 56 = -100. ?3 a) (768 – 39) – 768 = 768 – 39 – 768 = -39 b) (-1579) – ( 12 – 1579) = -1579 – 12 + 1579 = -12 2. Tổng đại số: Ví dụ: 5+ (-3) – (-6) –( +7) = 5+ (-3) + (+6) + (-7) = 5 – 3 + 6- 7 = 11- 10 = 1 Chú ý: SGK/85 4.4. Tổng kết: - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại quy tắc dấu ngoặc - Giáo viên nhắc lại khái niệm “tổng đại số” và lưu ý học sinh trong một tổng có thể vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp,… - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 57 câu a và b - Hai học sinh lên bảng làm bài, các em còn lại làm vào vở. - Học sinh nhận xét bài làm và góp ý bổ sung - GV: nhận xét, đánh giá và chấm điểm học sinh. Bài 57 (SGK/85): a) (-17) + 5 + 8 + 17 = [(-17) + 17]+ (5 + 8) = 0 + 13 =13. b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 30 + 12 - 20 – 12 = (30 – 20) + (12 – 12) = 10 + 0 = 10. 4.5. Hướng dẫn học tập: Bài này: + Phát biểu quy tắc dấu ngoặc. + Đọc kỹ nội dung các phần “chú ý”. + Xem lại các bài tập đã làm hôm nay. + Làm bài tập 57c,d. Bài sau: + Chuẩn bị các bài tập còn lại. + Mang máy tính bỏ túi nếu có. 5. PHỤ LỤC: Tuần 19 - Tiêát 58 ND: 24.12 - Bài: LUYỆN TẬP 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Ôn quy tắc cộng, trừ hai số nguyên. - Ôn quy tắc dấu ngoặc. 1.2. Kỹ năng: - Bỏ ngoặc một biểu thức. - Tính tổng đại số một biểu thức. 1.3. Thái độ: - Làm bài cẩn thận, biết tính nhẩm, tính nhanh. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu; quy tắc bỏ ngoặc. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: MTBT 3.2. HS: quy tắc cộng 2 số nguyên; quy tắc dấu ngoặc. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: 1. Bài tập cũ: - Giáo viên gọi hai học sinh lên bnag3 sửa bài tập 57 câu c và d (mỗi câu 10đ) - Giáo viên gọi một số học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra - Học sinh nhận xét bài làm - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chấm điểm học sinh. Bài 57 (SGK/85) a) -5 +(-10) +16+(-1) =[-5+(-10)] + (-1)] +16 = -16 +16 =0 b) - 4 + ( -440) +(-6) + 440 = [ -4 +(-6)] +[(-440) + 440] = -10 +0 = -10. 4.3. Tiến trình bài học: 2. Bài tập mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: em hãy chobiết phép cộng có tính chất gì? - HS: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối - Giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp hai số dương để tính trước - GV: em hãy nhắc lại quy tắc dấu ngoặc? - Học sinh nhắc lại quy tắc dấu ngoặc và áp dụng bỏ ngoặc - Học sinh nhận xét kết quả - Giáo viên yêu cầu học sinh phải bỏ ngoặc trước rồi mới thực hiện các phép tính - Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm - Học sinh nhận xét. - GV: đánh giá, chấm điểm - Giáo viên đưa ra các bài tập và yêu cầu học sinh làm - Học sinh nhận xét. - GV đánh giá, chấm điểm - GV nhắc nhở học sinh hết sức chú ý khi trước ngoặc là dấu trừ thì khi bỏ ngoặc phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc và đổi dấu các số hạng trong ngoặc mà thôi Bài 58 (SGK/85) a) x + 22 +(-14)+52 = x +(22 + 52) + (-14) = x +74 +(-14) = x +60 b) -90 –(p+10) +100 = -90 –p -10 +100 = -90 -10+100 -p = -100 +100 –p = 0 - p = -p Bài 59 (SGK/85) a) (2736 - 75) - 2736 = 2736 - 75 - 2736 = (2736 - 2736) -75 = 0-75 = 75 b) (-2002) –(57- 2002) = (-2002) - 57 + 2002 = (-2002+2002) - 57 = 0 - 57 =-57 Bài 60 (SGK/85): ( 27 + 65) + (346 - 27- 65) = 27+ 65 +346 - 27- 65 = ( 27- 27) +(65 - 65) + 346 = 0 + 0 + 346 = 346 (42- 69 + 17) – (42 + 17) = 42 – 69 +17- 42- 17 =(42- 42) +(17- 17) - 69 = 0 + 0 - 69 = - 69. 4.4. Tổng kết: - Giáo viên đưa ra các bài tập để củng cố kiến thức – kỹ năng - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. - Giáo viên đưa ra bài tập trắc nghiệm để củng cố quy tắc dấu ngoặc Bài tập 2. Kết quả khi bỏ ngoặc của biểu thức –(15 – 3.7) là: A. –(15 – 3.7) B. 15 – 3.7 C. - 15 + 3. (-7) D. - 15 + 3. 7 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2 người để chọn kết quả đúng. - Giáo viên nhận xét: nếu trong ngoặc có tích a.b.c thì chỉ đổi dấu 1 lần mà tích này mà thôi chứ không đổi dấu cả 3 số a,b,c. Bài tập 1. Bỏ ngoặc rồi tính: a) (15 + 37)+ (52 – 37 – 17) = 15 + 37 + 52 – 37 – 17 = 50 b) (38 – 42 + 14) – (25 – 27 – 15) = 38 – 42 + 14 – 25 + 27 + 15 = 38 + 14 + 27 + 15 – 42 – 25 = 94 – 42 – 25 = 27. Bài tập 2. Kết quả khi bỏ ngoặc của biểu thức –(15 – 3.7) là: D. 15 + 3. 7 4.5. Hướng dẫn học tập: Bài này: + Xem lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu. + Xem lại quy tắc trừ hai số nguyên. + Xem lại quy tắc dấu ngoặc. + Xem lại thật kỹ các bài tập đã làm hôm nay. Bài sau: + Xem trước quy tắc chuyển vế. 5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docso hoc 6 tiet 5358.doc
Giáo án liên quan