Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 10, 11

I. Mục tiêu:

- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập

- Rèn kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

- Bước đầu tập suy luận và rèn kĩ năng tính toán, vẽ hình .

II. Chuẩn bị của GV và HS:

a.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.bảng phụ,đề+đáp án kiểm tra 15' .

b. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,bút màu

III. Tiến trỡnh bài dạy :

 

docx6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 10, 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn:15/10/2012 Ngày giảng: Tiết 10 Luyện tập I. Mục tiêu: - Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập - Rèn kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - Bước đầu tập suy luận và rèn kĩ năng tính toán, vẽ hình . II. Chuẩn bị của GV và HS: a.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.bảng phụ,đề+đỏp ỏn kiểm tra 15'….. b. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,bút màu……… III. Tiến trỡnh bài dạy : 1,Tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ(Kiểm tra 15’) Đề bài: Trên đường thẳng a , lần lượt lấy các điểm A; B ; C theo thứ tự đó sao cho AB = 6cm ; BC = 3cm a/ Theo hình vẽ : - Nêu tên các đoạn thẳng - Nêu tên các tia đối nhau gốc B - Nêu tên các tia chung nhau gốc A - Nêu tên các điểm nằm cùng phía đối với C b/Tính độ dài đoạn thẳng AC Đáp án : Câu a: ( 5điểm - Mỗi nội dung sau đúng cho 1 điểm ) - Vẽ hình đúng - Các đoạn thẳng : AB; AC; BC - Các tia đối nhauB: BA; BC - Các tia chung nhau gốc A: AB; AC - Các điểm nằm cùng phía đối với C : A; B Câu b: ( 5 điểm ) Ta có B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC Thay AB = 6cm ; BC = 3cm được AC = 6 + 3 = 9 ( cm ) 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Luyện các bài tập dạng: Nếu M…⇔ MA + MB = AB GV treo bảng phụ ghi đầu bài. Gọi hs đọc to, rõ đề bài trong sgk - HS quan sát đề bài và phân tích đề - GV dùng bút màu gạch chân những ý đầu bài cho, những ý đầu bài hỏi trên bảng phụ. Hai HS lên bảng làm hai ý a,b. HS1:làm ý a HS2 làm ý b GV cùng HS chấm chữa ý a - GV yêu cầu một HS khá chấm chữa ý b cho bạn. HS cả lớp nhận xét đánh giá bài làm của cả hai bạn lên bảng. HS :Đọc to đề bài - Một HS khác phân tích đề bài trên bảng phụ (dùng bút khác màu để gạch chân các ý) - Giải bài theo nhóm trong thời gian 7 phút. Sau đó đại diện một nhóm lên trình bày. -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm GV có thể lấy bài của hai nhóm tiêu biểu ( nhóm làm đúng, đủ, nhóm làm thiếu hoặc sai sót ) để cùng HS chấm chữa. GV: Đọc đề bài. Gọi hs xác định. HS: Vẽ hình xác định. Luyện các bài tập dạng M không nằm giữa A và B ⇔ MA + MB ≠ AB GV: Đọc đề bài. Gọi hs xác định. HS: Độc lập làm bài. 1.Dạng bài tập nếu M…⇔A M+ MB = AB Bài 49(SGK/ 121): Giải: M nằm giữa A và B ⇒ AM + MB = AB (theo nhận xét) ⇒ AM = AB – BM (1) N nằm giữa A và B ⇒ AN + NB = AB (theo nhận xét) ⇒ BN = AB – AN (2) Mà AN = BM (3) Từ (1), (2), (3) ta có AM = BN b) HS tự trình bày. Bài 51(SGK/122): Giải: TA + AV = VT ( 1 + 2 = 3) nên điểm A nằm giữa hai điểm T và V. Bài 47(SGK/ 122) a) Điểm C nằm giữa hai điểm A; B b) Điểm B nằm giữa hai điểm A; C c) Điểm A nằm giữa hai điểm B; C 2.Dạng bài tập M không nằm giữa A và B ⇔ MA + MB ≠ AB -Bài 48/SBT a) Theo đầu bài AM = 3,7 cm; MB = 2,3 cm; AB = 5 cm 3,7 + 2,3 ≠ 5 ⇒ AM + MB ≠ AB ⇒ M không nằm giữa A; B 2,3 + 5 ≠ 3,7 ⇒ BM + AB ≠ AM ⇒ B không nằm giữa A; M 3,7 + 5 ≠ 2,3 ⇒ AM + AB ≠ MB ⇒ A không nằm giữa M; B ⇒Trong ba điểm A; B; M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại b) Theo câu a không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, tức là ba điểm A; M; B không thẳng hàng. 4. Củng cố -Củng cố từng phần ở từng dạng bài. 5.Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ lý thuyết - Làm các bài tập 44; 45;SBT Tuần 11 Ngày soạn:22/10/2012 Ngày giảng: Tiết 11 Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài I. Mục tiêu: *Kiến thức:-Học sinh nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m ( đơn vị đo độ dài) (m > 0). -Trên tia Ox nếu OM = a; ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N. *Kĩ năng:- Biết áp dụng các kiến thức trên để giải bài tập. *Thái độ:- Giáo dục tính cẩn thận, đo, đặt chính xác cho học sinh. II. Chuẩn bị của GV và HS: a.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.bảng phụ,thước cuộn,compa….. b. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,bút màu,compa……… III. Tiến trỡnh bài dạy : 1.Tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của gv- hs Nội dung 1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào? 2) Chữa bài tập 51 SGK/122 Một HS lên bảng trả lời và làm bài tập *Em hãy mô tả cách vẽ đoạn thẳng TA = 10 cm trên một đường thẳng đã cho. GV: Vậy để vẽ đoạn thẳng AM = a cm trên tia Ox ta làm thế nào? HS đọc SGK trong 3 phút mục 1(ví dụ1). Bài 51 SGK/122 . Điểm A nằm giữa hai điểm còn lại Hoạt động 2: Vẽ một đoạn thẳng trên tia HS đọc SGK trong 3 phút mục 1(ví dụ1). GV: Để vẽ đoạn thẳng cần xác định hai mút của nó.ở ví dụ 1 mút nào đã biết, cần xác định mút nào? HS : Mút O đã biết,cần xác định mút M GV: Để vẽ đoạn thẳng có thể dùng dụng cụ nào? Cách vẽ như thế nào? HS: nêu cách vẽ và thực hành vẽ GV : Nêu cách 2 HS đọc nhận xét trong SGK/ 22 Sau khi thực hiện 2 cách xác định điểm M trên tia Ox, em có nhận xét gì? HS đọc nhận xét trong SGK/ 22 GV nhấn mạnh GV:Nêu VD2 GV: đầu bài cho gì? Yêu cầu gì? HS: đọc SGK trong 5 phút và nêu lên cách vẽ Hai HS lên bảng thao tác vẽ( GV bổ sung nếu cần) GV:Trong thực hành nếu cần vẽ một đoạn thẳng có độ dài lớn hơn thước thì ta làm thế nào? Hoạt động 3: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia HS: *Một HS đọc đầu bài VD trong mục 2 *Một HS lên bảng thực hiện VD ( cả lớp vẽ vào vở) GV:Khi đặt hai đoạn thẳng trên cùng một tia có chung một mút là gốc tia ta có nhận xét gì về vị trí của ba điểm (đầu mút của các đoạn thẳng)? Vậy: Nếu trên tia Ox có OM = a; ON = b; 0 < a < b thì ta kết luận gì về vị trí các điểm O; N; M. GV:Với ba điểm A; B; C t. hàng:AB = m; AC = n và m < n ta có kết luận gì? 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia Ví du1: Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM = 2cm *Cách 1:( Dùng thước có chia khoảng) - Đặt cạnh của thước trùng tia Ox, sao cho vạch số 0 trùng gốc O. - Vạch 2 cm của thước ứng với một điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M. *Cách 2:Có thể dùng com pa và thước thẳng Nhận xét : SGK/ 22 *Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB. Cách vẽ: Vẽ đoạn thẳng AB A B y C D Vẽ đoạn thẳng CD = AB ( bằng com pa) 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia: Ví du: Trên tia Ox vẽ OM = 2 cm ON = 3 cm Giải M nằm giữa O và N( vì 2cm < 3cm ) Nhận xét: SGK/123 Nếu trên tia Ox có OM = a; ON = b; 0 < a < b ⇒ M nằm giữa O và N. 4. Củng cố-luyện tập Có mấy cách vẽ một đoạn thẳng? nêu cách vẽ? GV: Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình . HS cả lớp làm vào vở. Nhận xét, đánh giá. Bài 1 Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 2,5 cm ON = 3 cm 5.Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập và thực hành vẽ đoạn thẳng biết độ dài( dùng thước, dùng com pa) - Làm bài tập: 53; 57; 58; 59 / SGK - Bài 52; 53; / SBT

File đính kèm:

  • docxtuan 10-11-hh6.docx
Giáo án liên quan