Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 61: Nhân hai số nguyên cùng dấu

I. MỤC TIÊU:

-HS hiểu và nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên.

-HS biết vận dụng quy tắc dấu để tính tích của các số nguyên

II. CHUẨN Bị

GV: Bảng phụ ghi bài tập củng cố: ? 4; bài 79 (SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 61: Nhân hai số nguyên cùng dấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14-01-2007 Ngày dạy: Tiết 61: Nhân hai số nguyên cùng dấu I. Mục tiêu: -HS hiểu và nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên. -HS biết vận dụng quy tắc dấu để tính tích của các số nguyên II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ ghi bài tập củng cố: ? 4; bài 79 (SGK) III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút) HS 1: Lên bảng phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và chữa bài 113 (SBT) GV nêu câu hỏi và gọi 2 HS lên bảng HS 1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .Chữa bài 113 (SBT) HS 2: Chữa bài 77 (SGK) GV cho HS nhận xét bài làm của 2 bạn và cho điểm HS. HS 2: Chữa bài 77 (SGK) Số vải tăng mỗi ngày là: 250 . x (dm) a, Với x = 3 thì số vải tăng là 250. 3 = 750 (dm) b, Với x = -2 thì số vải tăng là 250. (- 2) = - 500 (dm) Hoạt động 2: Nhân 2 số nguyên dương (5 phút) GV yêu cầu HS cho VD về hai số nguyên dương và tìm tích của chúng. HS lấy VD về hai số nguyên dương và tìm tích của chúng. GV: Vậy phép nhân hai số nguyên dương chính là phép nhân hai số tự nhiên khác 0 Hãy tính a, 12 . 3 b, 5 . 120 HS đọc kết quả của phép tính Hoạt động 3: Nhân 2 số nguyên âm (15 phút) GV cho HS làm ?2 theo nhóm: HS hoạt động theo nhóm (4 HS/nhóm) Quan sát kết quả 4 tích đầu và dự đoán kết quả của hai tích cuối. 3. (- 4) = - 12 2. (- 4) = - 8 1. (- 4) = - 4 0. (- 4) = 0 (- 1). (- 4) = ? (- 2). (- 4) = ? HS dự đoán kết quả (- 1). (- 4) = 4 (- 2). (- 4) = 8 Vì sao các em dự đoán kết quả là 4 và 8 HS: Vì theo quy luật khi một thừa số giảm 1 đơn vị thì tích sẽ giảm đi 1 lượng bằng thừa số giữ nguyên tức là giảm – 4 hay tăng 4 nên ta có kết quả là 4 và 8 (?) Hãy điền số thích hợp vào ô trống a, (- 1). (- 4) = o . o b, (- 2). (- 4) = o . o HS điền số a, (- 1). (- 4) = 1. 4 b, (- 2). (- 4) = 2. 4 Các thừa số trong ô trống có quan hệ gì với các thừa số ban đầu ? HS các thừa số trong ô trống chính là GTTĐ của các thừa số ban đầu Dựa vào các kết quả trên em nào có thể nêu Quy tắc nhân hai số nguyên âm? HS nêu quy tắc nhân hai số nguyên âm GV cho HS đọc quy tắc (SGK) HS đọc quy tắc (SGK/90) áp dụng hãy tính a, (- 3).(- 7) b, (-4).(- 150) HS thực hiện phép tính ra bảng con (giấy trong) a, (- 3).(- 7) = 3.7 = 21 b, (-4).(- 150) = 4.150 = 600 (?) Các em có nhận xét gì về tích của hai số nguyên âm HS: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương GV giới thiệu nhận xét (SGK) GV cho học sinh làm ?3 Tính: a, 5.17 b, (- 15).(-6) HS cả lớp cùng làm sau đó 1 HS lên bảng thực hiện phép tính Hoạt động 3: Kết luận – Củng cố (15 phút) Qua các biểu thức đã học các em rút ra kết luận gì về tích của một số nguyên với số 0, tích của hai số nguyên khác dấu, tích của hai số nguyên cùng dấu GV ghi kết luận lên bảng a.0 = 0.a = 0 Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a|.|b| Nếu a, b khác dấu thì a.b = (|a|.|b|) HS – Tích của một số nguyên với số 0 bằng 0 - Tích của hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm - Tích của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương GV yêu cầu HS nhìn vào phần kết luận để phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên - HS phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu GV giới thiệu chú ý (SGK) 1, Cách nhận biết dấu của tích 2, a.b = 0 => a = 0 hoặc b = 0 3, Khi đổi dấu một thừa số của tích thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu của hai thừa số của tích thì thì tích không thay đổi GV cho HS làm bài tập HS đọc đề bài và suy nghĩ làm bài 1, Điền vào chỗ chấm a. Nếu a > 0 và a.b > 0 thì b b. Nếu a > 0 và a.b < 0 thì b a. Nếu a > 0 và a.b > 0 thì b > 0 b. Nếu a > 0 và a.b < 0 thì b < 0 2. Tính 2 HS lên bảng làm bài a, (+ 3). (+ 9) a, (+ 3). (+ 9) = 3.7 = 27 b, (- 3). 7 b, (- 3). 7 = - (3.7) = - 21 c, 13.(- 5) c, 13.(- 5) = - (13.5) = - 65 d, (+ 7). (- 5) d, (+ 7). (- 5) = - (7.5) = - 35 e, (- 9). (- 8) e, (- 9). (- 8) = 9.8 = 72 3. Bài 79 (SGK) Tính 27.(- 5) từ đó suy ra các kết quả HS tính và trả lời két quả (+ 27). (+ 5) (- 27). (- 5) (- 27). (+ 5) (+ 5) . (- 27) 27.(- 5) = - (27.5) = -135 Suy ra: (+ 27). (+ 5) = 135 (- 27). (- 5) = 135 (- 27). (+ 5) = -135 (+ 5) . (- 27) = -135 Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học thuộc các quy tắc nhân hai số nguyên, các chú ý trong bài - Làm bài 80, 81, 82, 83 (SGK); HS khá giỏi làm bài 125, 126, 127 (SBT)

File đính kèm:

  • docT 61.doc