Giáo án Tôi yêu em_ Pus-Kin

1. Tác giả: Pus-kin (1799-1837):

- Là nhà thơ Nga thiên tài, người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc.

- Ông là người mê làm thơ từ nhỏ, 15 tuổi đã có thơ đăng báo.

- Thơ ông thấm đượm khát vọng tự do, tình bạn và tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.

- Tên tuổi của Pus-kin đã trở thành biểu tượng của văn hoá Nga, thơ ông gần gũi mọi tâm hồn Nga.

2. Bài thơ Tôi yêu em

- Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pus-kin. Bài thơ vốn không có nhan đề, nhan đề Tôi yêu em là do người dịch tự đặt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tôi yêu em_ Pus-Kin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi yêu em Pus-kin A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung lẫn ngôn từ nghệ thuật B. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - HS đọc tiểu dẫn SGK - Nêu những nét cơ bản về nhà thơ Pus-kin? - Nêu vài nét khái quát về bài thơ? - Hs đọc bài thơ SGK - Bài thơ có kết cấu như thế nào? Lối kết cấu ấy có ý nghĩa gì? - Tâm trạng chung của nhân vật trữ tình trong bài thơ là tâm trạng gì? - Trong bài thơ điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? - Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4? - Và từ hai câu 3-4 sang hai câu 5-6? Những cung bậc tình yêu trong tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được bộc lộ như thế nào? - Tại sao nói câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? Những ý nghĩa có thể rút ra được từ câu thơ? - Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pus-kin nói riêng, về tình yêu nói chung? I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: Pus-kin (1799-1837): - Là nhà thơ Nga thiên tài, người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. - Ông là người mê làm thơ từ nhỏ, 15 tuổi đã có thơ đăng báo. - Thơ ông thấm đượm khát vọng tự do, tình bạn và tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông. - Tên tuổi của Pus-kin đã trở thành biểu tượng của văn hoá Nga, thơ ông gần gũi mọi tâm hồn Nga. 2. Bài thơ Tôi yêu em - Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pus-kin. Bài thơ vốn không có nhan đề, nhan đề Tôi yêu em là do người dịch tự đặt. II. Đọc – hiểu bài thơ: 1. Tìm hiểu khái quát: - Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có 2 câu thơ lớn, mỗi câu có 4 dòng thơ. Như vậy, bài thơ như gồm 2 phần, mỗi phần đều bắt đầu bằng một cụ từ Tôi yêu em. Nhìn qua dường như có cảm tưởng trùng lặp nhưng đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên, con sóng sau mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức lặp nhưng cảm xúc lại hoàn toàn khác biệt. - Xét về câu chữ bề ngoài, nhân vật trữ tình dường như thông báo việc rút lui, dập tắt lửa tình. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, không nến được, cảm xúc đó cứ bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em. 2. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ: - Trong bài thơ Tôi yêu em lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đó vừa là một khẳng định không chút hồ nghi, băn khoăn, do dự, vừa là sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng. - Hai câu thơ mở đầu: Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai + Nhân vật trữ tình đã tưh thú nhận tình cảm của mình. Nói là chưa hẳn đã tàn phai nhưng dường như lại đang bùng cháy lên mãnh liệt. - Hai câu 3-4: mạch thơ đột ngột chuyển hướng: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em đã gợn bóng u hoài + Không để em bận lòng nhấn mạnh quyết định dứt khoát, tỉnh táo của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình lúc này dùng lí trí để quyết định làm ngừng xúc cảm, buộc mình phảI tự chối boe tình yêu của mình, dập tắt lửa tình đang âm ỉ cháy trong mình. - Hai câu 5-6: Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen + Đến đây tâm trạng của nhân vật trữ tình dường như đang rất đau khổ và tuyệt vọng. Tình yêu ấy giờ trở thành tình yêu đơn phương, âm thầm, chông chênh không niềm hi vọng. Trong trạng thái cảm xúc của chàng trai còn có lúc phải rụt rè, đứng từ xa và hậm hực lòng ghen. -> Tình cảm của nhân vật trữ tình đầy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc, vừa rất con người với những đam mê, những hờn ghen,… vừa mang tính lí tưởng bởi yêu hết mình và hiến dâng trọn vẹn - Hai câu cuối: Tôi yêu em chân thành đằm thắm Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em + Đến câu thơ kết diễn ra một điều bất ngờ đó là nhân vật trữ tình mặc dù yêu “chân thành, đằm thắm” nhưng vẫn cầu mong cho người mình yêu có được người yêu như “tôi đã yêu em”. =>Thể hiện một tình yêu cao thượng, nhân vật trữ tình đã vượt lên thói ích kỉ tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôI, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng. III. Tổng kết: - Tôi yêu em gợi cho ta nhiều suy nghĩ về nhân vật trữ tình Pus-kin. ở đó phảng phất nỗi buồn của mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu,vị tha. Lời giải bày tình yêu của Pus-kin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà thật tinh tế. IV. Luyện tập nâng cao: Pus-kin đã vận dụng những thủ pháp tu từ gì trong bài thơ này? Hãy phân tích hiệu quả thẩm mĩ của chúng trong sự thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình?

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 11 NC(1).doc