Giáo án trả bài viết số 5 và ra đề số 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức ngữ văn đã học trong chương trình ngữ văn 11;

2. Kĩ năng: Bước đầu học sinh tự đánh giá được kết quả làm bài của mình, biết cách chữa lỗi, sửa những luận điểm, luận cứ chưa tốt trong bài viết của mình.

3. Thái độ: Tích cực sửa sai và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Giáo viên:

+Sách GK, sách GV

+Giáo án lên lớp cá nhân, bài viết của học sinh

2. Học sinh:

Phương tiện ghi chép

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A .KIỂM TRA BÀI CŨ: KHÔNG

B .BÀI MỚI:

Chúng ta đã tiến hành viết bài viết số 5, bài nghị luận xã hội , bài viết này cho thấy trình độ hiểu biết về nghị luận xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Chúng ta sẽ tiến hành tiết trả bài để giúp các em nhận thức rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm của mình.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án trả bài viết số 5 và ra đề số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: Ngày dạy: Dạy lớp: Tiết 82 Làm văn : Trả bài viết số 5 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức ngữ văn đã học trong chương trình ngữ văn 11; 2. Kĩ năng: Bước đầu học sinh tự đánh giá được kết quả làm bài của mình, biết cách chữa lỗi, sửa những luận điểm, luận cứ chưa tốt trong bài viết của mình. 3. Thái độ: Tích cực sửa sai và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: +Sách GK, sách GV +Giáo án lên lớp cá nhân, bài viết của học sinh 2. Học sinh: Phương tiện ghi chép III.Tiến trình lên lớp A .Kiểm tra bài cũ: Không b .bài mới: Chúng ta đã tiến hành viết bài viết số 5, bài nghị luận xã hội , bài viết này cho thấy trình độ hiểu biết về nghị luận xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Chúng ta sẽ tiến hành tiết trả bài để giúp các em nhận thức rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm của mình. I. Trả bài số 5: 1. Xác định những yêu cầu của đề: ? Đọc lại đề và xác định những yêu cầu của đề: 1. Đề 1: _ Yêu cầu chung: + ND: Quan điểm của bản thân về việc giảng dạy bộ môn giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường PT + TL: Giải thích, bình luận. 2. Đề 2: _ Yêu cầu chung: + ND: Nêu cách hiểu về câu nói: "Hạnh phúc là đấu tranh" + TL : Giải thích, bình luận, chứng minh 3. Đề 3: _ Yêu cầu chung: +ND : Những suy nghĩ về sự kiện Sơn la lên thành phố. + TL: Bình luận, phân tích . 4. Đề 4: _ Yêu cầu chung: + ND: Quan niệm của bản thân về một gia đình hạnh phúc + TL : Giải thích, chứng minh 5. Đề 5: _ Yêu cầu chung: + ND: Những cơ hội và thách thức của nứơc ta khi bước vào năm 2009 + TL: Bình luận 2. Lập dàn ý bài viết: 1. Đề 1: - Mở bài: + Học sinh trong nhà trường hiện nay được học rất nhiều bộ môn văn hóa + Những kiến thức ấy giúp các em tạo một hành trang vững chắc để bước vào đời + Hiện nay, nhiều trường còn e ngại việc giảng dạy bộ môn Giáo dục SKSS vị thành niên, đây là vấn đề cần phải được nhìn nhận đúng đắn. - Thân bài : + Giải thích khái niệm " Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên" : Đây là chương trình nhằm cung cấp cho những đối tượng vị thành niên các kiến thức cần thiết về giới tính, về những thay đổi tâm sinh lý ở tuổi này, đồng thời trang bị cho các em những hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. + Thực trạng vấn đề : Hiện nay, nhiều nhà trường còn coi đây là vấn đề tế nhị nên cả Gv và Hs đều ngại ngần, né tránh. Do đó hậu quả là nhiều học sinh thiếu những kiến thức cơ bản, dẫn đến những sai lầm không thể cứu vãn: Yêu quá sớm và có QHTD sớm, có thai ở tuổi vị thành niên do không có biện pháp phòng tránh, nạo phá thai bừa bãi… + Yêu cầu của thực trạng này là cần thiết phải đưa bộ môn Giáo dục sức khỏe sinh sản vào chương trình học trong nhà trường. + Việc làm này sẽ có tác dụng rất lớn: Giúp các hs hiểu rõ về cỏ thể của mình cũng như bạn khác giới, nhận thức đúng đắn về tình yêu lứa tuổi này, có những cách hành xử không vượt qua giới hạn, biết cách phòng tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường TD… + Hy vọng trong tương lai, tất cả các trường THPT đều đưa bộ môn này vào chương trình học như một bộ môn văn hóa cần thiết. - Kết bài: + Chắc chắn sau những tiết học bổ ích này, các bạn học sinh sẽ cảm thấy hiểu biết hơn, tự tin ở bản thân hơn, đó là lợi ích thực sự của môn học. + Hy vọng rằng trong tương lai, bộ môn này sẽ trở thành một người bạn thân thiết của mỗi bạn. 2. Đề 2 : - Mở bài: + Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng mong muốn rằng mình hạnh phúc, nhưng thế nào là hạnh phúc, hạnh phúc có dễ dàng đến với ta hay không ? + Các Mác đã nói rất chính xác " Hạnh phúc là đấu tranh" - Thân bài: + Giải thích 2 khái niệm " hạnh phúc " và " đấu tranh" Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng, thỏa mãn của con người Đấu tranh: con người mạnh dạn bày tỏ ý kiến hoặc đấu tranh bằng các hình thức chính trị, vũ trang để đạt được điều mình mong muốn. + Giải thích ý nghĩa của câu" hạnh phúc là đấu tranh": Hạnh phúc không phải tự nhiên hay dễ dàng có được, mà nếu hạnh phúc ấy do người khác tự đem lại cho ta thì ta cũng không biết trân trọng. Đấu tranh để giành hạnh phúc sẽ khiến ta biết được giá trị đích thực của nó và trân trọng nó khi đã đạt được.Từ đó ta ngày càng cố gắng nhiều hơn. + Phải hiểu câu nói này với ý nghĩa rộng rãi của nó: Đấu tranh ở chính bản thân mình, đấu tranh trong tập thể, đấu tranh trong một cộng đồng, đấu tranh giải phóng dân tộc… VD: Một bạn học sinh không học bài cũ nhưng đã cố gắng tự đấu tranh bản thân để không quay cóp, đó là hạnh phúc. Một tập thể lớp mạnh dạn đấu tranh để loại bỏ những tồn tại trong học tập và rèn luyện để tiến bộ, đó là hạnh phúc. Một dân tộc đã bỏ bao xương máu để giành độc lập cho dân tộc, đó là hạnh phúc… + Trong mọi thời đại, câu nói này của Các Mác vẫn giữ nguyên giá trị, và nó đặc biệt đúng với dân tộc ta, một dân tộc đã từng trải qua không ít những cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại. - Kết bài: + Mỗi người đều tạo cho mình một con đường riêng để đi đến hạnh phúc, song có một điều chúng ta cần tâm niệm, hạnh phúc là thứ phải được đấu tranh để giành lấy. + Khi đã giành được hạnh phúc rồi thì ta phải nâng niu và trân trọng . 3. Đề 3: _Mở bài: + Mỗi vùng, mỗi tỉnh thành đều có xu hướng phát triển đi lên, và được lên thành phố là niềm mơ ước của nhiều thị xã + Việc thị xã Sơn La được công nhận là đô thị loại 3 đã để lại cho em nhiều suy nghĩ. _ Thân bài: + Ngày 26/ 10/ 2008, toàn thể nhân dân Sơn La vui mừng phấn khởi đón nhận sự kiện Sơn La được công nhận là đô thị loại 3, đây là một sự kiện lớn của tỉnh nhà, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. + Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã có những sự phát triển vượt bậc về mọi lĩnh vực ,đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ, công trình thủy điện Sơn La được xây dựng cũng tạo bứơc tiến lớn, thúc đẩy kinh té phát triển, tỉnh cũng đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng khá vững chắc, đời sống nhân dân được nâng cao, đó là những cơ sở để Sơn La được lên thành phố. + Từ khi quyết định được ban hành, người dân phấn khởi, các ngành các cấp trên địa bàn cũng có động lực phấn đấu hơn, các mặt kinh tế, chính trị , văn hóa XH có nhiều khởi sắc. + Cũng từ sự kiện này, có nhiều thách thức được đặt ra với sự phát triển của tỉnh. Cơ sở hạ tầng dù đã có nhiều tiến bộ so với trước song về cơ bản còn thua kém nhiều tỉnh bạn, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng. Đời sống của một bộ phận không nhỏ những người dân vùng sâu, vùng xa chưa được cải thiện, vẫn còn hộ đói , hộ nghèo, nhiều trẻ em chưa được đến trường. Nhiều dịch vụ còn bất cập, thủ tục rườm rà. + Với tư cách là công dân của thành phố mới, bản thân mỗi học sinh cần cố gắng học tập và trau dồi đạo đức để cống hiến và xây dựng thành phố Sơn La ngày càng giàu đẹp. _ Kết bài: + Trách nhiệm của mỗi chúng ta với tư cách là một người dân của thành phố Sơn La mới là phải luôn đi đầu trong công cuộc học tập và xây dựng + Tôi tin rằng với đội ngũ công dân trẻ, thành phố sẽ còn phát triển hơn nữa. 4. Đề 4: _ Mở bài: + Gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là nơi mỗi người được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ cha + Ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc .Vậy thế nào là một gia đình hạnh phúc? _ Thân bài:+ Giải thích khái niệm" Gia đình": Gia đình được coi là một tế bào của xã hội, trong đó mỗi thành viên đễu có liên hệ với nhau bằng quan hệ huyết thống. + Thế nào là một gia đình hạnh phúc? Mỗi người sẽ có một quan niệm riêng. + Gia đình hạnh phúc trứơc hết là một gia đình có đầy đủ các thành viên, ít nhất là có cha mẹ và con cái, còn đầy đủ cha mẹ thì con cái đựoc sống trong tình thương yêu trọn vẹn, cha mẹ có con cái thì đó là niềm hạnh phúc tất yếu. + Gia đình hạnh phúc là tổ ấm yêu thương, mọi thành viên trong gia đình đều nghĩ cho nhau, hướng về nhau, con cái tôn trọng ông bà cha mẹ, cha mẹ dành hết mọi điều tốt đẹp nhất cho con. + Gia đình hạnh phúc là nơi ta có thể tìm về sau những bon chen của cuộc sống , nơi ấy không có những tính toán , lọc lừa, chỉ là những bữa cơm đầm ấm và những lời động viên khích lệ, là nơi ta tìm thấy niềm an ủi sau những thất bại, để được tiếp thêm sức mạnh trong cuộc sống. + Gia đình chính là cội nguồn của mỗi người , nơi ấy có những người đã sinh ra ta, có tổ tiên, có truyền thống, là nơi nuôi dưỡng những tình cảm cao đẹp của con người. + Gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh, đó là ước mơ của tất cả mọi người, để đạt được điều đó, mỗi người đều phải cố gắng. - Kết bài: + Một gia đình hạnh phúc sẽ tạo ra những con người có nhân cách cao đẹp, biết coi trọng giá trị gia đình. + Mỗi người nên có ý thức xây dựng cho bản thân một gia đình hạnh phúc. 5. Đề 5: _ Mở bài: + Một mùa xuân mới lại về, tất ca chúng ta đều đang mong chờ một sự đổi mới theo hướng tốt đẹp. + Đất nước ta đang tiến vào một niên kỉ mới với nhiều điều kiện cũng như thách thức, năm 2009 cũng là năm dự báo nhiều sự thay đổi. _Thân bài: + Những cơ hội đối với nước ta trong năm 2009: * Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển mới của nước ta trên trường quốc tế.Kể từ khi gia nhập WTO , nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt nam, coi đây là một thị trường tiềm năng * Trong năm nay, du lịch và dịch vụ cũng được dự đoán sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch di tích lịch sử * Các sự kiện văn hóa ,các lễ hội cũng được tổ chức thường xuyên và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, cả nước và Hà Nội đang tích cực chuẩn bị cho lễ hội 1000 Thăng Long. * Trong năm 2009, lần đầu tiên nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được đưa vào sử dụng, sự kiện này có ý nghĩa lớn đối với ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam cũng như nền kinh tế nói chung. * Về giáo dục, nhiều cải cách quan trọng đã được ban hành, chúng ta đang có những thay đổi lớn để ngày càng tiến tới hòa nhập với nền GD của thế giới. + Những thách thức của nước ta: * Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra cũng tác động phần nào đến sự phát triển kinh tế của nứoc ta và đặc biệt là các lao động ở nước ngoài, nhiều ngành phải cắt giảm sản xuất hoặc ngừng sản xuất, đời sống nhân dân nhiều khó khăn. * Sự du nhập văn hóa của các nước châu âu hiện đại cũng có mặt trái, một thế hệ thanh niên có lối sống buông thả ,quá tự do phóng túng gây ra nhiều tệ nạn xã hội * Tình trạng thiếu việc làm vẫn còn tồn tại , nhà nước cũng chưa đưa ra đựoc biện pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để vấn đề này. * Một bộ phận cán bộ Đảng viên còn thiếu trách nhiệm trong công việc, tình trạng ăn hối lộ vẫn còn, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. * Một loạt các công trình xây dựng dở dang, làm lãng phí của nhà nước hàng chục tỉ đồng + Nhiệm vụ quan trọng của nứơc ta trong năm 2009 là phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. _ Kết bài: + Đất nước đang từng ngày hội nhập và đổi mới, cũng còn nhiều thách thức phải vượt qua song tôi tin rằng, với tiềm lực sẵn có và lòng quyết tam, chúng ta nhất định thành công. 3. Nhận xét bài làm của học sinh: a. Ưu điểm: - Những đề trên đều là đề mở nên học sinh có điều kiện thể hiện thoải mái các hiểu biết hay quan niệm của bản thân mình - Nhiều em có kiến thức xã hội khá phong phú ở nhiều lĩnh vực, có những quan điểm đúng đắn , nghiêm túc và mới mẻ trong các lĩnh vực xã hội - Một số em có kĩ năng nghị luận khá tốt, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ phù hợp với nghị luận xã hội. - Đa số các em đều đảm bảo một phần các ý cơ bản theo yêu cầu của đề b. Nhược điểm: - Nhiều em kiến thức xã hội còn nông cạn, hiểu biết sơ sài về vấn đề cần nghị luận, dù đó là vấn đề rất thiết thực với bản thân các em. - Nhiều em chưa đáp ứng được yêu cầu của đề, cá biệt có một số em hầu như không làm được bài, không nêu được một ý nào. - Nhiều em kĩ năng nghị luận rất yếu, ngôn ngữ thiếu trau chuốt hoặc không phù hợp với bài nghị luận xã hội. - Các em còn mắc nhiều lỗi diễn đạt , dùng từ .câu, chính tả… 4. Kết quả bài làm: Lớp Giỏi Khá Tb Yếu …………….……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. II.RA Đề BàI VIếT Số 6: 1. Đề : Đề 1(Lớp 11T) : Cảm nhận của em về bài thơ " Tràng giang " của Huy Cận. Đề 2(Lớp 11H): Vẻ đẹp của bài thơ " Vội vàng" ( Xuân Diệu). Đề 3:(Lớp 11 Si): Tại sao nói bài thơ " Hầu trời " của Tản Đà là một bài thơ có nhiều nét mới so với thơ cũ? Đề 4:(Lớp 11A1):Những suy nghĩ của em về cái tôi cá nhân của Phan Bội Châu thể hiện qua bài " Xuất dương lưu biệt". Đề 5: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. 2. Đáp án: Đề 1: - Yêu cầu chung: + Nội dung: Cảm nhận về bài thơ " Tràng giang"_ HCận + Kĩ năng: Phân tích, phát biểu cảm nhận. - Yêu cầu cụ thể: + "Tràng giang " là niềm khắc khoải không gian, là nỗi buồn mênh mang của con người khi nhận ra cái hữu hạn của đời mình thứoc đát trời bao la. v Cảnh gợi những cái hữu hạn nhỏ bé: + Mở đầu bài thơ là hình ảnh lớp lớp gợn sóng đuổi theo nhau trên sông dài, gợi một nỗi buồn miên man không dứt. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song +Thuyền, sóng gợn, cành củi khô, những hàng bèo trôi nổi trên sông... vừa gợi nỗi buồn hiện tại vừa gợi nỗi sầu nhân thế, lại vừa gợi nỗi sầu của kiếp người! +Thuyền về / nước lại. tiểu đối gợi sự chia lìa, tan tác...Sóng gợn (nhỏ) gợi nỗi buồn bâng khuâng, da diết (điệp điệp: láy âm gợi nỗi buồn liên tiếp, trùng điệp; lại vừa như đóng lại bởi phụ âm tắc / p / vô thanh, nỗi buồn như ủ kín trong lòng không nói được thành lời! +Cành củi khô, hàng bèo dật dờ trôi nổi... đi về đâu giữa sông nước mênh mang?! gợi liên tưởng đến những kiếp người, những cuộc đời buồn! +Nỗi buồn riêng của thế hệ những người cầm bút lúc bấy giờ, nỗi buồn của Thơ mới hoà nhập với nỗi sầu nhân thế để tạo ra âm hưởng buồn da diết “Mang mang thiên cổ sầu”, nỗi buồn của những con người gắn bó với đất nước nhưng cô đơn,bấtlực v Cảnh mênh mông vô hạn, rộng đến không cùng: +Sông dài, trời rộng, mây cao, núi bạc, bờ xanh, bãi vàng, gió, làng xa.. +Không gian ba chiều: chiều rộng của cảnh vật mặt đất, chiều cao của bầu trời, chiều sâu của sông nước. Đối diện với cảnh vật ấy là con người nhỏ bé, cô đơn! +Cảnh bên sông, trên sông cũng là cảnh của tâm trạng, cảm xúc của tâm trạng. Tâm trạng của thi sĩ và cũng là tâm trạng của một lớp người thủa ấy: gắn bó với quê hương đất nước nhưng bất lực! Họ thường tìm đến cảnh mênh mông hoang vắng, cảnh chiều tà, cảnh chia li, những sự vật nhỏ nhoi, gợi nhngx kiếp người nhỏ bé bơ vơ...Tràng giang tiêu biểu cho phong cách thơ ấy! + Trên cái nền mênh mông của không gian, mây nổi thành cồn, thành lớp “đùn núi bạc”! + Cánh chim nhỏ nhoi đến tội nghiệp, nghiêng cánh (sức nặng của bóng chiều như đang đè nặng lên cánh chim nhỏ bé ấy) +Dợn dợn: có cái gì gợn lên, dấy lên trong lòng. Tâm trạng thương nhớ quê hương bắt nguồn từ sóng nước tràng giang! Thiên nhiên là nơi gửi gắm nỗi buồn, gửi gắm nỗi lòng thương nhớ quê hương! (yêu thiên nhiên cũng là tình cảm yêu nước) Đề 2: - Yêu cầu chung: + Nội dung: Vẻ đẹp của bài thơ " Vội vàng" ( Xuân Diệu) + Kĩ năng: Phân tích - Yêu cầu cụ thể: * Vẻ đẹp về nội dung: + Tác giả muốn “tắt nắng” “ buộc gió”, muốn đoạt quyền của tạo hoá, thiên nhiên, đề giữ lại hương vị, màu sắc, giữ lại cái đẹp của cuộc đời. + Cuộc sống trần thế đẹp vô cùng : hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si, ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần... Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si... Cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ khiến nhân vật trữ tình như đang ngây ngất trước cuộc sống thiên đường nơi trần thế. + Nhưng mùa xuân còn là dấu hiệu của bước chuyển thời gian: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Mùa xuân gắn liền với cái đẹp của tình yêu, tuổi trẻ, của cảnh vật, nên “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” +Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu, song quy luật cuộc đời,tuổi trẻ không tồn tại mãi, nhà thơ xót xa, tiếc nuối " nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời" +Nhà thơ không quan niệm thời gian tuần hoàn (thời gian liên tục, tái diễn, lặp đi lặp lại, quan niệm lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian) Quan niệm của nhà thơ về quy luật thời gian: Thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Nhà thơ lấy sinh mệnh cá nhân con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian +Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát, hẫng hụt: Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt +Con người phải biết quý từng giây, từng phút của đời mình! Biết làm cho từng khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa thiêng liêng! +Ta muốn ôm.. -Ta muốn riết... -say, thâu, cắn... Cảm xúc tràn trề, ào ạt, vồ vập hăm hở đựoc diễn tả bằng động từ mạnh, tăng tiến dần... + Tiếng lòng khao khát, mãnh liệt của chủ thể trữ tình, gắn với mỗi ước muốn là một biểu hiện cụ thể của trạng thái: +Vội vàng chạy đua với thời gian, thể hiện khao khát sống mãnh liệt, cuồng nhiệt chưa từng thấy, đó là cái “tôi” thi sĩ.Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc, Xuân Diệu miêu tả cảnh vật bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung! của “Cặp mắt xanh non và biếc rờn”! * Vẻ đẹp về nghệ thuật: + Tác phẩm được đánh gía là một trong những bài thơ" mới nhất" của Xuân Diệu + Tác giả đã sử dụng thể thơ rất tự do, phóng khoáng, luca 5 chữ , lúc 7 chữ tùy theo trạng thái cảm xúc. + Trong bài thơ có một so sánh rất táo bạo, thể hiện điểm mới mẻ trong quan niẹm thẩm mĩ của nhà thơ: "tháng giêng ngon như một cặp môi gần".Tác giả đã lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực cho mọi đối tượng. + Một loạt hệ thống hình ảnh có tính chất đối lập, tương phản cũng được xây dựng để làm nổi bật cảm thức về thời gian của nhà thơ + những động từ mạnh, gợi cảm giác và đầy xúc cảm cũng tạo ra một nhịp điệu thơ hối hả, cuồng nhiệt. Đề 3: - Yêu cầu chung: + Nội dung: Những nét mới mẻ của bài thơ" Hầu trời" + Kĩ năng: Phân tích, chứng minh - Yêu cầu cụ thể: * Những nét mới về nội dung: + Tác phẩm miêu tả lí do và thời điểm lên đọc thơ hầu trời để bộc lộ cái tôi thật tài hoa, phóng túng và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời, đồng thời trần tình tình cảnh khốn khổ của nghề viết văn và thực hành “Thiên lương” ở hạ giới, phút lưu luyến tiễn biệt khi trở về. + Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà. + Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: trời đang mắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe! -Trời đã sai gọi buộc phải lên! “Đêm qua chẳng biết có hay không Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên - sướng lạ lùng. + Cách kể tự nhiên, nhân vật trữ tình như giãi bày, kể lại một câu chuyện có thật! (một sự thoả thuận ngầm với người đọc). + Câu thứ nhất nội dung bình thường, nhưng đến câu thứ hai, thật lạ: quen cả với tiên! nhà thơ cũng là vị “trích tiên” - tiên bị đày xuống hạ giới. Việc lên đọc thơ hầu trời cũng là việc bất đăc dĩ: “Trời đã sai gọi thời phải lên” Có chút gì đó ngông nghênh, kiêu bạc! tự nâng mình lên trên thiên hạ, trời cũng phải nể, phải sai gọi lên đọc thơ hầu trời! + Không gian bao la, sang trọng, quý phái của trời thật ấn tượng nhưng không phải ai cũng được lên đọc thơ cho trời nghe. Cách miêu tả làm nổi bật cái ngông của nhân vật trữ tình. +Trời khen: “trời nghe, trời cũng lấy làm hay”. Trời tán thưởng “Trời nghe trời cũng bật buồn cười”. Trời khẳng định cái tài của người đọc thơ: “ Trời lại phê cho văn thật tuyệt Văn trần như thế chắc có ít” + Người đọc thơ hay mà tâm lí người nghe thơ cũng thấy hay! khiến người đọc bài thơ này cũng như bị cuốn hút vào câu chuyện đọc thơ ấy, cũng cảm thấy “đắc ý” “sướng lạ lùng”! + Nhà thơ nói được nhiều tài năng của mình một cách tự nhiên, qua câu chuyện tưởng tượng "Hầu trời" đọc thơ + Các nhà Nho tài tử thường khoe tài (thị tài), tài năng mà họ nói đến là tài Kinh bang tế thế! Tản Đà khoe tài thơ, nói thẳng ra “hay” “thật tuyệt” mà lại nói với trời. Tự khen mình (vì xưa nay ai thấy trời nói đâu?!), tự phô diễn tài năng của mình. +Quan niệm của Tản Đà về nghề văn: Văn chương là một nghề, nghề kiếm sống. Có kẻ bán, người mua, có chuyện thuê, mượn; đắt rẻ.Quả là bao nhiêu chuyện hành nghề văn chương! một quan niệm mới mẻ lúc bấy giờ. + Khát vọng ý thức sáng tạo, trong nghề văn: Người viết văn phải có nhận thức phong phú, phải viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn, triết lí, dịch thuật (đa dạng về thể loại). + Tản Đà giới thiệu về mình, với nét riêng: +Tách tên, họ. +Nói rõ quê quán, châu lục, hành tinh. Nói rõ để trời hiểu Nguyễn Khắc Hiếu (ý cái tôi cá nhân) và thể hiện lòng tự tôn , tự hào về dân tộc mình “sông Đà núi Tản nước Nam Việt” ... + Phần cuối tác phẩm, Tản Đà còn kể lai chân thực về cuộc đòi của mình cũng như của nhiều nhà văn ở hạ giới, đó là nội dung chưa bao giờ các nhà văn trước đó dám bộc lộ rõ ràng đến thế. * Những nét mới về nghệ thuật: +Cảm hứng lãng mạn và hiện thực đan xen nhau, trong bài thơ. (hiện thực: đoạn nhà thơ kể về cuộc sống của chính mình), khẳng định vị trí thơ Tản Đà là “gạch nối của hai thời đại thi ca” +Lối kể dân giã, giọng điệu khôi hài Có nhiều câu chuyện về người trần gặp tiên, nhưng Hầu trời vẫn có cái mới, cái lạ cuốn hút người đọc, câu chuyện trời nghe thơ! +Nhân vật trữ tình với trời và các chư tiên, có quan hệ suồng sã, thân mật. (Chư tiên gọi nhà thơ bằng anh!) + Cách dùng từ có nhiều thú vị: Từ dùng nôm na như văn nói, phù hợp với sự hư cấu của nhà thơ. “Văn dài hơi tốt ran cung mây” “văn đã giàu thay, lại lắm lời” “Trời nghe trời cũng bật buồn cười” “Kiếm được thời ít, tiêu thì nhiều” ,“lo ăn lo mặc hết ngày tháng” +Nhân vật trữ tình bộc lộ ý thức cá nhân, tạo nên cái “ngông” riêng của Tản Đà: Đề 4: - Yêu cầu chung: + Nội dung: Cái tôi cá nhân của Phan Bội Châu trong tác phẩm" Xuất dương lưu biệt " + Kĩ năng: Phân tích - Yêu cầu cụ thể: + Làm trai phải lạ ở trên đời Tác giả quan niệm :Sinh ra làm thân nam nhi, phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại cho đời.Các bậc tiền nhân trước như: Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ đã từng nói nhiều về chí làm trai.... +Câu thơ thứ hai: Há để càn khôn tự chuyển dời Lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ. (lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài vô can. + Chí làm trai mà các bậc tiền nhân nhắc đến gắn với lí tưởng phong kiến, gắn với nhân nghĩa, chí khí, với công danh sự nghiệp. Chí làm trai theo quan niệm mới mẻ của cụ Phan: Phải xoay trời chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước. ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình, trong những câu thơ tiếp theo. Trong khoảng trăm năm cần có tớ + Khẳng định đầy tự hào, đầy trách nhiệm: dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước,tự nhận gánh vác việc giang sơn một cách tự giác, tác giả đã nói bằng cả tâm huyết, bằng tấm lòng sục sôi của mình.-> Phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại (Tính phi ngã). +Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:“Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc); “Si” (ngu) +Khát vọng hành động, tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các từ chỉ không gian: “Trường phong đông hải” “Thiên trùng bạch lãng” vừa kì vĩ, vừa rộng lớn gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. (Con người trong thơ xưa chưa phải là con người các nhân, cá thể mà là con người vũ trụ) + Hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác dụng tô đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình, đó là khát vọng là tư thế hăm hở lên đường cứu nước. + Nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua giọng điệu bài thơ:đó là con người tự tin, dám khẳng định mình; ý thức rõ về nỗi vinh nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đề 5: - Yêu cầu chung: + Nội dung: Bài thơ " Đây thôn Vĩ Dạ " của Hàn Mặc Tử + Kĩ năng: Phân tích - Yêu cầu cụ thể: + Câu thơ đầu tiên là một câu hỏi nhẹ nhàng, ý vị: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” Lời của ai? cô gái? hay mình tự hỏi mình? nhân vật trữ tình tự phân thân, đem đến cho lời hỏi nhiều cảm xúc (mời mọc, trách móc nhẹ nhàng)- bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến bâng khuâng! +Câu hỏi tạo cảm xúc đa chiều, chứa đựng cả những uẩn khúc trong lòng (bài thơ được viết trong lúc tác giả lâm bệnh nặng). Khẳng định cảm xúc mãnh liệt: tình yêu cuộc sống và con người! + Câu thơ tiếp theo sắp xếp khá đặc biệt: Nắng- hàng cau-nắng Câu thơ chỉ gợi chứ không tả. Hoà với nắng là sắc màu: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Mướt: gợi sự mềm mại, mượt mà, mỡ màng, mơn mởn của lá non! Thấp thoáng sau rặng trúc là nhữ

File đính kèm:

  • doctra bai so 5 Ra de so 6 Rat ki cong.doc