Giáo án Tự chọn bám sát- Thực hành phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

A.Mục tiêu bài học :

Giúp HS :

- Nắm được đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật

- Vận dụng phân tích giá trị đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua bài tập cụ thể.

 

B. Phương tiện thực hiện :

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế bài dạy.

 

C.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và

làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.

 

D.Tiến trình dạy học :

Nội dung bài học :

 

ã Bài tập thực hành : Cảm thụ, phân tích giá trị, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật :

ã

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn bám sát- Thực hành phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát : Thực hành phong cách ngôn ngữ nghệ thuật : A.Mục tiêu bài học : Giúp HS : - Nắm được đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật - Vận dụng phân tích giá trị đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua bài tập cụ thể. B. Phương tiện thực hiện : - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản. D.Tiến trình dạy học : Nội dung bài học : Bài tập thực hành : Cảm thụ, phân tích giá trị, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật : HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV hướng dẫn HS làm bài tập ? Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu của bài tập ? Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Trình bày ngắn gọn các lớp nghĩa đó ? Lớp nghĩa nào là lớp nghĩa chủ yếu mà tá giả muốn thể hiện qua ngôn ngữ của tác phẩm ?Những từ ngữ nào trong bài thơ vừa gợi hình ảnh bánh trôi nước cụ thể vứa có hàm nghĩa về con người ?Những từ ngữ nào trong bài thơ có vai trò định hướng, giúp chúng ta hiểu hàm nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt qua ngôn từ ? Sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em...”. ? ý nghĩa chung của những bài ca dao đó là gì Ví dụ : -Thân em như hạt mưa sa... - Thân em như miếng cau khô... - Thân em như tấm lụa đào... - Thân em như thể cánh bèo... - > ý nghĩa chung của các bài ca dao đó là : nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa( Bị phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào người khác; không tự quyết định được hạnh phúc của mình). ? So sánh cách dùng từ ngữ, hình ảnh của các bài ca dao đó với cách dùng hình ảnh “bánh trôi nước” trong bài thơ của Hồ Xuân Hương để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. ? Chỉ rõ điểm tương đồng và nét khác biệt giữa hình ảnh “hoa đào năm ngoái” trong Truyện Kiều và “đào hoa y cựu” trong bài thơ của Thôi Hiệu ? Hình ảnh “kẻ ở – người đi, vầng trăng ai xẻ làm đôi” của Truyện Kiều so với ca dao có nét gì tương đồng ? Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nét riêng của hình ảnh “vầng trăng ai xẻ làm đôi” trong Truyện Kiều ? Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện trong bài thơ “Mời trầu” của Hỗ Xuân Hương. I.bài tập 1 : bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương ) Bài thơ có hai lớp nghĩa : + Trước hết, tác giả tả thực cái bánh trôi nước về màu sắc, hình dáng, nhân bánh, cách nấu... + Nghĩa bóng : Phẩm chất của em rất xinh giòn, trong trắng ( vùă trắng lại vừa tròn); kiên trinh thuỷ chung ( vẫn giữ tấm lòng son). Số phận người phụ nữ Việt nam ( ngày xưa) bị lệ thuộc (bởi tam tòng ), phụ thuộc vào hoàn cảnh, trải qua nhiều long đong vất vả, trong cuộc đời ( Bảy nổi ba chìm). > Lớp nghĩa bóng là chủ yếu. Những từ ngữ vừa gợi hình ảnh vừa bánh trôi nước cụ thể vừa có hàm nghĩa về con người : + Các từ ngữ : trắng , tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son... + Điểm tương đồng : Đều nói về thân phận người phụ nữ VN xưa : có vẻ đẹp về phẩm chất, ngoại hình, số phận trôi nổi, phụ thuộc vào hoàn cảnh. + Điểm khác biệt : Trong các bài ca dao trên : sử dụng hình ảnh so sánh và ẩn dụ. Trong bài “Bánh trôi nước” sử dụng hình ảnh ẩn dụ. II.Bài tập 2: + Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. (Nguyễn Du) + Gương mặt người ( ngày xưa) không biết đã về chốn nào rồi. (Chỉ còn) hoa đào vẫn cười với gió xuân như xưa. (Thôi Hộ) Điểm tương đồng : Cả hai trường hợp đều nói về tâm trạng cảm hoài, nhớ tiếc về con người trước cảnh cũ. Điểm khác biệt : Trong Truyện Kiều : “hoa đào” – hoà trộn giưa thực tịa và quá khứ ( tâm trạng bàng hoàng ). Trong câu thơ của Thôi Hộ : hình ảnh hoa đào trong hiện tại so sánh với cảnh cũ. III.Bài tập 3 : + Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) +Đau lòng kẻ ở người đi, Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm. ( Ca dao ) + Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng ? Đưa nhau một bước lên đàng, Cỏ xanh hai dãy, mấy hàng châu sa. ( Ca dao) Nét tương đồng : Hình thức đối ngẫu, câu hỏi tu từ - chỉ sự chia li phũ phàng của đôi lứa. Nét riêng của hình ảnh “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” trong Truyện Kiều : gợi sự chia li, cô đơn của con người từ hai phía ( Thúc Sinh và Thuý Kiều). IV.Bài tập 4: +Bài thơ Mời trầu ( Hồ Xuân Hương) Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện trong bài thơ: Tính hình tượng : miếng trầu, quá trình đảo ngược vị trí kết hợp của miếng trầu, Tính truyền cảm : thể hiện cảm xúc chủ quan của nhân vật trữ tình. Tính cá thể : thể hiện tính cách bướng bỉnh, đầy bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. ( Bài thơ mang đậm màu sắc dân gian : miếng trầu, quả cau, cách nói tự nhiên, bình dị, dân dã, gợi nét riêng văn hoá VN). ** Hướng dẫn học bài : Ôn tập lý thuyết về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Giờ sau : trả bài số 3.

File đính kèm:

  • docTu chon tuan 15.doc