Giáo án Tự chọn bám sát tuần 20- Luyện tập một số phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả

A.Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS :

- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trên để làm tăng chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp.

B. Phương tiện thực hiện :

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế bài dạy.

 

C.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và

làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.

 

D.Tiến trình dạy học :

D1. Ổn định tổ chức :

D2. Kiểm tra bài cũ :

Nội dung chính thơ văn của Nguyễn Trãi ?

D3.Nội dung bài học :

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn bám sát tuần 20- Luyện tập một số phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát : Tuần 20 luyện tập một số phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trên để làm tăng chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp. B. Phương tiện thực hiện : - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản. D.Tiến trình dạy học : D1. ổn định tổ chức : D2. Kiểm tra bài cũ : Nội dung chính thơ văn của Nguyễn Trãi ? D3.Nội dung bài học : HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Nhắc lại khái niệm về phương thức biểu đạt tự sự ? Hãy lấy ví dụ minh hoạ ? Trong văn bản tự sự, cốt truyện gồm các thành phần nào Ví dụ : Truyện Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng ? HS nhận xét về cốt truyện của tác phẩm - GV bổ sung ? Theo em, mục đích chủ yếu của tự sự trong tác phẩm văn chương là gì ? Lấy ví dụ minh hoạ ? Miêu tả là gì, mục đích của miêu tả là gì ? Khi làm văn miêu tả cần chú ý những điều gì ? Muốn vậy, người miêu tả cần chú ý những điều gì ? Viết đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả - HS làm bài tập và trình bày - HS nhận xét - GV bổ sung 1.tự sự : * Khái niệm : a) Tự sự : là kể việc (tự : thuật lại, bày ra ; sự : việc ). Dần dần, hoạt động tự sự không chỉ chú trọng tới kể việc mà còn quan tâm ngày càng nhiều hơn đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. b)Tự sự gồm một chuỗi diễn biến của những sự kiện trong cuộc sống của con người và muốn kể lại, thuật lại cho người khác. Muốn thế thì người kể chuyện phải xây dựng cho câu chuyện của mình một cốt truyện chân thực, hợp lý, hấp dẫn ; ở đó, các sự kiện cần được tổ chức sao cho thu hút được sự chú ý của người đọc ( người nghe ). - Cốt truyện có thể bao gồm các thành phần ; + Trình bày ( mở đầu) : Giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện ( thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, lai lịch và mối quan hệ của các nhân vật,...trước khi xảy ra mâu thuẫn xung đột hoặc những đột biến khác). + Khai đoạn (thắt nút ) : Nêu sự kiện mở ra mâu thuẫn, xung đột hay những đột biến khác. + Phát triển : các mâu thuẫn, xung đột,...được triển khai theo thời gian và trên bề rộng để ngày càng trở nên căng thẳng có sức cuốn hút người đọc ( người nghe ). + Đỉnh điểm ( cao trào ) : các mâu thuẫn, xung đột,...được đẩy lên tới mức cao nhất, chuẩn bị cho kết thúc. + Kết thúc ( mở nút ) : Tình trạng cuối cùng của hoàn cảnh, nhân vật, của xung đột, mâu thuẫn,... đme lại cảm giác thoả mãn ( hay bất ngờ ) cho người đọc ( người nghe ) hoặc khiến họ phải tiếp tục trăn trở và suy nghĩ. Tuy nhiên, đây không phải là mô hình duy nhất ; không phải tác phẩm tự sự nào cũng bắt buộc phải có đầy đủ năm thành phần đó. Ví dụ : truyện Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng ( Cốt truyện không theo trình tự thời gian ). Con người tìm đến hoạt động tự sự còn là để khắc hoạ các tính cách , tạo ra những ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc trong người đọc. Vì vậy, cần chú trọng khâu xây dựng nhân vật, nhân vật cần có cá tính số phận riêng Nhân vật được xây dựng sao cho còn mang những nét tiêu biểu, nét chung. + Ví dụ : Nhân vật Đôn- ki- hô- tê,... Một văn bản tự sự, nhất thiết phải có tư tưởng chủ đề ( tạm gọi tắt là chủ đề ). Chủ đề càng có ý nghĩa lớn, càng sâu sắc, mới mẻ thì câu chuyện càng có giá trị về nội dung. Tư tưởng chủ đề phải ẩn mình trong những chi tiết. + Ví dụ : chi tiết Lão Hạc chon cách tự tử bằng cách ăn bả chó - > trong xã hội xấu xa một con người mang những giá trị tốt đẹp của con người lại phải sống như con vật, ăn thức ăn của con vật và chết thảm như con vật. Phương thức tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện biết kể câu chuyện của mình theo một ngôi kể thích hợp : ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba; lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất dễ làm cho câu chuyện có thêm chất trữ tình. 2. miêu tả : a, Miêu tả : phương thức biểu đạt bằng ngôn ngữ hoặc một phương tiện ngôn ngữ nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. b, Sự miêu tả chỉ được coi là đạt được thành công khi đem lại những hình ảnh có thể khiến người nghe ( người xem ) cảm thấy như được gặp con người, nghe thấy âm thanh, nhìn ra cảnh sắc, và có khi còn tưởng như chạm được tay vào nhân vật. - Muốn thế, khi vận dụng phương thức miêu tả thì yêu cầu đầu tiên là phải chính xác; cần tránh những câu miêu tả chứa đầy ngôn từ màu mè, cầu kì mà sáo rỗng. - Miêu tả cần cố gắng làm nổi bật được những nét riêng của đối tượng. Cần tránh sa vào những công thức chung chung sáo mòn. - Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là lúc nào cũng cần phải miêu tả cho thật tỉ mỉ, chi li ; có khi chỉ cần tìm đúng đường nét tiêu biểu nhất của sự vật (có khi chỉ gợi,vài nét phác thảo hoặcbiện pháp so sánh... ). + Ví dụ : Một nhânvật trong kịch Chim hải âu của Sê – khốp từng nói : một cây bút có nghề chỉ cần đưa ra mấy hình ảnh “ Một cái cổ chai vỡ lấp lánh trên mặt đê, bóng một cái vòng cánh quạt cối xay hắt một vệt đen sẫm... thế là xong một cảnh đêm trăng’, còn hơn những đoạn tả cảnh “vừa dài lại vừa cầu kì quá”. c, Muốn vậy, người làm văn phải biết quan sát kĩ con người và sự vật. Bên cạnh việc quan sát, người làm công việc miêu tả còn cần phải biết liên tưởng và tưởng tượng, để con người và cảnh vật có thể hiện ra trong những dáng nét mới lạ hơn. + Ví dụ : trong Chuyện người con gái Nam Xương – cảnh ở thuỷ cung ; hay trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn : cảnh tượng thần tiên về đứa trẻ oai hùng đứng giữa ruộng dưa xanh rờn, dưới vầng trăng tròn vàng thắm bên bờ biển... Nhưng chú ý : không nên tưởng tượng vô căn cứ và bịa đặt. Tích luỹ vốn sống, đó vẫn là điều kiện đầu tiên và thiết yếu nhất đối với người làm văn miêu tả. 3.luyện tập : D4. Củng cố : GV lưu ý với HS vận dụng phwong thức biểu đạt tự sự và miêu tả khi làm bài văn. D4. HDHB : Gìơ sau học bài “Tính chuẩn xác ....của văn bản thuyết minh” – yêu cầu đọc truớc SGK, tóm tắt nội dung chính, bài tập. E.Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTu chon Tuan 20.doc