Giáo án Tự chọn bám sát- Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

A. Kết quả cần đạt :

Giúp HS :

- Hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết.

- Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói – viết.

- Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng.

B. Phương tiện thực hiện :

- Tài liệu tham khảo.

- Thiết kế bài dạy.

 

C.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và

làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.

 

D.Tiến trình dạy học :

Nội dung bài học :

 

Nội dung chủ đề :

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn bám sát- Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát : Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Kết quả cần đạt : Giúp HS : Hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết. Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói – viết. Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng. B. Phương tiện thực hiện : - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản. D.Tiến trình dạy học : Nội dung bài học : Nội dung chủ đề : vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt - HS trình bày khái niệm về dạng nói và dạng viết. ? Lấy ví dụ về dạng nói và dạng viết +Dạng nói : lời trò chuyện hàng ngày của con trong gia đình, nơi công cộng, trường học... +Dạng viết : các văn bản thuộc các lĩnh vực ( hành chính, khoa học, văn học... ? Đặc điểm của dạng nói và dạng viết ? Phân biệt ngôn ngữ nói với dạng nói; ngôn ngữ viết với dạng viết ? GV đưa bài tập qua phiếu học tập cho HS ? Yêu cầu HS làm bài tập ? Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại trên - GV hướng dẫn HS làm bài tập - Nhận xét, bổ sung - HS làm bài tập - HS trình bày - Nhận xét 1.Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp : dạng nói và dạng viết + Dạng nói : là hình thức giao tiếp bằng lời nói miệng, trực tiếp. + Dạng viết : hình thức để con người ghi lại lời nói miệng và để vận dụng vào giao tiếp trong những hoàn cảnh không thể sử dụng được lời nói miệng ( khoảng cách không gian, giới hạn thời gian,...). Dạng nói : Dùng âm thanh ngôn ngữ trực tiếp. Từ ngữ, câu khá thoải mái, tự nhiên, không bị gò bó theo chuẩn mực ngôn ngữ chung. Dạng viết : Dùng hệ thống chữ viết, kí hiệu. Từ ngữ, câu chính xác, chặt chẽ, tuân theo chuẩn mực ngôn ngữ của cộng đồng. Chú ý : HĐGT : sinh hoạt hàng ngày, chính trị – xã hội, hành chính, khoa học, báo chí đều có hai hình thức nói và viết. Trong sinh hoạt hàng ngày: chủ yếu sử dụng dạng nói. Giao tiếp hành chính : sử dụng dạng viết là chính. 2.Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : a. Khái niệm ngôn ngữ nói : toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng nói của hoạt động giao tiếp ( tiêu biểu là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp hằng ngày). b.Khái niệm ngôn ngữ viết : toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết của hoạt động giao tiếp ( tiêu biểu là ngôn ngữ trong lĩnh vực hành chính, khoa học, chính trị – xã hội, báo chí). Như vậy, khái niệm ngôn ngữ nói khôn gđồng nhất với dạng nói , ngôn ngữ viết không đồng nhất với dạng viết. Dạng nói và dạng viết là những hình thức sử dụng ngôn ngữ cụ thể trong giao tiếp. Ngôn ngữ nói là sự khái quát những hình thức chuyên dụng của dạng nói; ngôn ngữ viết là sự khái quát những hình thức chuyên dụng của dạng viết. Nói cách khác, ngôn ngữ nói là tập hợp các phương tiện và quy tắc cơ bản của dạng nói ( ngữ âm, từ vựng, cú pháp,...). Ngôn ngữ viết là tập hợp các phương tiện và quy tắc cơ bản của dạng viết ( kí tự, từ vựng, cú pháp, kết cấu văn bản). Tuy nhiên, một văn bản vốn mang những đặc điểm của ngôn ngữ viết cũng có thể lâm thời chuyển thành dạng nói ( giáo trình chuyển thành lời giảng, bài nghiên cứu chuyển thành lời thuyết trình,...); hoặc ngược lại ( những lời nhắn tin qua mạng hoặc điện thoại). 3.Thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : 1.Bài tập 1: Ngày 28 tháng 1 năm 1986, sau khi con tàuvũ trụ Challenger bị nổ trên không làm cả thế giới kinh hoàng. Không có tin tức gì về “hộp đen” của con tàu Challlenger, nguyên nhân rất đơn giản, con tàu vũ trụ không cần “ hộp đen”. Mặt đất mỗi giây phút đều nắm vững tình hình con tàu vũ trụ trên không gian như lòng bàn tay, một khi có bộ phận nào xuất hiện khá thường, mặt đất sẽ lập tức biết ngay, vì thế sau khi con tàu vũ trụ lâm nạn, rõ ràng không cần tìm “hộp đen” làm gì. 2.Bài tập 2: Đoạn hội thoại sau được ghi lại từ lời nói hằng ngày : Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên, muộn học rồi đấy! Hà : Người đâu mà lề mề thế không biết! Lan : Có thế mới là Hạnh chứ ! *Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn hội thoại : - Người nóivà người nghe tiếp xúc trực tiếpm, có thể luâm đổi vai cho nhau. - Ngữ điệu đa dạng. Từ ngữ mang tính khẩu ngữ, hình thức tỉnh lược,.. 3.Bài tập 3 : Phát hiện và sửa lỗi : a, ...ai mà chẳng biết...( đã biết) b,...mà cũng đòi... c, ...chẳng qua...( bỏ cụm từ này) d, ...một kẻ chẳng ra gì... e,...chẳng mấy khi... 4. Bài tập 4: Viết một bài nghị luận ngắn ( khoảng 500 chữ) bàn về một trong các đề tài sau : + Việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở địa phương em. +Học sinh và các trò điện tử tràn lan trên mạng hiện nay. HDHB : +Về nhà làm tiếp bài tập 4. +Soạn bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Soạn theo HDHB trong SGK. Tự chọn bám sát : Thực hành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt A.Kết quả cần đạt : Giúp HS : Hiểu sâu hơn khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Củng cố kĩ năng phân tích đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt qua bài tập. Có ý thức hơn trong cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tron gcác phong cách chức năng. B. Phương tiện thực hiện : - Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài dạy. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản. D.Tiến trình dạy học : Nội dung bài học : Nội dung chủ đề : Thực hành về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Đọc kĩ về tình huống giáo tiếp và đoạn hội thoại đã được ghi lại dưới đây và thực hiện yêu cầu của bài tập : ? Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách sinh hoạt trong cuộc hội thoại trên như thế nào ? Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn hội thoại ? Thử hình dung ngữ điệu, thái dộ, cảm xúc của các nhân vật giao tiếp trong tình huống trên. - HS đọc diễn cảm ( nhập vai ) vào nhân vật. ? Vì sao cuối cùng Phương lại nói với Hùng : “Chán thật ! ăn nói kiểu gì mà kì cục ?” ? Chỉ ra những dấu hiệu của ngôn ngữ sinh hoạt được mô phỏng trong lời ca của bài ca dao ? Lời ca giúp em hình dung về những gì về nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp trong bài ca ?Tìm thêm những bài ca có hình thức đối đáp mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Hãy thử ghi nhật kí cho một tuần hiện tại trong cuộc sống của anh (chị ) - HS làm bài tập . - Nhân xét - GV nhận xét ? Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện yêu cầu bài tập *Bài tập 1 : Hùng và Phương đến nhà Mai để rủ Mai đi học thêm. Mẹ Mai ra mở cửa. Hùng : Mai có nhà không bác ? Mẹ Mai : Các cháu là bạn học cùng lớp với Mai à ? Phương : Vâng ạ, thưa bác chúng cháu tới rủ bạn Mai đi học thêm tiếng Anh ạ. Mẹ Mai : Mai đợi các cháu mãi, sợ muộn nên vừa mới đi rồi cháu ạ. Hùng : Hẹn với chả hò, đã bảo đợi rồi mà lại phắn đi ngay ! Chán chết ! Bận sau không thèm rủ nữa. Phương : Chúng cháu xin lỗi bác ! Chúng cháu đợi nhau nên đến muộn ạ. Mẹ Mai : Không sao, các cháu đến lớp cho kịp giờ nhé ! Bác đang có chút việc bận. Mẹ Mai vào. Phương ( với Hùng ) : Chán cậu thật ! Ăn nói kiểu gì mà kì cục ? Đặc điểm ngôn ngữ : Đặc điểm từ ngữ : Từ ngữ cụ thể, mang sắc thái cảm xúc rõ rệt “ Hẹn với chả hò, phắn”; từ ngữ mang tính khẩu ngữ “Chán chết, không thèm, có chút”; Đặc điểm cú pháp : sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói, sử dụng nhiều câu cảm thán. b.Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : Tính cụ thể : hoàn cảnh giao tiếp cụ thể ( tại nhà Mai) ; nhân vật giao tiếp : các bạn Mai ( Hùng, Phương), Mẹ Mai. Mục đích giao tiếp : giữa các bạn Mai với mẹ Mai. Tính cảm xúc : + Giọng điệu : mỗi nhân vật có cách diễn đạt khác nhau ( Phương – lễ phép; Hùng – tự do ,suồng sã; mẹ Mai – từ tốn). + Cách dùng từ ngữ, kiểu câu đa dạng, sinh động, biểu cảm. Tính cá thể : ba nhân vật có cách dùng từ ngữ, giọng điệu khác nhau. c.Thử hình dung ngữ điệu, thái dộ, cảm xúc của các nhân vật giao tiếp trong tình huống trên. d.Cuối cùng Phương nói với Hùng : “Chán thật ! ăn nói kiểu gì mà kì cục ?”, vì cách nói của Hùng với người trên không lễ phép, không phù hợp. *Bài tập 2 : Bài ca dao : Mình về đường ấy bao xa ? Cậy mình làm mối cho ta một người Một người mười tám đôi mươi Một người vừa đẹp vừa tươi như mình ! Những dấu hiệu của ngôn ngữ sinh hoạt được mô phỏng trong lời ca của bài ca dao : + Từ ngữ : bao xa, cậy. + Câu cảm : Các nhân vật giao tiếp : chàng trai và cô gái; mục đích giao tiếp : lời tỏ tình khéo léo của chàng trai; Tìm thêm những câu ca dao có hình thức đối đáp mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào ! Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ? Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá non chăgn hỡi chàng ?,... *Bài tập 3 : *Bài tập 4 : Đoạn thơ trong Truyện Kiều : Hở môi ra cũng thẹn thùng, Để lòng thì phụ tấm lòng với ai. Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Cảnh ngộ, tâm trạng, thân phận và tính cách của Thuý Kiều được biểu hiện cụ thể trên ngôn từ : Ngôn từ chính xác phù hợp cảnh ngộ của Thuý Kiều : là kẻ chịu ơn, nhún mình “Cậy, chịu, lạy, thưa”; khéo léo “ Tơ thừa mặc em” Thể hiện sự khéo léo, tinh tế của Thuý Kiều. Những dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được tái hiện trong đoạn thơ trên : - “Hở môi, thẹn thùng, cậy chịu mặc em” - > Từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ, biểu cảm. HDHB : Soạn bài đọc thêm : 3 bài ( Vận nước ; Cáo bệnh, bảo mọi người; Hứng trở về )- soạn theo câu hỏi HDHB.

File đính kèm:

  • docTu chon tuan 13,14.doc