Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 12 - Tuần 9

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.

2. Kĩ năng: lập dàn ý, phân tích, bình giảng

3. Thái độ: Cảm nhận sâu sắc được giá trị thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Tình cảm đối với cách mạng, lòng biết ơn những người đã hi sinh vì đất nước.

II Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong quá trình ôn tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 12 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày 01 tháng 10 năm 2008 Ôn tập: Việt Bắc I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc. 2. Kĩ năng: lập dàn ý, phân tích, bình giảng 3. Thái độ: Cảm nhận sâu sắc được giá trị thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Tình cảm đối với cách mạng, lòng biết ơn những người đã hi sinh vì đất nước. II Các bước lên lớp ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong quá trình ôn tập Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt - Em hãy cho biết điểm nổi bật, ấn tượng của mình về cuộc đời của tác giả TH? - Thơ văn ông có điểm gì nổi bật? Tác giả có máy tập thơ GV gọi nhiều học sinh củng cố ôn tập lại kiến thức của phần này - Dấu ấn trong phong cách của ông? - GV hỏi kiểm tra kiến thức của học sinh Hướng dẫn học sinh làm bài tập này củng cố giá trị của bài Việt bắc. - ý nghĩa của cặp đại từ này trong việc thể hiện nghĩa tình cách mạng như thế nào? GV hướng dân học sinh lập dàn ý cho đề bài. I. Ôn tập kiến thức: 1.Tác giả: - Ông sớm đến với lý tưởng cách mạng. Lý tưởng của cuộc đời ông là sống chiến đấu và lao động nghệ thuật vì cách mạng. - Con đường sáng tác thơ ca của Tố Hữu song hành với con đường cách mạng ông đã lựa chọn - Ông có 7 tập thơ tiêu biểu có giá trị mỗi tập thơ đánh dấu bước đi của cách mạng và sự trưởng thành trong tư tưởng nhận thức của tác giả. - Sáng tác thơ ca của Tố Hữu mang dấu ấn của thơ ca trữ tình chính trị. Gắn với những sự kiện chính trị của lớn lao của dân tộc. Thơ ông là tiếng nói của tình yêu lý tưởng. Cảm hứng dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt thơ ông. Thơ ông giàu nhạc điệu và đậm đà tính dân tộc. 2. Tác phẩm Việt Bắc: - Hoàn cảnh ra đời - Giá trị nội dung và nghệ thuật II. Luyện tập: Đề 1: Trong bài thơ Việt bắc Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều cặp đại từ “mình - ta” tạo ra một vẻ đẹp riêng. Hãy tìm hiểu các nét nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ ấy? - Trong tiếng việt đại từ mình - ta tạo ra ý nghĩa gắn bó khăng khít, keo sơn, gợi ra tình cảm thủy chung - Trong bài tác giả sử dụng 21 lần từ mình và 17 lần từ ta để chỉ đồng bào Việt bắc và cách mạng nói chung. - Hình thức đối đáp tạo sự hô ứng đồng vọng Tạo ra niềm thương nỗi nhớ, tạo ra cảm giác day dứt khôn nguôi..... Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về thế giới thiên nhiên và con người trong đoạn thơ sau: “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhơ những hoa cùng người ......................................................... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” 3.Củng cố, dặn dò: Nhắc nhở học sinh luyện tập, khắc sâu kiến thức 4.Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 10 Ngày 05 tháng 10 năm 2008 Ôn tập: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về tác giả và bài thơ Đất nước 2. Kĩ năng: lập dàn ý, phân tích, bình giảng 3. Thái độ: Cảm nhận sâu sắc được giá trị tư tưởng đất nước của nhân dân. Tình cảm đối với cách mạng, lòng biết ơn những người đã hi sinh vì đất nước. II Các bước lên lớp ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong quá trình ôn tập Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt - ấn tượng về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? - Điểm nổi bật trong sáng tác của ông? - Em hãy cho biết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm? Gv hướng dẫn học sinh luyện tập đề này để củng cố kiến thức của tác phẩm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân - Tư tưởng đất nước của nhân dân được tác giả thể hiện ở phương diện nào? - Đọc những câu thơ nói về đất nước bắt nguồn từ phương diện đời sống - Khái niệm đất và nước của Ng Khoa Điềm có điểm gì mới mẻ ? - Nghệ thuật? - Sự hóa thân của đất nước trong mỗi người được thể hiện như thế nào? I.Tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả: - Ông vừa là nhà hoạt động chính trị vừa là nhà thơ - Sáng tác chủ yêu là thơ - Ông kết hợp trong sáng tạo nghệ thuật của mình cảm xúc yêu nước nồng nàn và những suy ngẫm của người trí thức trước vận mệnh đất nước dân tộc. 2. Tác phẩm: - Giá trị nội dung - Giá trị nghệ thuật II. Luyện tập: Đề 1: Trong đoạn trích Đất nước rút ra từ trường ca Mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm đã nêu lên quan điểm của riêng mình về đất nước. Theo ông “Đất nước này là đất nước của nhân dân/ Đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại” Hãy bình luận ý kiến trên và dùng đoạn trích để nêu rõ quan điểm của tác giả. - Đất nước bắt nguồn từ phương diện đời sống: Không gian sinh tồn, phong tục tập quán rất gần gũi với tất cả mọi người ....(miếng trầu, tập tục búi tóc, cái cột cái kèo) - Đất nước bắt nguồn từ không gian địa lý lãnh thổ và thời gian lịch sử: tác giả khai thác hai thành tố đất và nước. Nó gắn với không gian sinh hoạt gần gũi của con người. Còn về thời gian lịch sử đi từ huyền thoại về Lạc Long Quân và Âu Cơ đến truyền thuyết về Hùng Vương dựng nước và giữ nước ......Âm hưởng sâu lắng giàu hình ảnh, giàu cảm xúc... - Đất nước hóa thân và kết tinh trong mỗi người: trong anh, trong em, trong thế hệ tương lai “mai này con ta lớn lên” - Đất nước còn hóa thân trong hình sông thế núi, tạo nên dáng dấp Củng cố dặn dò: Nhắc nhở học sinh về luyện đề Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctu chon tuan 9 10.doc