Giáo án tự chọn Vật lý 6

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học.

2. Kỹ năng :

Rèn kỹ năng tự tổng hợp kiến thức đã học thông qua hệ thống câu hỏi.

3. Thái độ :

Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập.

II. Chuẩn bị của thầy và trò :

1. Thầy :

SGK; hệ thống câu hỏi ôn tập.

2. Trò :

Ôn tập kiến thức trong chương I.

III. Tiến trình bài dạy :

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4763 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Vật lý 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tự chọn vật lý 6 Ngày giảng : 18 /01/2007 Tiết 1: ôn tập lý thuyết chương i I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng tự tổng hợp kiến thức đã học thông qua hệ thống câu hỏi. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống câu hỏi ôn tập. 2. Trò : Ôn tập kiến thức trong chương I. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính GV: Yêu cầu HS đọc lại các nội dung kiến thức cần ghi nhớ trong SGK sau mỗi bài học của chương I. GV: Đặt câu hỏi phát vấn yêu cầu HS trả lời. Phát biểu cách đo độ dài ? Phát biểu cách đo thể tích chất lỏng ? Phát biểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Người ta đo khối lượng của một vật bằng dụng cụ gì ? Lực là gì ? Thế nào là hai lực cân bằng ? Lực tác dụng có kết quả như thế nào ? Trọng lực là gì ? Đơn vị lực là gì ? Người ta đo lực bằng dụng nào ? Trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ như thế nào ? Máy cơ đơn giản là gì ? Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào ? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. I. Lý thuyết: Ước lượng độ dài, thể tích cần đo. Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp. Đặt mắt nhìn đúng cách. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất. * Tác dụng đẩy kéo giữa vật này lên vật khác gọi là lực. - Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. - P = 10.m (trong đó P – Trọng lượng; m – là khối lượng). - Máy cơ đơn giản là chỉ dùng cơ học. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau mỗi bài học trong chương (nếu có) IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 27 /01/2007 Tiết 2: ôn tập bài tập chương i I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập ôn tập. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập trong chương I. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính GV: Yêu cầu HS đọc lại các nội dung kiến thức cần ghi nhớ trong SGK sau mỗi bài học của chương I. II. Bài tập: Bài 1-2.9: SBT. Các kết quả đo độ dài trong 3 bài báo cáo kết quả TH được ghi như sau: l1 = 20,1 cm. l2 = 21 cm. l3 = 20,5 cm. Hãy cho biết ĐCNN của thước dùng trong mỗi bài TH. 0,1 cm 1 cm 0,5 cm Bài 6.4: SBT. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Thí dụ: Kéo co, … Bài 7.4: SBT. Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi CĐ của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó. Thí dụ làm biến đổi CĐ: Đá cầu, … Thí dụ làm biến dạng: Chiếc cung bị cong khi kéo dây, … Bài 9.1: SBT. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi: Trọng lực của một quả nặng. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt. Lực đẩy của một lò xo dưới yên xe đạp. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. Chọn: C. Bài 11.2: SBT. Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. D = m/V = 397/320 = … = … kg/m3. Bài 14.4: SBT. Tại sao đường ô tô qua đèo dóc lại là đường ngoằn ngoèo rất dài ? Tạo mặt phẳng nghiêng – giảm độ dốc. Bài 15.4: SBT. Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp. Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn ? Tại sao ? Dùng thìa. Vì thìa là đòn bẩy có cánh tay đòn dài hơn. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 03/02/2007 Tiết 3 : Bài tập sự nở vì nhiệt của chất rắn I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ trong SGK. Bài 18.1 SBT Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một vật rắn ? Khối lượng của vật tăng. Khối lượng của vật giảm. Khối lượng riêng của vật tăng. Khối lượng riêng của vật giảm. Chọn: D. Bài 18.2 SBT Một lọ thuỷ tinh được dậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây ? Hơ nóng nút. Hơ nóng cổ lọ. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. Hơ nóng đáy lọ. Chọn: B. Bài 18.3 SBT Dựa vào bảng ghi độ nở dài tính ra mm của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thêm 10C để trả lời các câu hỏi sau: Thuỷ tinh chịu lửa Thuỷ tinh thường Hợp kim platinit Sắt Nhôm Đồng 3 Từ 8 đến 9 9 12 22 29 1. Người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây, xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thuỷ tinh thường để chỗ hàn luôn được kín ? Sắt. Đồng. Hợp kim platinit. Nhôm. Chọn: C. Bài 18.4 SBT Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng ? Vì để cho tấm tôn co dãn vì nhiệt mà không làm hỏng mái nhà. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 10/02/2007 Tiết 4 : Bài tập sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ trong SGK. Bài 19.1 SBT Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? Khối lượng của chất lỏng tăng. Trọng lượng của chất lỏng tăng. Thể tích của chất lỏng tăng. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng. Chọn: C. Bài 19.2 SBT Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong 1 bình thuỷ tinh ? Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. Trọng lượng riêng của chất lỏng tăng. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Chọn: B. Bài 19.4 SBT Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 200C ? Đo thể tích chất lỏng ở nhiệt độ thường. Bài 19.5 SBT An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao ? Vì khi nhiệt độ giảm xuống vỡ chai. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau bài học của bài 19. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 17/02/2007 Tiết 5 : Bài tập sự nở vì nhiệt của chất khí I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ trong SGK. Bài 20.1 SBT Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng ? Rắn, lỏng, khí. Rắn, khí, lỏng. Khí, lỏng, rắn. Khí, rắn, lỏng. Chọn: C. Bài 20.2 SBT Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào của nó sau đây thay đổi ? Khối lượng. Trọng lượng. Khối lượng riêng. Cả khối lượng, trọng lượng, trọng lượng riêng. Chọn: C. Bài 20.4 SBT Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên ….. và bay lên tạo thành mây. Khoanh tròn chữ cái chỉ thứ tự của cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu trên: Nở ra, nóng lên, nhẹ đi. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra. Đo thể tích chất lỏng ở nhiệt độ thường. Bài 20.5 SBT Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bónh bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Hãy nghĩ ra một TN chứng tỏ cách giải thích trên là sai. Làm thủng quả bóng rồi nhúng vào nước nóng. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau bài học 20. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 03/03/2007 Tiết 6 : Bài tập về ứng dụng của sự nở vì nhiệt I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ trong SGK. Bài 21.1 SBT Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ? Vì không khí ở bên ngoài tràn vào phích, nóng lên, nở ra, đẩy bật nút. Tránh: Để khoảng 1 phút rồi đậy nút. Bài 21.2 SBT Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? Vì cốc thuỷ tinh dày nở vì nhiệt không đều. Bài 21.3 SBT Để ghép chặt hai tấm kim loại vào nhau người ta thường dùng phương pháp tán rivê. Nung nóng đỏ đinh rivê rồi đặt nhanh vào lỗ xuyên qua hai tấm kim loại. Dùng búa tán cho bẹt ra, khi nguội, đinh rivê sẽ xiết chặt hai tấm kim loại. Hãy giải thích tại sao ? Khi nguội đinh rivê co lại. Bài 21.4 SBT Hai chốt A và B của mạch điện tự động vẽ ở hình a, b dưới đây sẽ tiếp xúc nhau khi nhiệt độ tăng hay giảm ? Hình a: Hình b: Hãy vẽ trạng thái của băng kép ở các mạch điện này khi nhiệt độ tăng. Hình a) Tiếp xúc nhau khi nhiệt độ tăng. Hình a) Tiếp xúc nhau khi nhiệt độ giamrHS HS: Tự vẽ trạng thái của hai băng kép khi nhiệt độ tăng. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau bài học 21. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 10/03/2007 Tiết 7 : Bài tập về nhiệt kế – nhiệt giai I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ trong SGK. Bài 22.1 SBT Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy ? Nhiệt kế rượu. Nhiệt kế y tế. Nhiệt kế thuỷ ngân. Cả 3 nhiệt kế trên đều dùng được. Chọn: D. Bài 22.2 SBT Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì: Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C. Chọn: B. Bài 22.3 SBT Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đề nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh ? Vì thuỷ ngân (hoặc rượu) là chất lỏng nên nở ra nhiều hơn thuỷ tinh. Bài 22.4 SBT Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ? Không. Vì tiết diện hai ống khác nhau, ống có tiết diện nhỏ thì thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau bài học 22. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 17/03/2007 Tiết 8 : Bài tập về nhiệt kế – nhiệt giai (tiếp) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ trong SGK. Bài 22.5 SBT Trong 1 ngày hè, 1 HS theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng dưới đây: Thời gian Nhiệt độ 7 giờ 9 giờ 250C 270C 10 giờ 12 giờ 290C 310C 16 giờ 18 giờ 300C 290C Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: 1. Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu ? 250C. 270C. 290C. 300C. Chọn: B. 2. Nhiệt độ 310C vào lúc mấy giờ ? 7 giờ. 9 giờ. 10 giờ. 18 giờ. Không có câu nào đúng. 3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ ? 18 giờ. 7 giờ. 10 giờ. 12 giờ. Chọn: B. 4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ ? 18 giờ. 16 giờ. 12 giờ. 10 giờ. Chọn: C. Bài 22.6 SBT Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C ? Vì chỉ dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Bài 22.7 SBT Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của: Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Thuỷ ngân Rượu Kim loại Y tế Từ – 100C đến 1100C Từ – 300C đến 600C Từ 00C đến 4000C Từ 340C đến 420C Bàn là. Cơ thể người. Nước sôi. Không khí trong phòng. Dùng nhiệt kế kim loại. Dùng nhiệt kế y tế. Dùng nhiệt kế thuỷ ngân. Dùng nhiệt kế rượu. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau bài học 20. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT. Ngày giảng : 24/03/2007 Tiết 9 : đồ thị biểu diễn độ tăng nhiệt độ của nước I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Tập kỹ năng biểu diễn các đại lượng vật lý bằng toán học. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà; chuẩn bị sẵn lưới ô vuông. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính GV: Đưa ra bảng theo dõi độ tăng nhiệt độ của nước qua thí nghiệm chính xác thực hiện trong phòng thí nghiệm. HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ SGK. GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước trên bảng treo có kẻ ô vuông. HS: Chuẩn bị lưới ô vuông. * Cách vẽ: Vẽ các trục: Nhiệt độ và thời gian. Cách biểu diễn các giá trị: Nhiệt độ từ 200C, thời gian từ 0 phút. Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị: GV làm mẫu từ phút 0 đến phút thứ 3 trên bảng kẻ ô vuông. HS: Vẽ đường biểu diễn dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Lưu ý cho HS đường biểu diễn là đường gấp khúc. * Bảng theo dõi nhiệt độ của nước: Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) 0 20 1 26 2 32 3 38 4 44 5 50 6 56 7 62 8 68 9 74 10 80 * Đồ thị biểu diễn độ tăng nhiệt độ: IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại cách vẽ. Vẽ lại đồ thị trên cho chính xác, đẹp mắt. Ngày giảng : 07/04/2007 Tiết 10: biểu diễn sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Tập kỹ năng biểu diễn các đại lượng vật lý bằng toán học. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà; chuẩn bị sẵn lưới ô vuông. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính GV: Đưa ra bảng theo dõi độ tăng nhiệt độ của băng phiến qua thí nghiệm chính xác thực hiện trong phòng thí nghiệm. HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ SGK. GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng treo có kẻ ô vuông. HS: Chuẩn bị lưới ô vuông. * Cách vẽ: Vẽ các trục: Nhiệt độ và thời gian. Cách biểu diễn các giá trị: Nhiệt độ từ 600C, thời gian từ 0 phút. Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị: GV làm mẫu từ phút 0 đến phút thứ 3 trên bảng kẻ ô vuông. HS: Vẽ đường biểu diễn dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Lưu ý cho HS đường biểu diễn là đường gấp khúc. * Đồ thị biểu diễn sự nóng chảy: GV: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng treo có kẻ ô vuông. * Cách vẽ: Vẽ các trục: Nhiệt độ và thời gian. Cách biểu diễn các giá trị: Nhiệt độ từ 860, thời gian từ 0 phút. Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị. HS: Vẽ đường biểu diễn dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Lưu ý cho HS đường biểu diễn là đường gấp khúc. * Đồ thị biểu diễn sự đông đặc: IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại cách vẽ. Vẽ lại đồ thị trên cho chính xác, đẹp mắt. Ngày giảng : 14/04/2007 Tiết 11 : Bài tập về sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng : Biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thành thạo. 3. Thái độ : Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị của thầy và trò : 1. Thầy : SGK; hệ thống bài tập trong SBT. 2. Trò : Ôn tập kiến thức và làm bài tập về nhà. III. Tiến trình bài dạy : Hđ của thầy và trò Nd chính HS: Đọc lại ND kiến thức cần nhớ trong SGK. Bài 24 – 25.4 SBT Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20 1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. 1. HS tự vẽ theo sự hướng dẫn của GV. 2. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 ? 2. Nhiệt độ của nước đá không thay đổi – Nước đá đang nóng chảy. Bài 24 – 25.4 SBT Hình 24 – 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn Chọn: B. 1. ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy ? 2. Chất này là chất gì ? 3. Để đưa chất rắn từ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian ? 4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút ? 5. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy ? 6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút ? 1. ở nhiệt độ 800C. 2. Chất này là băng phiến. 3. Cần khoảng 4 phút. 4. Thời gian nóng chảy là 2 phút. 5. Bắt đầu từ phút thứ 13. 6. Kéo dài 5 phút. Bài 24 – 25.4 SBT Có khoảng 98% nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở thể lỏng và khoảng 2% tồn tại ở thể rắn. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như thế ? Vì đa số đại dương ở gần xích đạo có nhiệt độ cao hơn 00C. GV: Yêu cầu HS đọc mục ((Có thể em chưa biết)) trong SGK sau bài học 25. IV. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài theo SGK + Vở ghi. Xem kỹ lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SBT.

File đính kèm:

  • docGA TC LY 6 (06-07).doc