Giáo án Tự chọn Vật lý lớp 7

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

 ỨNG DỤNG ĐL TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

Tiết 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Mục tiêu

a) Kiến thức

- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

b) Kĩ năng

Biết một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Vật lý lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2011 Ngày dạy: 7 C - 25/11/2011 CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐL TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Tiết 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. b) Kĩ năng Biết một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực... c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? ?: Ta nhìn thấy một vật khi nào? ?: Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? - Lấy ví dụ về nguồn sáng, vật sang? ?: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? ?: Thế nào là tia sáng? ?: Thế nào là chùm sáng? ?: Có mấy loại chùm sáng? ?: Thế nào là bóng tối? ?: Thế nào là bóng nửa tối? ?: Nhật thực toàn phần xảy ra khi nào? ?: Nguyêt thực xảy ra khi nào? ?: Giải thích hiện tượng nhật thực?Vùng nào trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, một phần? 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng (12’) - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - VD:.... 2. Sự truyền ánh sáng (15’) - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. - Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Ba loại chùm sáng: + Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a) + Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b) + Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c) H 1.2a H 1.2b H 1.2c 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. (16’) a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất. d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. - Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên đường thẳng, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ở trên Trái Đất: + Đứng ở chỗ bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, gọi là nhật thực toàn phần. + Đứng ở chỗ bóng nửa tối ta nhìn thấy một phần Mặt Trời, gọi là nhật thực một phần. c) Hướng dẫn về nhà (2’) - Nắm được một số kiến thức cơ bản của chủ đề 1. - Xem lại các bài tập trong SBT liên quan đến chủ đề. - Tiết sau: Làm một số bài tập liên quan đến chủ đề. Ngày soạn: 23/11/2011 Ngày dạy: 7 C - 25/11/2011 CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐL TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Tiết 2: BÀI TẬP 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Củng cố được các kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự tuyền ánh sáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng. b) Kĩ năng - Làm được một số bài tập liên quan trong chủ đề. - Giải thích được một số hiện tượng liên quan trong chủ đề. c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Bài tập trắc nghiệm (15’) - Treo bảng phụ nội dung các bài tập sau: Bài 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? A. Ban ngày, có mặt trời, nhắm mắt. B. Ban ngày, trời nắng, mở mắt. C. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, nhắm mắt. D. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. Bài 2: Vận tốc của ánh sáng trong chân không chọn giá trị nào sau đây: A. 250 000km/s. B. 300 000km/s. C. 350 000km/s. D. 375 000km/s. Bài 3: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. A/s truyền xuyên qua tấm bìa. B. A/s không truyền qua được tấm bìa. C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc. D. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong. Bài 4: Giả sử tại một nơi nào đó trên trái đất có hiện tượng nhật thực toàn phần. Kết luận nào sau đây là sai? A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban ngày. B. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy mặt trời. C. Nơi đó nằm trong vùng bóng nửa tối của mặt trăng. D. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng. Bài 5: Giả sử tại một nơi nào đó trên trái đất có hiện tượng nguyệt thực. Kết luận nào sau đây là đúng.? A. Thời điểm xảy ra là ban đêm. B. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy mặt trăng. C. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của trái đất. D. Các kết luận A, B,C đều đúng. 2) Bài tập tự luận - Treo bảng phụ nội dung bài 1: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 2: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 3: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 4: Gợi ý cho HS. 1) Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Chọn B. Bài 2: Chọn B. Bài 3: Chọn B. Bài 4: Chọn C. Bài 5: Chọn D. 2) Bài tập tự luận Bài 1 (7’) Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy? Giải: - Vật màu đen là vật không tự phát ra ánh sáng được và nó cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng khi chiếu vào nó bị nó hấp thụ). Sở dĩ ta nhận ra được vật màu đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác. Bài 2. (8’) Ban đêm, nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh. Có phải tất cả chúng đều là nguồn sáng (vật tự phát ra ánh sáng) không? Tại sao? Giải: Không phải tất cả các vì sao trên bầu trời mà ta nhìn thấy vào ban đêm đều là nguồn sáng. Thực ra, trong muôn vàn vì sao đó chỉ có một số vì sao là tự phát sáng (giống như mặt trời), những vì sao này được xem là nguồn sáng. Số còn lại không tự phát sáng được, ta nhìn thấy chúng là do chúng nhận được ánh sáng từ một nguồn sáng khác (như mặt trời chẳng hạn)và hắt một phần ánh sáng vào mắt ta, chúng là những vật được chiếu sáng. Ta thường nói sao sáng trên trời chỉ là một cách nói quen thuộc. thực ra, trong khoa học “sao” dùng để chỉ những thiên thể tự phát sáng, những thiên thể không tự phát sáng được gọi là các hành tinh. Bài 3. (7’) Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? Chú ý rằng tấm kính vẫn là vật trong suốt. Giải: Khi truyền qua các vật trong suốt, một phần ánh sáng bị hấp thụ, nếu chiều dày của vật trong suốt quá lớn, ánh sáng phát ra từ vật có thể bị hấp thụ hết, không truyền tới mắt ta được và mắt không thể nhìn thấy các vật đặt phía sau. Bài 4. (6’) Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm. Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó. Giải: Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm. c) Hướng dẫn về nhà (2’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau: Làm thêm một số bài tập liên quan đến chủ đề. Ngày soạn: 30/11/2011 Ngày dạy: 7 C - 02/12/2011 CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐL TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Tiết 3: BÀI TẬP 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Củng cố được các kiến thức về: Nhận biết ánh sáng, sự tuyền ánh sáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng. b) Kĩ năng - Làm được một số bài tập liên quan trong chủ đề. - Giải thích được một số hiện tượng liên quan trong chủ đề. c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Bài tập tự luận - Treo bảng phụ nội dung bài 5: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 6: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 7: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 8: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 9: Gợi ý cho HS. 2. Bài tập tự luận Bài 5. (8’) Vì sao ta không thể nhìn được các vật ở phía sau lưng nếu ta không quay mặt lại? Hãy giải thích. Giải: Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật nếu có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Những vật ở phía sau lưng có thể là những vật tự phát sáng và cũng có thể là những vật nhận được ánh sáng từ các nguồn khác, nhưng ánh sáng này truyền trong không khí theo đường thẳng nên không thể truyền tới mắt ta được do đó ta không thể nhìn thấy. Khi quay mặt lại, ánh sáng có thể truyền trực tiếp tới mắt ta làm cho mắt nhìn được vật. Bài 6. (7’) Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó? Giải: Bàn tay chắn giữa ngọn đền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng. Bài 7. (10’) Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)? Hãy giải thích. Giải: - Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra. - Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên. Bài 8. (10’) Khi ngồi trước bếp lửa, qua phần không khí bên trên ngọn lửa ta nhìn thấy những vật ở phía sau, chúng có vẻ “lung linh” không được rõ nét. Giải thích vì sao lại như vậy? Giải: Phần không khí phía trên ngọn lửa, tuy là môi trường trong suốt nhưng lại không đồng đều. Sự không đồng đều này có được vì nhiều lí do chẳng hạn phần không khí phía trên sát ngọn lửa bị ngọn lửa “nung nóng” nhiều hơn so với phần không khí ở trên nó. Vì lí do này mà ánh sáng truyền từ vật phía sau đến mắt ta không còn theo đường thẳng nữa mà là những đường cong, những “tia sáng cong” này cũng không cố định mà luôn thay đổi, kết quả là vật phía sau mà mắt nhìn thấy có vẻ “lung linh”. Bài 9. (8’) Vào mùa hè, khi đi ôtô trên mặt đường nhựa, nhìn phía xa trên mặt đường ta có cảm giác như mặt đường có nước. Em hãy giải thích hiện tượng trên? Giải: Do trời nắng nóng lên lớp không khí càng gần với mặt đường càng nóng, càng lên cao độ nóng càng giảm, môi trường như vậy là không đồng đều, ánh sáng từ các đám mây, khi chiếu xuống mặt đường đều bị “bẻ cong” khi ánh sáng này tới mắt gây cho ta hiện tượng ảo ảnh và cảm giác như có nước trên mặt đường ở phía xa. c) Hướng dẫn về nhà (2’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau: Xem lại kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Ngày soạn: 01/12/2011 Ngày dạy: 7 C - 03/12/2011 CHỦ ĐỀ 2: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Tiết 4: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau. b) Kĩ năng - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?: Thế nào là gương phẳng? ?: Thế nào là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? ?: Thế nào là sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng? ?: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? ?: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? - Treo bảng phụ nội dung các bài tập sau: Bài 1: Trong các vật sau đây, vật nào được xem là một g.phẳng? A. Mặt phẳng của tờ giấy trắng. B. Mặt nước gợn sóng. C. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng. D. Mặt đất. Bài 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn lớn hơn vật. B. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn có kích thước bằng vật. C. Ảnh của một vật qua gương phẳng có thể nhỏ hơn vật, tuỳ thuộc vào vị trí của vật trước gương. D. Nếu đặt màn ảnh ở một vị trí thích hợp, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Bài 3: Khi đứng trước gương soi, nếu em giơ tay phải lên thì ảnh của em trong gương lại giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy? Câu giải thích nào sau đây là phù hợp nhất? A. Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương. B. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau. C. Vì ảnh của vật qua gương là ảnh ảo. D. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước. Bài 4: Chiếu một chùm sáng song song vào một gương phẳng. Chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào sau đây? A. Chùm sáng hội tụ. B. Chùm sáng phân kì. C. Chùm sáng song song. D. Có thể là chùm hội tụ, phân kì hay song song tuỳ vào cách đặt gương phẳng. 1. Gương phẳng. (4’) - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật. - Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. 2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng. (5’) - Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới. - Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ. 3. Định luật phản xạ ánh sáng. (6’) - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i) S N R I Hình 2.1 4. Ảnh của một vật qua gương phẳng. (5’) - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật . - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. 5. Bài tập. (23’) Bài 1: Chọn C. Bài 2: Chọn B. Bài 3: Chọn A. Bài 4: Chọn C. c) Hướng dẫn về nhà. (2’) - Nắm được một số kiến thức cơ bản của chủ đề 2. - Xem lại các bài tập trong SBT liên quan đến chủ đề. - Tiết sau: Làm một số bài tập liên quan đến chủ đề. Ngày soạn: 07/12/2011 Ngày dạy: 7 C - 09/12/2011 CHỦ ĐỀ 2: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Tiết 5: BÀI TẬP 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Củng cố được các kiến thức về: Định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. b) Kĩ năng - Làm được một số bài tập liên quan trong chủ đề. - Giải thích được một số hiện tượng liên quan trong chủ đề. c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo bảng phụ nội dung bài 1: HD HS làm. - Treo bảng phụ nội dung bài 2: HD HS làm. - Treo bảng phụ nội dung bài 3: HD HS làm. - Treo bảng phụ nội dung bài 4: HD HS làm. - Treo bảng phụ nội dung bài 5: Gợi ý cho HS - Treo bảng phụ nội dung bài 6: HD HS làm. Bài 1. (7’) Trên hình vẽ 2.2, SI là tia tới, IR là tia phản xạ. I Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau. Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu? Hình 2.2 I N S R i i’ Giải: Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450. Bài 2: (8’) Trên hình vẽ 2.3a,b là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ. b) Hình 2.3 Giải: Trong hình vẽ (2.4a), tia phản xạ bật ngược trở lại. Trong hình (2.4b), vì góc phản xạ bằng góc tới nên tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến ở điểm tới . N M M’ a) b) Hình 2.4 Cách vẽ như sau: Chọn một điểm M nằm trên tia tới, xác định điểm M’ đối xứng với M qua pháp tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ. Bài 3: (8’) Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó. Giải: Có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ gương phẳng. Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450. Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trò là tia tới với góc tới 450, Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản xạ cũng bằng 450 ( Hình 2.5). khi đó tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới. Hình 2.5 Bài 4: (7’) Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho tia phản xạ là tia IR như hình 2.6. Gọi S’ là điểm đối xứng với S qua gương. Em có nhận xét gì về vị trí của điểm S’ và tia phản xạ IR. N S R S’ Hình 2.6 Giải: Điểm S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Thật vậy, SI đối xứng với IR qua pháp tuyến IN và S đối xứng với S’ qua gương nên S’ nằm trên đường kéo dài của tia phản xạ IR. Bài 5: (6’) Một học sinh nhìn vào vũng nước trước mặt, thấy ảnh của một cột điện ở xa. Hãy giải thích vì sao em học sinh lại thấy được ảnh đó? Giải: Mặt nước phẳng lặng cũng phản xạ được ánh sáng chiếu tới nó nên vũng nước đóng vai trò như một gương phẳng. Chùm tia sáng từ cột điện đến mặt nước bị phản xạ và truyền tới mắt học sinh làm cho học sinh quan sát được ảnh qua vũng nước đây thực chất là quá trình tạo ảnh qua gương phẳng. Bài 6: (7’) Trên hình vẽ 2.7 là một gương phẳng và hai điểm M,N. Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló. M Hình 2.7 N Đi qua điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N. M N M’ Hình 2.8 I Giải: Vì các tia sáng tới gương đều cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh của nó nên ta có cách vẽ như sau: a) Lấy điểm M’ đối xứng với M qua gương phẳng. b) Nối M’ với N cắt gương tại I, khi đó I là điểm tới . Tia MI chính là tia tới và tia IN là tia phản xạ cần vẽ. c) Hướng dẫn về nhà (2’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau: Xem lại kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Ngày soạn: 07/12/2011 Ngày dạy: 7 C - 10/12/2011 CHỦ ĐỀ 2: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Tiết 6: BÀI TẬP 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Củng cố được các kiến thức về: Định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. b) Kĩ năng - Làm được một số bài tập liên quan trong chủ đề. - Giải thích được một số hiện tượng liên quan trong chủ đề. c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo bảng phụ nội dung bài 7: HD HS làm. - Treo bảng phụ nội dung bài 8: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 9: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 10: Gợi ý cho HS. - Treo bảng phụ nội dung bài 11: HD HS làm. Bài 7. (7’) Một học sinh khẳng định rằng, đặc điểm của chùm tia phản xạ qua gương phẳng phụ thuộc vào chùm tia tới: Nếu chùm tia chiếu tới gương phẳng là chùm tia hội tụ hoặc phân kì thì chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ hoặc phân kì. Theo em điều khẳng định trên có đúng không? Nếu đúng hãy dùng hình vẽ để minh hoạ. Giải: Khẳng định như trên là đúng, xem hình vẽ 12.1 Hình a) Chùm tia tới là chùm hội tụ cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia hội tụ. Hình b) Chùm tia tới là chùm phân kì cho chùm tia phản xạ cũng là chùm tia phân kì. a) b) Hình: 12.1 Bài 8: Trong một số phòng học có đèn chiếu sáng. Khi bật đèn học sinh ngồi dưới thường bị chói khi nhìn vào một số vị trí nhất định trên bảng. Vì sao lại như vậy? hãy suy nghĩ một phương án để có thể khắc phục hiện tượng này. Giải: Ánh sáng từ những ngọn đèn chiếu lên mặt bảng tạo ra các chùm ánh sáng phản xạ từ bảng trở lại. Nếu ánh sáng phản xạ tại một số vị trí trên bảng chiếu vào mắt học sinh thì học sinh sẽ có cảm giác bị chói khi nhìn những dòng chữ ở những vị trí đó. Cách khắc phục: Treo những bóng đèn ở gần bảng hơn hoặc dùng máng chụp bóng đèn để tránh các tia phản xạ đi trực tiếp vào mắt học sinh. Bài 9: Tại sao khi chiếu một chùm sáng hẹp lên một tờ giấy thì hầu như không thấy có chùm tia phản xạ và ta lại có thể quan sát thấy rất rõ vệt sáng trên mặt giấy. Hãy giải thích vì sao lại như vậy? Giải: Khi chùm sáng hẹp chiếu lên một tờ giấy trắng, do hiện tượng tán xạ mà ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng, do đó hầu như không có chùm tia phản xạ và mắt sẽ nhìn rõ vệt sáng trên giấy. Bài 10: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: Một cái treo trước mặt người cắt tóc và một các treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi. Hai gương này có tác dụng gì? Hãy giải thích. Giải: Gương phía trước dùng để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước của mình trong gương. Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này được gương phía trước phản chiếu trở lại và người cắt tóc có thể quan sát được đồng thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trước mặt mình. Bài 11: Một người muốn mua một cái gương để có thể soi được toàn bộ cơ thể mình. Theo em chỉ cần mua một cái gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế nào? Giải: Đ K Đ’ M M’ H C I C’ Trên hình vẽ 12.2 là sơ đồ tạo ảnh của người qua gương. Qui ước: Đ là đầu, M là mắt và C là chân của học sinh. Các ảnh tương ứng trong gương là Đ’, M’ và C’. Quan sát hình vẽ ta thấy chỉ cần mua một cái gương có chiều cao bằng đoạn KH ta có thể quan sát được toàn bộ ảnh của mình trong gương. Gương phải treo thẳng đứng cách mặt đất một đoạn. bằng HI c) Hướng dẫn về nhà (2’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau: Xem lại kiến thức về: Gương cầu lồi - Gương cầu lõm. Ngày soạn: 14/12/2011 Ngày dạy: 7 C - 16/12/2011 CHỦ ĐỀ 3: GƯƠNG CẦU LỒI – GƯƠNG CẦU LÕM Tiết 7: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi. - Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. b) Kĩ năng - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương cầu, và ngược lại, theo cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng. c) Thái độ - Yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị a) Giáo viên - SBT, TLTK, giáo án. b) Học sinh - Ôn tập kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong bài) b) Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?: Thế nào là gương cầu lồi? ?: Nêu đặc điểm của ảnh một vật tạo bởi gương cầu lồi? ?: So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng với gương cầu lồi? ?: Thế nào là gương cầu lõm? ?: Nêu đặc điểm của ảnh một vật tạo bởi gương cầu lõm? ?: Nêu tác dụng gương cầu lõm? - Mở rộng cho học sinh: - Treo bảng phụ nội dung bài tập 1: 1. Gương cầu lồi. (9’) - Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật. - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gươn

File đính kèm:

  • doctiet 1 anh sang.doc
Giáo án liên quan