Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 13 đến tuần 18

I. Mục tiêu

- HS kể được tên một số môn học và một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó

- Họp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường

- Nêu được tránh nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó

- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức

- Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt

II. Chuẩn bị

- Các hình trong SGK

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6200 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 13 đến tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 4. NS: 16.11.2009 ND: 18.11.2009 Tiết 25 Một số hoạt động ở trường (Tiếp theo) I. Mục tiêu - HS kể được tên một số môn học và một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó - Họp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường - Nêu được tránh nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức - Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt II. Chuẩn bị - Các hình trong SGK III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS trả lời + Kể tên các môn học được học ở trường? + Bạn thích nhất môn học môn nào? Tại sao? + Hoạt động chủ yếu của hs ở trường là gì?. - Giáo viên nhận xét - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số hoạt động ở trường (tt) 2. Hoạt động 1: Quan sát tranh (10’) - GV cho HS quan sát hình 1 đến hình 6 SGK và thảo luận theo nhóm đôi - GV gọi vài nhóm trả lời trước lớp - NX bổ sung Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hs có thể tham gia vào các hoạt động như: vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình, thương binh liệt sĩ 3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (17’) - GV chia lớp 6 nhóm - GV phát mỗi nhóm 1 phiếu học tập - Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu học tập - Gọi đại diện nhóm báo cáo - NX bổ sung Kết luận: Các hoạt động nhà trường tổ chức cho các em thư giãn trí óc, rèn luyện sức khoẻ, cung cấp cho các em nhiều kiến thức phong phú hơn, tăng cường tinh thần đồng đội biết quan tâm giúp đỡ mọi người. 3 Học sinh trả lời - Học sinh hỏi đáp - Nhóm 1: Ảnh 1: Nhà trường tổ chức cho hs đồng diễn thể dục. Các bạn hs đang cùng nhau tập thể dục - Nhóm 2: Ảnh 2: Nhà trường tổ chức cho hs vui chơi đêm trung thu. Các bạn hs đang rước đèn ông sao - Nhóm 3: Aûnh 3: Nhà trường tổ chức cho hs tham gia văn nghệ. Các bạn đang đang múa, hát biển diễn văn nghệ cho các bạn trong toàn trường xem - Nhóm 4: Ảnh 4: Nhà trường tổ chức cho hs đi thăm viện bảo tàng. Các bạn hs đang nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về các hiện vật có trong viện bảo tàng - Nhóm 5: Aûnh 5: Nhà trường tổ chức cho hs đến thăm gia đình liệt sĩ. Các bạn đang cùng cô giáo tặng hoa cho bà mẹ liệt sĩ - Nhóm 6: Aûnh 6: Nhà trường tổ chức cho hs chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ. Các bạn hs đang lau chùi bát hương, quét dọn, tỉa cành cho mộ của các liệt sĩ - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm báo cáo - NX bổ sung Phiếu học tập STT Tên hoạt động Ích lợi của hoạt động Em phải làm gì để hoạt động đó có kết quả tốt IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS tìm hiểu và tham gia nhiều vào hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường - Chuẩn bị bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm - NX tiết học THỨ 5. NS: 16.11.2009 ND: 19.11.2009 Tiết 26 KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM I. Mục tiêu - HS biết nêu tên một số trò chơi dễ ngây nguy hiểm cho bản thân và người khác - Biết sử dụng giờ nghỉ ngơi trong thời gian ra chơi sau cho vui vẻ, an toàn - Có thái độ không đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trò chơi nguy hiểm II. Chuẩn bị - Hình vẽ trong SGK, phiếu BT III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên đặt câu hỏi gọi 2 Hs trả lời: + Kể tên một số hoạt động ở trường mà em đã tham gia?. + Các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức có ích gì? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Không chơi các trò chơi nguy hiểm 2. Hoạt động 1: Quan sát tranh (15’) - GV cho Hs quan sát tranh hình 50, 51 SGK và thảo luận theo câu hỏi 1/ Tranh vẽ gì? 2/ Nói tên trò chơi nguy hiểm? 3/ Điều gì xảy ra khi chơi các trò chơi nguy hiểm? 4/ Bạn sẽ khuyên các bạn như thế nào khi chơi các trò chơi nguy hiểm? + Kết luận: Khi ở trường các em nên chơi các trò hơi lành mạnh, nhẹ nhàng như nhảy dây, đọc truyện, các em không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo, đuổi bắt nhau, bắn sún cao su,... Có như vậy mới bảo vệ được mình và không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người xung quanh 3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (20’) - Chia lớp 6 nhóm + GV phân tích 1 số trò chơi ngây nguy hiểm: - Bắn súng cao su trúng vào đầu mắt bạn - Đá bóng trong giờ học gây mệt mỏi - Leo trèo có thể bị té ngã - Chơi bông dụ làm đinh đâm vào chân Kết luận: Để việc học tập đạt kết quả tốt, các em cũng cần thư giãn chơi các trò chơi lành mạnh, rèn luyện thân thể, tránh các trò chơi nguy hiểm. Có như thế các em mới bảo vệ được mình và tránh gây tai nạn cho bạn. 2 Học sinh trả lời - HS thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện trả lời câu hỏi - NX bổ sung + Giờ ra chơi + Chơi ô quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đánh vật nhau, chơi vụ + Các trò chơi gây nguy hiểm là: đánh vật nhau, con vụ… - 6 nhóm thảo luận đóng góp ý kiến về các trò chơi bạn đang chơi - Đại diện nhóm báo cáo - NX bổ sung IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS nên chơi các trò chơi có lợi cho sức khoẻ - Chuẩn bị bài: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống - NX tiết học THỨ 4. NS: 22.11.2009 ND: 25.11.2009 Tiết 27 Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, của tỉnh (thành phố ). - Cần có ý thức gắn bó yêu quê hương II. Chuẩn bị - Các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và 55, tranh ảnh về một số cơ quan của tỉnh. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - KT bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm - Nhận xét chung B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (15’) - Chia lớp 6 nhóm -Yêu cầu lớp chia thành các nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh) quan sát các hình minh họa trong SGK trang 52, 53 ,54 thảo luận theo gợi ý: + Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình ? * KL: Ở mỗi tỉnh (TP) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho nhân dân. 3. HĐ 2: Nói về tỉnh(TP) nơi bạn đang sống (10’) - Thảo luận nhóm 6 - Yêu cầu HS đưa tranh ảnh về một số cơ quan hành chính của tỉnh như cơ quan văn hóa , y tế , hành chính vv... đã sưu tầm được theo nhóm dán vào giấy Ao - Mời đại diện các nhóm trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được và lên giới thiệu trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt. - 2 HS kể tên một số trò chơi nguy hiểm - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình lên trình bày trước lớp - Lớp theo dõi và nhận xét - Các nhóm trình bày, xếp đặt các tranh ảnh sưu tầm được và cử đại diện lên giới thiệu trước lớp. - Lớp quan sát nhận xét và bình chọn. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS yêu quê hương đất nước mình - Chuẩn bị bài: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tt) - NX tiết học THỨ 5. NS: 22.11.2009 ND: 26.11.2009 Tiết 28 Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiết 2) I. Mục tiêu - HS biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh tỉnh (TP) nơi em đang sống. - Giáo dục HS có ý thức gắn bó yêu quê hương. II. Chuẩn bị - Giấy vẽ, bút chì, bút màu III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 Hs kể tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế , … đã học - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động : Vẽ tranh (25’) - GV chia lớp 6 nhóm - Gợi ý cho học sinh cách thể hiện những nét chính về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế. Khuyến khích học sinh tưởng tượng để vẽ. - Yêu cầu HS dán tất cả các tranh vẽ lên bảng - Mời 1 số HS mô tả tranh vẽ. - GV cùng với cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm vẽ đẹp, đầy đủ. - 2 HS trả lời - 6 nhóm, chon NT, TK - Thực hành vẽ tranh về các cơ quan của tỉnh như : cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, thể thao, giáo dục … - Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình và giới thiệu về tranh vẽ. - Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm vẽ đẹp, đầy đủ. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS yêu quê hương đất nước mình - Chuẩn bị bài: Các hoạt động thông tin liên lạc - NX tiết học THỨ 4. NS: 29.11.2009 ND: 2.12.2009 Tiết 29 Các hoạt động thông tin liên lạc I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Kể được tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh. - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống. II. Chuẩn bị - Một số bì thư , điện thoại đồ chơi, tranh ảnh SGK III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế. - Nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10’) - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý sau: + Bạn đã đến bưu điện chưa? Hãy kể về nhữnh hoạt động diễn ra của bưu điện ? + Nêu ích lợi của hoạt đông bưu điện. -Yêu cầu một số nhóm lên hỏi và trả lời trước lớp. *GV kết luận: Bưu điện giúp chúng ta chuyển tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước, giữa trong nước với nước ngoài . 3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (14’) - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu thảo luận theo gợi ý : + Nêu nhiệm vụ và ích lợi của của hoạt động phát thanh, truyền hình ? - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét *Kết luận: Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở phát tin tức trong và ngoài nước, giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế, ... . 4. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi " Chuyển thư” 5’ - Nêu cách chơi và luật chơi (như SGV) - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chính thức - 2HS trả lời câu hỏi - Lớp theo dõi - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận theo gợi ý - Lần lượt từng nhóm lên trình bày trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. - Tiến hành thảo luận, trao đổi theo nhóm. - Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm trả lời đầy đủ nhất. - HS tham gia chơi như hướng dẫn IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS tìm hiểu về thông tin liên lạc - Chuẩn bị bài: Hoạt động nông nghiệp - NX tiết học THỨ 5. NS: 29.11.2009 ND: 3.12.2009 Tiết 30 Hoạt động nông nghiệp I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: - Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp diễn ra ở tỉnh nơi các em đang sống - Nêu ích lợi của các hoạt động nông nghiệp trong đời sống II. Chuẩn bị - Các hình trang 58 , 59 ; tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp. III. Hoạt đông dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể tên các cơ sở thông tin liên lạc mà em biết. - Nêu nhiệm vụ của các cơ sở thông tin liên lạc. - Nhận xét chung A. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm (15’) - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. - Yêu cầu các nhóm quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý: + Kể tên các hoạt động được giói thiệu trong các tranh ? + Các hoạt động đó mamg lại lợi ích gì ? - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. * KL: Các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ... được gọi là hoạt động nông nghiệp. 3. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi (15’) - Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi theo gợi ý: + Hãy kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở ? - Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp . KL: Các hoạt động nêu trên là hoạt động nông nghiệp *GDMT: Các hoạt động nông nghiệp mang lại lợi ích cho con người, nếu ta thực hiện sai quy trình như bón nhiều phân hoá học, phun nhiều thuốc trừ sâu sẽ gây tác hại ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người - 2 em trả lời câu hỏi. - Lớp theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn. - Lớp theo dõi. - Ngồi theo nhóm. - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận câu hỏi gợi ý - Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. VD: trồng ngô , khoai , sắn , chè , chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá, trồng lúa, …. - Tiến hành thảo luận theo từng cặp trao đổi và nói cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi mình đang ở - Lần lượt một số cặp lên trình bày trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. VD: Trồng lúa, nuôi lợn, gà, vịt, cá, trâu,… IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS tìm hiểu nông nghiệp địa phương mình - Chuẩn bị bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại - NX tiết học THỨ 4. NS: 6.12.2009 ND: 9.12.2009 Tiết 31 Hoạt động công nghiệp, thương mại I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: - Kể được tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại diễn ra ở tỉnh nơi các em đang sống - Nêu được các hoạt động công nghiệp, thương mại và ích lợi của nó II. Chuẩn bị - Các hình SGK - Tranh ảnh sưu tầm được III. Hoạt đông dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS kể tên các hoạt động nông nghiệp nơi em đang sống - Nhận xét chung A. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm đôi (7’) - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi kể nhau nghe về các hoạt động công nghiệp nơi em đang sống KL: Hoạt động công nghiệp như khai thác than, luyện thép, lắp ráp ô tô, xe máy, may xuất khẩu, khai thác dầu khí,…. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10’) - GV chia lớp 6 nhóm KL: Khai thác than, dầu khí, dệt may mang lại lợi ích lớn cho đất nước 4. Hoạt động 3. Làm việc nhóm đôi (10’) - GV chia lớp 6 nhóm - Yêu cầy các nhóm kể tên một số chợ, cửa hàng, siêu thị,… KL: Các hoạt động mua bán gọi là hoạt động thương mại. 5. Hoạt động 4. Trò chơi bán hàng (5’) + Giúp HS làm quen với mua bán - GV đặt một tình huống cho vài HS đóng vai Người bán, 1 số người mua - Vài nhóm đóng vai, nhóm khác nhận xét *GDMT: Các hoạt động công nghiệp, thương mại mang lại lợi ích cho con người, nếu ta thực hiện sai quy trình như không xử lý nước thải sẽ gây tác hại ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người - 2 em trả lời câu hỏi. - Lớp theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn. - HS thảo luận trao đổi - Vài Hs nêu miệng - NX bổ sung - Các nhóm quan sát hình 1,2,3 SGK thảo luận và nêu ích lợi - Đại diện nhóm báo cáo - NX bổ sung - Các nhóm thảo luận - Nhóm báo cáo - NX bổ sung + chợ Hưng Điền B, chợ Tân Hưng,…. - HS chơi trò chơi IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS tìm hiểu công nghiệp, thương mại địa phương mình - Chuẩn bị bài: Làng quê và đô thị - NX tiết học THỨ 5. NS: 6.12.2009 ND: 10.12.2009 Tiết 32 Làng quê và đô thị I. Mục tiêu + Sau bài học, học sinh biết: - Có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. - Biết liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương. - Thực hiện tốt các hoạt động II. Chuẩn bị - Tranh minh họa các hình trang 62, 63 SGK. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS kể tên các hoạt động công nghiệp, thương mại ở địa phương - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (15’) *Mục tiêu:Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị. - Cho học sinh hoạt động theo nhóm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả vào phiếu học tập - Gọi đại diện nhóm báo cáo + Giáo viên kết luận: Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề chài lưới, trồng trọt, thủ công,….; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,…..; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. + Ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,….; nhà ở tập trung san sát; đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (8’) *Mục tiêu: Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. - Giáo viên chia lớp 6 nhóm, mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. - Căn cứ vào kết quả thảo luận, giáo viên giới thiệu cho các em biết về sinh hoạt của đô thị, làng quê + Giáo viên kết luận: Ở làng quê người ta thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,…. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,…… 4. Hoạt động 3: Vẽ tranh *Mục tiêu : Khắc sâu thêm về làng quê và đô thị - Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về làng quê nơi em đang ở - Yêu cầu mỗi học sinh vẽ một tranh, nếu chưa xong có thể về nhà vẽ tiếp , kì sau nộp. *GDMT: Học sinh biết được môi trường sống giữa làng quê và đô thị từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. - 2 HS nêu - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm,các nhóm khác bổ sung. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Từng nhóm thảo luận. - Một số nhóm trình bày kết quả. - Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi đang sống. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh thực hành vẽ. IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS luôn yêu quê hương đất nước - Chuẩn bị bài: An toàn khi đi xe đạp - NX tiết học THỨ 4. NS: 13.12.2009 ND: 16.12.2009 Tiết 33 An toàn khi đi xe đạp I. Mục tiêu + Sau bài học, HS biết: - Bước đầu nêu được một số quy định đối với người đi xe đạp. - Rèn luyện kĩ năng tốt khi đi xe đạp II. Chuẩn bị - Hình ảnh trong SGK . - Tranh ảnh, áp phích về an toàn giao thông. III. các hoạt dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên gọi 2 HS nêu nghề nghiệp mà người làng quê và đô thị làm? - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm (15’) *Mục tiêu:Thông qua quan sát tranh học sinh biết được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông - Giáo viên chia lớp 6 nhóm và hướng dẫn các nhóm quan sát hình ở trang 64, 65 SGK; Yêu cầu chỉ và nói người nào đi đúng và người nào đi sai. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. Một nhóm chỉ nhận xét một hình +KL: Đi bên lề phải, không chở 3, đi ngược chiều 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (14’) *Mục tiêu : Học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp - Giáo viên chia lớp 6 nhóm. Thảo luận câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông + Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. 4.Hoạt động 3:Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (5’) *Mục tiêu : Qua trò chơi nhắc học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông - Giáo viên hướng dẫn trò chơi và luật - 2 Hs trả lời - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Học sinh thảo luận theo nhóm. + Thảo luận: Học sinh hãy quan sát và nói người nào đi đúng , người nào đi sai ? - Đại diện nhóm trả lời - NX bổ sung - Nhóm thảo luận câu hỏi: + Đi như thế nào cho đúng luật giao thông - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung - Học sinh chơi - Học sinh chọn nhóm trưởng, Học sinh cả lớp đứng tại chổ vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ tay trái dưới tay phải. + Trưởng nhóm hô : đèn xanh, lớp vòng tròn 2 tay. + Đèn đỏ : cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. Ai sai sẽ hát một bài hát IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS chấp hành tốt luật giao thông - Chuẩn bị bài: Ôn tập HKI - NX tiết học THỨ 5. NS: 13.12.2009 ND: 17.12.2009 Tiết 34 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu - Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. - Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên - Nêu được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc - Vẽ được sơ đồ giới thiệu về các thành viên trong gia đình II. Chuẩn bị - Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó - Hình ghi tên các cơ quan đã học III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS trả lời: Đi xe như thế nào cho đúng luật giao thông? - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh ? Ai đúng? *Mục tiêu :Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể - Giáo viên chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, và các thẻ ghi tên chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó . - Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và cho các em tham gia trò chơi theo nhóm bằng cách gắn các thẻ vào tranh - Giáo viên chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho nhóm gắn sai. - 2 HS trả lời - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài - Học sinh quan sát tranh - HS thi nhau gắn thẻ vào tranh - NX bổ sung - HS chơi nhiều lần IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHS siêng năng học bài - Chuẩn bị bài: Ôn tập HKI (tiết 2) - NX tiết học THỨ 4. NS: 20.12.2009 ND: 23.12.2009 Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2) I. Mục tiêu - Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. - Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên - Nêu được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc - Vẽ được sơ đồ giới thiệu về các thành viên trong gia đình II. Chuẩn bị - Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó - Hình ghi tên các cơ quan đã học III. Các hoạt động dạy và học A. kiểm tra bài cũ - GV gọi 1 Hs nêu lại tên các cơ quan đã học - NX chung B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1 : Quan sát hình theo nhóm (15’) *Mục tiêu: Học sinh kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. - Chia 6 nhóm và thảo luận - Quan sát hình theo nhóm : Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc c

File đính kèm:

  • docTUAN 13-18 h.doc
Giáo án liên quan